Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Thực hiện pháp luật

1.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.

Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật

Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật

1. Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

- Tuân theo pháp luật (tuân thủ pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những điều mà pháp luật cấm.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 19: Thực hiện pháp luật

- Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động mà pháp luật buộc phải làm.

- Sử dụng pháp luật (vận dụng pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật cho phép.

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật

Câu 1. Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Ban hành pháp luật.

B. Thực hiện pháp luật.

C. Xây dựng pháp luật.

D. Phổ biến pháp luật.

Đáp án đúng là: B

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

Câu 2. Nội dung nào không phải là hình thức thực hiện pháp luật?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Phổ biến pháp luật.

Đáp án đúng là: D

Thực hiện pháp luật là quá trình thường xuyên trong cuộc sống, với sự tham gia của cá nhân, tổ chức và Nhà nước bao gồm bốn hình thức: Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.

Câu 3. Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án đúng là: B

Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

Câu 4. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án đúng là: D

Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật có chủ thể thực hiện là cá nhân, tổ chức. Chủ thể thực hiện của áp dụng pháp luật là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.

Câu 5. Hàng năm, anh A luôn chủ động đến cơ quan thuế để kê khai và nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, anh A đã

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Đáp án đúng là: D

Anh A đã chủ động làm việc cần phải làm theo quy định của pháp luật. Vậy anh A đã thi hành pháp luật.

Câu 6. Chị T sau khi tốt nghiệp đại học liền về quê, đăng kí thành lập cơ sở kinh doanh để phát triển nghề truyền thống mây tre đan của gia đình, tổ chức việc kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Chị T đã

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Đáp án đúng là: B

Chị B sử dụng quyền của mình, làm điều pháp luật cho phép - tự do lựa chọn hình thức kinh doanh - chị đang sử dụng pháp luật.

Câu 7. K sau khi tốt nghiệp THPT đã theo bạn bè rủ rê tham gia vào tệ nạn xã hội. Một lần, khi đang thực hiện vận chuyển, buôn bán ma túy thì bị bắt. K đã không

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Đáp án đúng là: A

Y vận chuyển, buôn bán ma túy là làm điều mà pháp luật cấm. Như vậy, Y đã không tuân thủ pháp luật.

Câu 8. Phát hiện M đi xe lấn làn, vượt đèn đỏ và chạy quá tốc độ, đồng chí công an giao thông đã yêu cầu M dừng xe và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, đồng chí cảnh sát giao thông đã

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Đáp án đúng là: C

Đồng chí cảnh sát giao thông là công chức nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào Luật An toàn giao thông đường bộ để ra quyết định xử phạt nhằm chấm dứt việc vi phạm pháp luật của X - đồng chí đã áp dụng pháp luật.

Câu 9. Anh N không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên Chủ tịch Ủy ban dân xã đã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của Chủ tịch ủy ban xã là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Tuyên truyền  pháp luật.

D. Thực hiện quy chế.

Đáp án đúng là: B

Việc làm của Chủ tịch ủy ban xã là biểu hiện của hình thức áp dụng pháp luật, vận dụng pháp luật để xử lí hành vi vi phạm.

Câu 10. Chị Q sử dụng hành lang của khu chung cư để bán hàng ăn sáng là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp đụng pháp luật.

Đáp án đúng là: C

Chị Q sử dụng hành lang của khu chung cư để bán hàng ăn sáng là không thực hiện pháp luật theo hình thức tuân thủ pháp luật.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Đánh giá

0

0 đánh giá