Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 22 (Chân trời sáng tạo): Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

2.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.

Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

1. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013

- Quyền con người là những quyền tự nhiên vốn có của con người và không thể bị tước bỏ bởi bất cứ cá nhân, tổ chức nào.

- Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền Công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, được tôn trọng, được bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của Công dân như sau:

+ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời Sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội (Điều 16);

+ Quyền sống (Điều 19);

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

+ Quyền có nơi ở hợp pháp...;

+ Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44);

+ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự (Điều 45).

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

2. Thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi

- Công dân cần thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi.

3. Phê phán những hành vi vi phạm Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

- Cần có thái độ phê phán những hành vi vi phạm Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Câu 1. Nội dung nào sau đây nói về khái niệm quyền con người?

A. Là yếu tố quan trọng trong mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội và quyền con người.

B. Là một trong những nội dung cơ bản nhất trong mọi Hiến pháp.

C. Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của một nhà nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Chính thể là mô hình tổ chức tổng thể của bộ máy quyền lực nhà nước, thể hiện cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, xác lập các mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương; giữa trung ương với địa phương và giữa Nhà nước với xã hội và nhân dân.

Câu 2. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được chia thành mấy nhóm quyền chính?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: B

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được chia thành ba nhóm quyền: Các quyền về chính trị, dân sự; Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội; Nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học tập của công dân?

A. Được đến trường và có quyền học tập tại tất cả các loại hình trường lớp.

B. Được phổ cập giáo dục đến cấp trung học cơ sở, tiến tới phổ cập cấp trung học phổ thông.

C. Được nhà nước hỗ trợ về học phí và về cơ sở vật chất.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

 Thực hiện quyền học tập được thể hiện qua các nội dung sau:

+ Được đến trường và có quyền học tập tại tất cả các loại hình trường lớp (trường công, trường tư...)

+ Được phổ cập giáo dục đến cấp trung học cơ sở, tiến tới phổ cập cấp trung học phổ thông.

+ Được nhà nước hỗ trợ về học phí và về cơ sở vật chất.

Câu 4. Pháp luật quy định như thế nào về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

B. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự.

C. Không ai bị phân biệt đối xử trong kinh tế, văn hoá, xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như sau: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

Câu 5. Hành vi nào dưới đây công dân nên làm để góp phần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013?

A. Tham gia góp ý kiến xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, pháp luật.

B. Tham gia bàn bạc, quyết định chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.

C. Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của các cơ quan quản lí nhà nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Công dân nên làm những việc sau để góp phần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013:

- Tham gia góp ý kiến xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, pháp luật;

- Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của các cơ quan quản lí nhà nước;

- Tham gia bàn bạc, quyết định chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.

Câu 6. Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận bảo đảm theo

A. Hiến pháp và pháp luật.

B. Hiến pháp.

C. Pháp luật.

D. Quốc hội.

Đáp án đúng là: A

Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, được tôn trọng, được bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về khái niệm “quyền cơ bản của công dân”?

A. Những quyền của công dân được nhà nước bảo vệ.

B. Là những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng.

C. Những quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.

D. Những việc mà công dân phải thực hiện theo quy định trong Hiến pháp.

Đáp án đúng là: D

Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật.

Câu 8. Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?

A. Bảo vệ và bảo đảm.

B. Bảo vệ và duy trì.

C. Duy trì và phát triển.

D. Duy trì và bảo đảm.

Đáp án đúng là: A

Đối với công dân, nhà nước có vai trò là bảo vệ và bảo đảm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Câu 9. Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

B. Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người kháC.

C. Trẻ em dưới 16 tuổi không phải thực hiện nghĩa vụ công dân.

D. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Đáp án đúng là: C

Ai cũng phải thực hiện nghĩa vụ công dân. Nghĩa vụ cơ bản của công dân là những việc mà Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Câu 10. Công dân bình đẳng trước pháp luật là?

A. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tuỳ theo địa bàn sinh sống.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

D. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

Đáp án đúng là: A

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 24: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước

Đánh giá

0

0 đánh giá