Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Thực hiện pháp luật

6.3 K

Lời giải bài tập Giáo dục pháp luật lớp 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Pháp luật 10 Bài 19 từ đó học tốt môn KTPL 10.

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật

Mở đầu

Mở đầu trang 129 KTPL 10: Theo em, việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa như thế nào trong đời sống hằng ngày?

Lời giải chi tiết:

Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Vì pháp luật không chỉ là công cụ để nhà nước quản lý xã hội; phương tiện để công dân thưc hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa mình, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp những giá trị mới.

Khám phá 

1. Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật

Câu hỏi trang 129, 130 KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

 Pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật | Chân trời sáng tạo (ảnh 2) 

- Chi tiết nào trong 2 trường hợp trên thể hiện ý thức thực hiện pháp luật của các chủ thể?

- Theo em, thực hiện pháp luật là gì? Em hãy nêu những biểu hiện của việc thực hiện pháp luật.

Phương pháp giải:

- Đọc trường hợp và xác định các chi tiết thể hiện ý thức thực hiện pháp luật của gia đình bà A, đội quản lí trật tự đô thị.

- Tìm hiểu và nêu khái niệm thực hiện pháp luật.

- Căn cứ vào khái niệm thực hiện pháp luật, nêu biểu hiện của việc thực hiện pháp luật.

Trả lời:

- Trường hợp 1: Gia đình bà A thực hiện phân loại rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định, không lấn chiếm lề đường làm nơi để rác sinh hoạt.

Trường hợp 2: Đội quản lí trật tự đô thị đã yêu cầu giải tán, lập biên bản xử phạt, thu giữ phương tiện đối với hành vi tụ tập buôn bán, lập chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường. cản trở giao thông.

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

- Biểu hiện của việc thực hiện pháp luật:

+ Giữ gìn, thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, không hút thuốc lá, không gây mất trật tự, làm mất vệ sinh, vứt rác bừa bãi,..

+ Đảm bảo đúng nội quy khi đến thăm quan, học tập, vui chơi ở những nơi như bảo tàng, thư viện, công viên,…

+ Bảo vệ môi trường, bảo vệ của công.

+ Thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông.

Câu hỏi trang 130 KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật | Chân trời sáng tạo (ảnh 3) 

- Theo em, đâu là hành vi hợp pháp của chủ thể trong các trường hợp trên?

- Học sinh có cần thực hiện pháp luật hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Căn cứ vào khái niệm thực hiện pháp luật, xác định đâu là hành vi hợp pháp của các chủ thể trong từng trường hợp.

- Liên hệ bản thân kết hợp với kiến thức đã học, trả lời học sinh có cần thực hiện pháp luật hay không. Giải thích lí do vì sao lại đưa ra câu trả lời như vậy.

Trả lời:

Trường hợp 1: Hành vi của anh A là hành vi hợp pháp khi anh A đã tự giác đội mũ bảo hiểm khi tham gia điều khiển xe máy.

Trường hợp 2: Hành vi của ông D là hành vi hợp pháp khi ông D đến văn phòng Công chứng để lập di chúc.

Trường hợp 3: : Hành vi của cơ quan thuế là hành vi hợp pháp khi cơ quan thuế đã ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi chốn thuế.

Trường hợp 4: : Hành vi của anh A là hành vi hợp pháp khi anh A không vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua bán tiền giả.

- Học sinh cần phải thực hiện pháp luật vì mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ thực hiện pháp luật. Hơn nữa, sống tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố giúp học sinh tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích cho mọi người, cho xã hội và được mọi người yêu quí, kính trọng. Học sinh cần rèn luyện nếp sống có kỉ luật và tuân theo pháp luật để có thể hòa nhập với xã hội, khiến mọi người yêu quý và tôn trọng, làm xã hội tốt đẹp hơn.

2. Công dân và việc thực hiện pháp luật

Câu hỏi trang 130, 131 KTPL 10: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi. Pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật | Chân trời sáng tạo (ảnh 4)

- H đã thực hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân Việt Nam? Trong câu chuyện trên, H đã sử dụng quyền đố như thế nào?

- Xung quanh em có trường hợp nào đã sử dụng tốt quyền công dân? Hãy chia sẻ cùng các bạn và thầy cô.

 

- Em đồng ý với cách ứng xử của T hay V? Tại sao?

- Theo em, giao nộp tài sản nhặt được có phải là tuân thủ pháp luật không?

Phương pháp giải:

- Đọc tình huống 1, xác định quyền và nghĩa vụ gì của công dân Việt Nam mà H đã thực hiện.

- Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của H trong tình huống, nêu H đã sử dụng quyền đó như thế nào?

- Liên hệ bản thân, nêu và chia sẻ 1 trường hợp đã sử dụng tốt quyền công dân.

- Đọc tình huống 2, đưa ra quan điểm đồng tình với cách ứng xử của T hay H. Giải thích lí do tại sao lại đưa ra quan điểm như vậy.

- Dựa vào khái niệm tuân thủ pháp luật, trả lời giao nộp tài sản nhặt được có phải là tuân thủ pháp luật không.

Trả lời:

*Tình huống 1:

- H đã thực hiện quyền được phát triển của công dân Việt Nam. Mọi công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

H đã sử dụng quyền đó bằng cách nghe lời bố mẹ học tập tập để có kết quả học tập tốt, đồng thời tham gia kì thi vẽ tranh Vì một Việt Nam xanh tươi để thỏa mãn đam mê hội họa của mình. Nhờ năng lực và quyết tâm, H đã được giải Nhất kì thi đó.

 - Trường hợp sử dụng tốt quyền công dân:

+ Trong cuộc họp Tổ dân phố X họp bàn về việc giữ gìn vệ sinh khu phố, bà H với tư cách là một người dân của khu phố đã đứng lên đưa ra các giải pháp giữ gìn vệ sinh khu phố và tranh luận về trách nhiệm của người dân trong khu phố. Bà H đã sử dụng tốt quyền tự do ngôn luận của mình.

*Tình huống 2:

- Em đồng ý với cách ứng xử của T vì khi nhặt được của rơi của người khác cần phải đem đến cơ quan công an để tìm chủ sở hữu, chứ không được chiếm làm của riêng, đó là hành vi vi phạm pháp luật.

- Theo em, giao nộp tài sản nhặt được là hành vi tuân thủ pháp luật.

Luyện tập 

Luyện tập 1 trang 132 KTPL 10: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

Pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật | Chân trời sáng tạo (ảnh 5)

Phương pháp giải:

- Đưa ra quan điểm đồng ý hay không đồng ý với từng nhận định. Giải thích lí do vì sao lại đưa ra quan điểm như vậy.

Trả lời:

a – Em không đồng ý với ý kiến trên vì mọi cá nhân, tổ chức đều được thực hiện pháp luật dưới hình thức tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật,…

b – Em đồng ý với ý kiến này vì người cha hoặc mẹ đang tiến hành các hoạt động mà pháp luật buộc phải làm đó là cấp dưỡng cho con sau li hôn.

c – Em đồng ý với ý kiến này vì các chủ thể pháp luật trong trường hợp này kiềm chế không thực hiện những điều mà pháp luật cấm. Pháp luật nước ta cấm kết hôn giữa những người chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

d – Em đồng ý với ý kiến này vì chủ thể pháp luật trong trường hợp này tiến hành những hoạt động mà pháp luật cho phép đó là công dân khi đủ tuổi theo quy định của pháp luật thì được đi bầu cử.

Luyện tập 2 trang 132 KTPL 10: Em hãy cho biết các hành vi sau ứng với những hình thức thực hiện pháp luật nào.

Pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật | Chân trời sáng tạo (ảnh 6)

Phương pháp giải:

- Đọc và xác định các hình vi ứng với hình thức thực hiện pháp luật nào:

+ Tuân thủ pháp luật

+ Sử dụng pháp luật

+ Thi hành pháp luật

+ Áp dụng pháp luật

Trả lời:

a – Tuân thủ pháp luật

b – Sử dụng pháp luật

c - Thi hành pháp luật

d – Sử dụng pháp luật

đ – Thi hành pháp luật

e – Áp dụng pháp luật

g – Sử dụng pháp luật

h – Tuân theo pháp luật

Luyện tập 3 trang 132, 133 KTPL 10: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu.

 Pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật | Chân trời sáng tạo (ảnh 7) 

Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về trách nhiệm tham gia nghĩa vụ quân sự.

Phương pháp giải:

- Đọc tình huống, kết hợp với hiểu biểu cá nhân nêu trách nhiệm tham gia nghĩa vụ quân sự của công dân.

Trả lời:

Công dân có bổn phận tham gia nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp … Nhằm góp phần xây dựng an ninh quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những công dân đến tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự cần thực hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc. Mỗi gia đình cần động viên, khuyến khích con em mình tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi như pháp luật quy định.

Luyện tập 4 trang 133 KTPL 10: Em hãy đóng vai và xử lí tình huống sau:

Pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật | Chân trời sáng tạo (ảnh 8)

Phương pháp giải:

Đóng vai thành H và M để giải quyết tình huống.

Trả lời:

H nên khuyên bạn M không nên sử dụng chất kích thích vì không những nó có hại cho sức khỏe mà nó còn ảnh hưởng đến việc học tập của mình. Nếu M không nghe, H nên báo cáo với giáo viên chủ nhiệm để có những biện pháp can ngăn phù hợp.

Vận dụng 

Vận dụng 1 trang 133 KTPL 10: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) để nhắc nhở bản thân nghiêm túc tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông.

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân, viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) để nhắc nhở bản thân nghiêm túc tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông.

Trả lời:

Là một người tham gia giao thông tôi nhận thấy rằng chúng ta cần phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho đất nước. Chúng ta cần nêu cao ý thức chấp hành luật giao thông, tích cực tham gia xây dựng văn hóa giao thông không chỉ bằng những lời nói mà cả bằng hành động cụ thể, thiết thực để góp phần làm giảm thiểu những thiệt hại do tai nạn giao thông gây nên. Sau đây là một số nội dung cơ bản mà mỗi chúng ta đã, đang và cần phải tiếp tục thực hiện:

– Trước khi tham gia giao thông phải kiểm tra mức độ an toàn của phương tiện

– Phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ theo quy định khi tham gia giao thông

– Phải đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng. Nói không với mũ bảo hiểm kém chất lượng.

– Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường,… theo quy định, luôn luôn có thái độ chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.

– Đảm bảo đúng tốc độ. Nêu cao ý thức nhường đường, rẽ trái, rẽ phải… đúng quy định. Rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường.

- Phải biết giúp đỡ người bị tai nạn giao thông.

– Bảo vệ người thân, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp khỏi tai nạn giao thông bằng cách thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra, phê bình, kiểm điểm việc chấp hành luật giao thông.

– Bảo dưỡng định kỳ các phương tiện cẩn thận.

– Rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông và thực hiện tốt quy ước “Bốn không, Ba có” mà Ủy Ban An toàn Giao thông quốc gia đã kêu gọi toàn dân thực hiện khi tham gia giao thông.

Với thông điệp “An toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà”, tất cả chúng ta hãy nhận thức sâu sắc về vấn đề An toàn giao thông và bằng việc làm của mình trong việc chấp hành luật giao thông, xây dựng văn hóa giao thông. Mỗi lời nói gắn với việc làm của mỗi người, tuy rất nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta hãy luôn luôn cố gắng để hoàn thành tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trên “Mặt trận giao thông”, để đem lại hạnh phúc cho mình, cho mọi người, mọi nhà và cho toàn xã hội.

Vận dụng 2 trang 133 KTPL 10: Em hãy đánh giá hành vi thực hiện pháp luật của bản thân trong thời gian vừa qua và đề ra ít nhất 03 điều cần phát huy, 03 điều cần thay đổi.

Phương pháp giải:

- Liên hệ bản thân, xác định các hành vi thực hiện pháp luật của bản thân trong thời gian vừa qua.

- Đánh giá đã thực hiện tốt các hành vi đó hay chưa.

- Căn cứ vào việc thực hiện pháp luật của bản thân trong thời gian vừa qua, nêu 03 điều cần phát huy, 03 điều cần thay đổi.

Trả lời:

- Trong thời gian qua bản thân đã rất nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi, làm tròn quyền và nghĩa vụ của công dân đối với việc thực hiện pháp luật.

- 03 điều cần phát huy

+ Ý thức tuân thủ pháp luật trong cuộc sống

+ Thực hiện tốt các quyền của công dân

+ Tích cực tham gia các cuộc thi liên quan đến pháp luật

- 03 điều cần thay đổi

+ Cần chú trọng tìm hiểu thêm kiến thức về pháp luật

+ Dám tố giác những hành vi vi phạm pháp luật

+ Tích cực tuyên truyền, vận động người thân thực hiện đúng pháp luật.

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật

1. Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

- Tuân theo pháp luật (tuân thủ pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những điều mà pháp luật cấm.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 19: Thực hiện pháp luật

- Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động mà pháp luật buộc phải làm.

- Sử dụng pháp luật (vận dụng pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật cho phép.

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

Đánh giá

0

0 đánh giá