Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 8: Văn minh Ân Độ cổ - trung đại sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 8: Văn minh Ân Độ cổ - trung đại. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 8: Văn minh Ân Độ cổ - trung đại
Phần 1. Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 8: Văn minh Ân Độ cổ - trung đại
Câu 1. Chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ là
A. chữ Hin-đi.
B. chữ Nôm.
C. chữ Bra-mi.
D. chữ La-tinh.
Đáp án đúng là: A
Chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ là chữ Hin-đi. (SGK - Trang 46)
Câu 2. Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời kì cổ đại là
A. Sa-ki-a Mu-ni và Vê-đa.
B. Tai-giơ Ma-han và La Ki-la.
C. Ra-ma-y-a-na và Kha-giu-ra-hô.
D. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
Đáp án đúng là: D
Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời kì cổ đại là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na. Ma-ha-bha-ra-ta là bộ sử thi lớn nhất, được coi là “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội, tư tưởng, tôn giáo của Ấn Độ cổ đại. Ra-ma-y-a-na nói về mối tình đẹp nhưng đầy trắc trở giữa hoàng từ Ra-ma với nàng Xi-ta trong cuộc chiến bảo vệ cái thiện, diệt trừ cái ác. (SGK - Trang 47)
Câu 3. Những tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Ấn Độ?
A. Đạo giáo và Hồi giáo.
B. Hồi giáo và Ki-tô giáo.
C. Phật giáo và Hin-đu giáo.
D. Nho giáo và Phật giáo.
Đáp án đúng là: C
Phật giáo và Hin-đu giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ. (SGK - Trang 47)
Câu 4. Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là
A. Bà La Môn giáo.
B. Hin-đu giáo.
C. Phật giáo.
D. Hồi giáo.
Đáp án đúng là: A
Bà La Môn giáo là tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ. (SGK - Trang 47)
Câu 5. Người sáng lập đạo Phật là
A. Bra-ma.
B. A-sô-ca.
C. Bim-bi-sa-ra.
D. Xít-đác-ta Gô-ta-ma.
Đáp án đúng là: D
Đạo Phật xuất hiện vào thế kỉ VI TCN, theo truyền thuyết do Xít-đác-ta Gô-ta-ma sáng lập. (SGK - Trang 48)
Câu 6. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại gắn liền với những dòng sông nào?
A. Sông Ấn và sông Hằng.
B. Sông Nin và sông Ấn.
C. Hoàng Hà và Trường Giang.
D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phơ-rát.
Đáp án đúng là: A
Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại gắn liền với sông Ấn và sông Hằng. (SGK - Trang 44)
Câu 7. Dân cư chủ yếu ở phía Nam Ấn Độ thời kì cổ đại là
A. người Ha-ráp-pa.
B. người A-ri-a.
C. người Hung Nô.
D. người Đra-vi-đi-an.
Đáp án đúng là: D
Dân cư chủ yếu ở phía Nam Ấn Độ thời kì cổ đại là tộc người Đra-vi-đi-an. (SGK - Trang 45)
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại?
A. Thể chế nhà nước dân chủ chủ nô.
B. Nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa.
C. Nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông.
D. Dân cư đa dạng về chủng tộc và tộc người.
Đáp án đúng là: A
Thể chế nhà nước dân chủ chủ nô không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại. Thể chế nhà nước ở Ấn Độ thời cổ - trung đại là nhà nước quân chủ chuyên chế.
Câu 9. Chế độ phong kiến Ấn Độ phát triển thịnh đạt dưới thời vương triều nào?
A. Vương triều A-ri-a.
B. Vương triều Ha-ráp-pa.
C. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
D. Vương triều Hồi giáo Mô-gôn.
Đáp án đúng là: D
Từ thế kỉ IV, chế độ phong kiến được xác lập ở Ấn Độ và phát triển thịnh đạt ở giai đoạn vương triều Hồi giáo Mô-gôn. (SGK - Trang 46)
Câu 10. Loại văn tự nào sau đây là chữ viết của người Ấn Độ trong thời kì cổ - trung đại?
A. Chữ Hán.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ La-tinh.
D. Chữ Phạn.
Đáp án đúng là: D
Chữ Phạn là chữ viết của người Ấn Độ trong thời kì cổ - trung đại. (SGK - Trang 46)
Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về Hin-đu giáo?
A. Chỉ thờ thần Si-va và thần Vis-nu.
B. Chỉ thờ ba thần Bra-ma, Si-va và Vis-nu.
C. Chủ yếu thờ ba thần Bra-ma, Vis-nu và Si-va.
D. Chỉ thờ bốn thần Bra-ma, Si-va, Vis-nu và Inđra.
Đáp án đúng là: C
Hin-đu giáo tôn thờ ba thần chủ yếu Bra-ma (thần Sáng tạo), Vis-nu (thần Bảo vệ) và Si-va (thần Hủy diệt). (SGK - Trang 47)
Câu 12. Hin-đu giáo được hình thành trên cơ sở của tôn giáo nào?
A. Cô Đốc giáo.
B. Hồi giáo.
C. Phật giáo.
D. Bà La Môn giáo.
Đáp án đúng là: D
Hin-đu giáo ra đời trên cơ sở Bà La Môn giáo. (SGK - Trang 47)
Câu 13. Kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ thời cổ - trung đại chủ yếu chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?
A. Tôn giáo.
B. Văn học.
C. Khoa học.
D. Triết học.
Đáp án đúng là: A
Kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ thời cổ - trung đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo. Kiến trúc Phật giáo với đặc trưng là tháp, chùa, trụ đá; kiến trúc Hin-đu giáo gồm đền tháp,... (SGK - Trang 49)
Câu 14. Đóng góp quan trọng nhất của người Ấn Độ cổ đại trong lĩnh vực toán học là việc phát minh ra
A. số pi.
B. số 0.
C. phép cộng.
D. phép chia.
Đáp án đúng là: B
Đóng góp quan trọng nhất của người Ấn Độ cổ đại trong lĩnh vực toán học là việc phát minh ra số 0. (SGK - Trang 50)
Câu 15. Những thành tựu văn minh Ấn Độ cổ - trung đại có ý nghĩa như thế nào đối với văn minh nhân loại?
A. Góp phần làm phong phú kho tàng văn minh nhân loại.
B. Khởi đầu thời kì văn minh nông nghiệp trên toàn thế giới.
C. Là cơ sở hình thành hai nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa.
D. Thúc đẩy nhân loại tiến lên thời kì văn minh công nghiệp.
Đáp án đúng là: A
Ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ấn Độ cổ - trung đại:
- Để lại nhiều giá trị độc đáo, góp phần làm phong phú kho tàng văn minh nhân loại.
- Chứng minh cho sức sáng tạo, biểu đạt tâm hồn và trí tuệ phong phú của cư dân Ấn Độ, tạo nên bản sắc và niềm tự hào của dân tộc Ấn.
- Có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều quốc gia, khu vực. (SGK - Trang 50)
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 8: Văn minh Ân Độ cổ - trung đại
I. Cơ sở hình thành
1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
a. Điều kiện tự nhiên
- Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn nằm ở Nam Á, ba một giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hoá.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều vùng khô nóng nhưng cũng có vùng ẩm mát.
- Phía bắc là khu vực đồi núi, có dãy Hi-ma-lay-a, nơi khởi nguồn của những con sông lớn.
- Đồng bằng hạ lưu có thung lũng sông Ấn và lưu vực sông Hằng - nơi phát tích của những trung tâm văn minh.
- Khu vực phía nam có cao nguyên Đề-can, được xem là vùng đất cổ xưa nhất, tạo dựng nên những giá trị văn minh riêng biệt của các dân tộc Đra-vi-đa.
b. Dân cư
- Cư dân bản địa sinh sống trên lưu vực sông Ấn.
- Khoảng từ thiên niên kỉ III đến thiên niên kỉ II TCN, họ đã xây dựng nền văn minh đầu tiên với dấu tích được khai quật ở Mô-hen-giô Đa-rô và Ha-ráp-pa. Vì thế, họ cũng được gọi là người Ha-ráp-pan.
- Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a gốc từ I-ran xâm nhập, chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn. Phía nam chủ yếu là tộc người Đra-vi-đi-an.
- Trong các thời kì sau, người Hy Lạp, Hung Nô, A-rập,... cũng đến Ấn Độ cư trú, tạo nên quá trình hỗn chủng và sự đa dạng về tộc người.
Dấu tích thành Mô-hen-giô Đa-rô
2. Điều kiện kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Từ thời cổ đại, ở Ấn Độ đã phát triển ngành nông nghiệp dựa trên kĩ thuật canh tác (sử dụng cày, sức kéo) và hệ thống thuỷ lợi (đào mương, đáp đập).
+ Cư dân biết trồng nhiều loại cây (lúa mì, lúa mạch, đậu, kê, bông,...) và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Thủ công nghiệp: sớm xuất hiện với các nghề như luyện kim, gốm, dệt, chế biến hương liệu,…
Một số loại hương liệu của Ấn Độ
- Thương nghiệp:
+ Giao thương trong và ngoài nước phát triển, thống nhất về đơn vị đo lường.
+ Thương nhân Ấn Độ ngay từ thời cổ - trung đại đã nổi tiếng giỏi buôn bán ở các thị trường châu Á và phương Tây.
+ Các mặt hàng nổi tiếng của Ấn Độ là nông sản, hương liệu, sản phẩm thủ công,…
3. Tình hình chính trị - xã hội
- Thiên niên kỉ III TCN, Ấn Độ đã hình thành nhà nước, có trung tâm đô thị và thành luỹ kiên cố (Mô-hen-giô Đa-rô và Ha-ráp-pa).
- Từ giữa thiên niên kỉ II đến giữa thiên niên kỉ I TCN: thời kì văn minh sông Hằng của người A-ri-a, còn gọi là thời kì Vê-đa.
- Khoảng thế kỉ VI TCN đến thế kỉ IV: các quốc gia cổ đại và các vương triều được thành lập.
- Từ thế kỉ IV: chế độ phong kiến xác lập và phát triển thịnh đạt ở giai đoạn vương triều Hồi giáo Mô-gôn.
Vua A-cơ-ba là vị vua vĩ đại của Vương triều Mô-gôn
- Thời kì trung đại ở Ấn Độ kết thúc với sự xâm lược và cai trị của thực dân Anh (giữa thế kỉ XIX).
II. Thành tựu văn minh tiêu biểu
1. Chữ viết và văn học
a. Chữ viết
- Chữ viết đầu tiên của Ấn Độ là loại kí tự cổ, khắc trên hơn 3.000 con dấu được tìm thấy ở di chỉ văn minh sông Ấn.
- Tiếp theo là chữ cổ Bra-mi, cơ sở để xây dựng chữ Phạn, còn gọi là chữ Xan-xcrit, chữ viết chính thức của Ấn Độ từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ X.
- Về sau, chữ Hin-đi được sáng tạo và trở thành chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ.
b. Văn học
- Phản ánh đời sống tinh thần phong phú.
- Tác phẩm cổ xưa nhất là kinh Vê-đa, có 4 tập, là pho thần thoại sinh động của người A-ri-a.
- Bộ sử thi đồ sộ Ma-ha-bha-ra-ta là bộ sử thi lớn nhất, được coi là “bách khoa toàn thư về đời sống xã hội, tư tưởng, tôn giáo của Ấn Độ cổ đại.
- Bộ sử thi Ra-ma-y-a-na nói về mối tình đẹp nhưng đầy trắc trở giữa hoàng tử Ra-ma với nàng Xi-ta trong cuộc chiến bảo vệ cái thiện, diệt trừ cái ác.
- Từ thế kỉ V, kịch thơ chữ Phạn phát triển, tiêu biểu là tác giả Ka-li-đa-sa với vở kịch thơ Sơ-cun-tơ-la.
- Thời kì sau xuất hiện nhiều tác phẩm văn học viết bằng chữ Hin-đi.
Nhà thơ Ka-li-đa-sa
2. Tôn giáo và triết học
a. Tôn giáo
- Bà La Môn giáo:
+ Tôn giáo cổ xưa nhất của Ấn Độ, ra đời từ thiên niên kỉ I TCN;
+ Giáo lí chủ yếu dựa theo bộ kinh Vê-đa;
+ Thờ các vị thần tối cao: Bra-ma (thần Sáng tạo), Vis-nu (thần Bảo vệ), Si-va (thần Huỷ diệt).
+ Tư tưởng của tôn giáo này nói về thuyết luân hồi và nghiệp báo, trở thành công cụ để bảo vệ chế độ đẳng cấp.
- Hin-đu giáo (Ấn Độ giáo):
+ Ra đời trên cơ sở Bà La Môn giáo nên vẫn giữ nguyên quan điểm về số phận con người (luân hồi, nghiệp báo và giải thoát).
+ Hin-đu giáo vẫn tôn thờ ba thần chủ yếu, ngoài ra còn thêm một số vị thần khác (thần Khỉ, thần Bò,...).
+ Về sau Hin-đu giáo chia thành hai phái, phái thờ thần Vis-nu và phái thờ thần Si-va.
- Đạo Phật:
+ Xuất hiện vào thế kỉ VI TCN, theo truyền thuyết do Xít-đác-ta Gô-ta-ma sáng lập.
+ Phật giáo chủ trương không phân biệt đẳng cấp, tránh làm điều ác, chỉ làm điều thiện; lí giải nguyên nhân nỗi khổ, cách thức giải thoát với “Tứ diệu đế”, “Bát chính đạo” và luật nhân - quả.
+ Các tín đồ Phật giáo phải thực hiện kiêng năm điều (gọi là “Ngũ giới”).
Phật giáo được đông đảo nhân dân sùng mộ
- Ngoài ra, Ấn Độ còn có nhiều tôn giáo khác: đạo Giai-nơ, đạo Sích, Hồi giáo, Kito giáo, Do Thái giáo,... và nhiều tín ngưỡng thờ thần, tạo nên đời sống tâm linh vô cùng phong phú.
b. Triết học
- Đề cập đến nhiều vấn đề: các quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, tư duy, tình cảm đến các hoạt động của các thế hệ triết gia.
- Đặc sắc nhất là tư tưởng giải thoát.
3. Nghệ thuật
a. Kiến trúc
- Kiến trúc Phật giáo với đặc trưng là tháp, chùa, trụ đá,... Tiêu biểu: tháp San-chi, chùa hang A-gian-ta, các trụ đá thời A-sô-ca.
Tháp San-chi
- Các công trình kiến trúc Hin-đu giáo được xây dựng nhiều vào thế kỉ VII - XI, với các đền tháp nhọn nhiều tầng, tượng trưng cho đỉnh núi Mê-ru linh thiêng. Tiêu biểu: cụm Thánh tích Ma-ha-ba-li-pu-ram, cụm đền tháp Kha-giu-ra-hô,…
Cụm thánh tích Ma-ha-ba-li-pu-ram
- Kiến trúc Hồi giáo được phổ biến khi tôn giáo này trở thành quốc giáo. Tiêu biểu: tháp Cu-túp Mi-na, lăng mộ của hoàng đế Hu-ma-y-un, lăng Ta-giơ Ma-han,…
Lăng Ta-giơ Ma-han
b. Điêu khắc
- Nghệ thuật điêu khắc thể hiện trên các pho tượng Phật bằng đá, đồng; tượng thần của Hin-đu giáo; các bức phù điều chạm trổ trên các bức tường của chùa, đền, thánh đường, lăng mộ,..
4. Khoa học, kĩ thuật
a. Thiên văn học
- Người Ấn Độ đã tạo ra lịch, một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, sau 5 năm thêm một tháng nhuận.
- Họ đã nhận thức được Trái Đất và Mặt Trăng có hình cầu; phân biệt được năm hành tinh là Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ.
b. Toán
- Sáng tạo ra hệ số 10 chữ số (về sau được người A-rập tiếp thu và truyền vào châu Âu), đặc biệt là phát minh ra số 0.
- Tính được căn bậc 2 và căn bậc 3.
- Tính được diện tích các hình tiêu biểu và tính được chính xác số Pi = 3,1416,...
Hệ thống 10 chữ số do người Ấn Độ sáng tạo ra
c. Vật lí: Nêu ra thuyết Nguyên tử, biết được sức hút của Trái Đất.
d. Hóa học: ra đời sớm và phát triển ở Ấn Độ do như cầu của các nghề thủ công như nhuộm, thuộc da, chế tạo xà phòng, thuỷ tinh,..
e. Y học: biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê, biết phẫu thuật, sử dụng thảo mộc trong chữa bệnh,…
IV. Ý nghĩa của văn minh Ấn Đôj
- Để lại nhiều giá trị độc đáo và vượt trội.
- Những di sản vật thể và phi vật thể của nền văn minh này đã minh chứng cho sức sáng tạo phi thường, biểu đạt tâm hồn và trí tuệ phong phú của cư dân trong quá khứ, tạo nên bản sắc và niềm tự hào của dân tộc Ấn.
- Các thành tố văn minh Ấn Độ lan toả trong khu vực bằng “con đường hoà bình”, ảnh hưởng sâu rộng trên cơ tầng văn hoá bản địa bằng chính những giá trị ưu việt và nhân văn của nó.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 8: Văn minh Ân Độ cổ - trung đại
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 9: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 10: Văn minh tây âu thời phục hưng
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 11: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại