Đọc thông tin: Câu chuyện ngành thuế. Những năm 1929 - 1933, nền kinh tế của các nước

362

Với giải Bài tập 6 trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Thuế giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập KTPL lớp 10 Bài 6: Thuế

Bài tập 6 trang 37 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin

CÂU CHUYỆN NGÀNH THUẾ

Những năm 1929 - 1933, nền kinh tế của các nước tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử. Nó bắt đầu nổ ra ở Mỹ (tháng 10/1929), sau đó nhanh chóng lan ra như một “bệnh dịch” tới tất cả các nước tư bản và kéo dà đến tận giữa năm 1933.

Năm 1933, nền kinh tế các nước phương Tây đã nhanh chóng bị giảm đi 37% so với trước khủng hoảng. Số công nhân thất nghiệp lên tới mức đỉnh điểm: 50 triệu người. Chính lúc này, nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes (1883 - 1946) đã đưa ra lí thuyết mới, cứu cả nền kinh tế thế giới. Trong lí thuyết của mình, ông nhấn mạnh một công cụ quan trọng, đó là thuế.

Trong khi các nhà kinh tế học khác chán nản: “chẳng thể làm gì được”, “đừng can thiệp”, “nó không hoạt động gì đâu”... thì Keynes kiên trì với quan điểm mới của mình. Ông cho rằng Nhà nước cần phải can thiệp vào nền kinh tế trong đó thuế và chi tiêu ngân sách là những công cụ cơ bản để Nhà nước quản lí và điều chỉnh giúp nền kinh tế vượt qua khủng hoảng. Cụ thể, bằng cách điều chỉnh mức chi tiêu ngân sách và thuế khoá, Nhà nước gây ảnh hưởng lên toàn thể số cầu của xã hội. (Theo Keynes, trong quan hệ với cung, số cầu không đủ gây ra nạn thất nghiệp, còn số cầu quá mức gây ra lạm phát).

Sự đúng đắn trong lí thuyết ấy đã biến một nhà kinh tế học người Anh trở thành “vị cứu tinh” cho cả nền kinh tế Mỹ khi Tổng thống Mỹ Roosevelt thử nghiệm lí thuyết này và đạt những thành công rực rỡ. Nhờ học theo cách làm của nước Mỹ, các nước phương Tây khác cũng dần vượt qua được thời kì khó khăn. Nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng, bắt đầu có sự tăng trưởng ổn định và đạt được những thành tựu to lớn trong những năm sau đó. Năm 1964, Tổng thống Mỹ Lyndon Joshson đã làm đẹp lòng nhân dân bằng cách giảm thuế trong cả nước để tăng sức mua và tạo việc làm. Tổng thống Richard Nixon cũng không tiếc lời khen ngợi: “Lúc này, tất cả chúng ta đều đi theo Keynes"....

a) Em hãy xác định vai trò của thuế trong thông tin trên.

b) Theo em, điều gì sẽ xảy ra đối với nền kinh của một quốc gia cũng như toàn thế giới nếu không có nguồn thu từ thuế?

GIẢM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI NHIỀU HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

Theo đó, kể từ ngày 01/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021, giảm thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hoá, dịch vụ sau đây:

(1) Dịch vụ vận tải gồm vận tải đường sắt, vận tải đường thuỷ, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác; dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lí du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch;

(2) Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí.

Tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế, mức giảm thuế giá trị gia tăng được áp dụng như sau: Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng; doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỉ lệ phần trăm trên doanh thu sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức tỉ lệ phần trăm để tính thuế giá trị gia tăng.

(Theo dangcongsan.vn)

a) Theo em, việc giảm thuế giá trị gia tăng với các hàng hoá, dịch vụ có cần thiết không? Vì sao?

b) Thuế giá trị gia tăng có vai trò như thế nào đối với kinh tế xã hội? Lấy ví dụ minh hoạ.

c) Từ thông tin trên, em hãy cho biết người nộp thuế có quyền lợi gì và cần thực hiện nghĩa vụ như thế nào.

Trả lời:

* Trả lời câu hỏi thông tin 1:

Yêu cầu a) Thuế là công cụ điều tết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước sử dụng công cụ thuế đề điều tiết sản xuất và thị trường nhằm kích thích tăng trường kinh tế, xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lí.

Yêu cầu b) Nền kinh của một quốc gia cũng như toàn thế giới nếu không có nguồn thu từ thuế sẽ xảy ra tình trạng tham nhũng, bất cân đối giữa các ngành nghề, lạm phát... 

* Trả lời câu hỏi thông tin 2:

Yêu cầu a) sViệc giảm thuế giá trị gia tăng với các hàng hoá, dịch vụ có cần thiết vì việc giảm thuế này không chỉ tiết kiệm chi phí cho người dân, kích cầu tiêu dùng mà còn thúc đẩy đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Yêu cầu b) Vai trò của thuế giá trị gia tăng:

- Thuế giá trị gia tăng tạo ra nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước;

- Giúp cho tổ chức và các cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc quản lý các loại thuế trực thu, bởi vì không mất nhiều thời gian đánh giá, phân tích tính hợp lý của thuế;

- Với hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam bị đánh thuế giá trị gia tăng tương đối cao, góp phần bảo hộ và thúc đẩy việc sản xuất trong nước cũng như kinh doanh hàng nội địa.

- Ví dụ: Mặt hàng dịch vụ thiết yếu được giảm thuế, người dân sẽ được tiết kiệm chi phí trong mùa dịch Covid-19.

Yêu cầu c)

- Quyền lợi người nộp thuế:

+ Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế. 

+ Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.

+ Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế không được hoàn.

- Nghĩa vụ người nộp thuế:

+ Người nộp thuế có nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

+ Phải khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

+ Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

+ Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Xem thêm lời giải sách bài tập Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập 1 trang 35 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy gọi tên loại thuế trong các hình ảnh dưới đây và làm rõ:..

Bài tập 2 trang 36 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy ghép nội dung ở cột B với một nội dung ở cột A cho phù hợp...

Bài tập 3 trang 36 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?...

Bài tập 4 trang 37 SBT Kinh tế pháp luật 10Em hãy phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu...

Bài tập 5 trang 37 SBT Kinh tế pháp luật 10:  Em hãy dựa vào tính chất điều tiết của thuế để phân chia các loại thuế dưới đây thành thuế trực thu và thuế gián thu...

Bài tập 7 trang 39 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy phân tích vai trò của thuế thu nhập cá nhân đối với kinh tế - xã hội và đối với hệ thống thuế theo bảng dưới đây:...

Bài tập 8 trang 40 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy dựa vào những thông tin trong sơ đồ dưới đây để gọi đúng tên thuế và viết một đoạn ngắn thể hiện sự hiểu biết của mình về loại thuế này...

Bài tập 9 trang 40 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung nào dưới đây không nói về vai trò của thuế...

Bài tập 10 trang 41 SBT Kinh tế pháp luật 10: Căn cứ vào phương thức thu thuế, thuế được phân loại thành:...
Bài tập 11 trang 41 SBT Kinh tế pháp luật 10: Loại thuế nào dưới đây được thu trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng?...

Bài tập 12 trang 41 SBT Kinh tế pháp luật 10: Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là:...

Bài tập 13 trang 41 SBT Kinh tế pháp luật 10: Công ty X nhập khẩu xe ô tô 4 chỗ nguyên chiếc không phải chịu loại thuế nào dưới đây với mặt hàng ô tô?...

Bài tập 14 trang 41 SBT Kinh tế pháp luật 10: Loại hàng hóa nào dưới đây phải chịu thuế bảo vệ môi trường?...

Bài tập 15 trang 41 SBT Kinh tế pháp luật 10: Công ty X ủy thác cho Công ty Z nhập khẩu một lô hàng từ Nhà sản xuất B qua cửa khẩu biên giới. Chủ thể nào dưới đây phải nộp thuế nhập khẩu?...

Bài tập 16 trang 42 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chủ thể nào dưới đây thực hiện đúng hay không đúng về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế? Giải thích vì sao...

Bài tập 17 trang 42 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí tình huống...

Bài tập 18 trang 43 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy tìm hiểu về những loại thuế mà gia đình em phải nộp và thực hiện các yêu cầu sau:...

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT KTPL 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước

SBT KTPL 10 Bài 6: Thuế

SBT KTPL 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

SBT KTPL 10 Bài 8: Tín dụng

SBT KTPL 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Đánh giá

0

0 đánh giá