Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Cánh diều): Thuế

2.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 6: Thuế sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.

Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 6: Thuế

Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Thuế

1. Thuế và vai trò của thuế

a) Thuế là gì?

- Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.

- Căn cứ vào tính chất điều tiết của thuế, hệ thống thuể được phân chia thành thuế trực thu và thuế gián thu:

+ Thuế trực thu là loại thuế mà người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế (loại thuế nảy trực tiếp điều tiết vào thu nhập của người nộp thuế).

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 6: Thuế | Kinh tế Pháp luật 10

Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu

+ Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế không đồng thời là một loại thuế này điều tiết gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông qua cơ chế giả hàng hoá, dịch vụ)

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 6: Thuế | Kinh tế Pháp luật 10

Thuế bảo vệ môi trường là thuế gián thu

b) Vai trò của thuế?

- Thuế có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội:

+ Thuể là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Đây là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài cho ngân sách nhà nước.

+ Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước sử dụng công cụ thuế để điều tiết sản xuất và thị trường nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lí.

+ Thuế là công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội Thông qua việc quy định về đối tượng chịu thuế, thuế suất từng ngành hàng, Nhà nước điều tiết thu nhập, điều chỉnh những quan hệ xã hội, thực hiện công bằng xã hội.

2. Một số loại thuế phổ biến

Hiện nay, ở nước ta có một số loại thuế cơ bản sau:

- Thuế trực thu:

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Thuế thu nhập cá nhân

+ Thuế tài nguyên

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Thuế gián thu:

+ Thuế xuất khẩu

+ Thuế nhập khẩu

+ Thuế giá trị gia tăng

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Thuế bảo vệ môi trường.

3. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong thực hiện pháp luật thuế

- Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân. Vì vậy mỗi công dân cần thực hiện nghiêm chỉnh quy định pháp luật về thuế, tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế. Đồng thời phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 6: Thuế | Kinh tế Pháp luật 10

Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân

Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Thuế

Câu 1. Theo quy định của các luật thuế, thuế được sử dụng nhằm sử dụng cho đối tượng nào?

A. công cộng.

B. nhà nước.

C. cá nhân.

D. tổ chức.

Đáp án đúng là: A

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.

Câu 2. Dựa vào tính chất điều tiết của thuế, hệ thống thuế được phân chia thành mấy loại chính?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: A

Căn cứ vào tính chất điều tiết của thuế, hệ thống thuế được phân chia thành thuế trực thu và thuế gián thu.

- Thuế trực thu là loại thuế mà người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế

- Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế không đồng thời 

Câu 3. Vì sao Nhà nước phải thu thuế?

A. Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế.

B. Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền.

C. Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Nhà nước phải thu thuế vì:

+ Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.

+ Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền.

+ Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của thuế?

A. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.  

B. Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

C. Thuế là công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. 

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Thuế có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội:

+ Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. 

+ Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

+ Thuế là công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. 

Câu 5. Vì sao nhà nước phải thu thuế gián thu?

A. Đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

B. Dễ quản lí vì người sản xuất, kinh doanh không phải là người thực tế chịu thuế.

C. Hạn chế được động cơ trốn thuế.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Nhà nước lại thu thuế gián thu vì: Đây là nguồn thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ cung cấp, trong đó người nộp thuế không là người chịu thuế như đối với thuế trực thu. Bên cạnh đó, thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường nên loại thuế này có tác dụng điều tiết tiêu dùng của xã hội.

=> Thu thuế gián thu đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách và dễ quản lí vì người sản xuất, kinh doanh không phải là người thực tế chịu thuế nên hạn chế được động cơ trốn thuế.

Câu 6. Loại thuế nào sau đây không phải thuế trực thu?

A. thuế xuất khẩu.

B. thuế thu nhập cá nhân.

C. thuế nhập khẩu.

D. thuế giá trị gia tăng.

Đáp án đúng là: B

Thuế trực thu là thuế thu nhập cá nhân. Còn lại thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng thuộc thuế gián thu.

Câu 7. Công dân có nghĩa vụ gì trong việc thực hiện pháp luật về thuế.

A. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật thuế.

B. Tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế.

C. Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật thuế.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân. Vì vậy, mỗi công dân cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật thuế; tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế; đồng thời phê phán các hành vi vi phạm pháp luật thuế.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thuế?

A. Thuế là công cụ để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả.

B. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.

C. Thuế là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường.

D. Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.

Đáp án đúng là: A

Vai trò của thuế là:

- Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.

- Thuế là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường.

- Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.

Câu 9. Thuế trực thu là gì?

A. Thuế tính trên giá trị của hàng hoá trên thị trường.

B. Thuế gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ.

C. Thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế.

D. Thuế điều tiết trực tiếp vào giá cả của hàng hoá trên thị trường.

Đáp án đúng là: C

Thuế trực thu là loại thuế mà người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế (loại thuế này trực tiếp điều tiết vào thu nhập của người nộp thuế).

Câu 10. Thuế gián thu là gì?

A. Thuế thu được từ người có thu nhập cao.

B. Thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ.

C. Thuế đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

D. Thuế thu được từ khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán.

Đáp án đúng là: B

Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế không đồng thời là một (loại thuế này điều tiết gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông qua cơ chế giá hàng hoá, dịch vụ).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Thuế

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 8: Tín dụng

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Đánh giá

0

0 đánh giá