SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 10 (Chân trời sáng tạo): Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

2.3 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

Câu 1 trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 10Vay tín chấp là...

□ a. hình thức cho vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Các tổ chức tín dụng xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín và mức thu nhập của người đi vay.

□ b. hình thức vay vốn có tài sản đảm bảo. Các tổ chức tín dụng xét duyệt nguồn tài sản cầm cố để cho vay.

□ c. hình thức vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Các tổ chức tín dụng xét duyệt dựa trên niềm tin khi đi vay.

□ d. hình thức vay vốn có tài sản đảm bảo. Các ngân hàng xét duyệt hợp đồng lao động để cho vay..

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 10Dịch vụ nào sau đây không phải là dịch vụ tín dụng?

□ a. Vay vốn, vay hụi, vay nặng lãi, bán nhà đất

□ b. Cho thuê xe hơi, đầu tư chứng khoán, mua cổ phiếu

□ c. Thẻ tín dụng, công chứng viên bằng, trao quyền sử dụng đất

□ d. Vay vốn đầu tư, thẻ Visa, thẻ JCB

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 3 trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Trường hợp nào sau đây phù hợp để sử dụng dịch vụ tín dụng ngân hàng?

□ a. Anh T muốn thương lượng với xí nghiệp về việc cung cấp cho anh thức ăn nuôi gia súc không tính phí trước 6 tháng. Tám tháng sau, anh sẽ hoàn trả lại số tiền tương ứng và một phần tiền lãi kinh doanh cho xí nghiệp C.

□ b. Bà G muốn kêu gọi vốn đầu tư cho dự án xây dựng cầu đường của Công ti do bà làm chủ Dự án sẽ phục vụ cho người dân ở vùng núi dễ dàng tiếp cận với hệ thống giao thông đường bộ quốc gia.

□ d. Chị N hiện đang thất nghiệp và muốn vay tiền “nóng” từ Công ti tài chính A để trang trải cuộc sống.

□ d. Ông E dùng bằng lái xe để đăng kí mua xe máy trả góp trong 6 tháng. Định kì hằng tháng, ông sẽ trả khoản tiền lãi như thoả thuận với bên cho vay.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 4 trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Để sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng, không cần hồ sơ nào dưới đây?

□ a. Hợp đồng lao động.

□ b. Bản sao kê lương.

□ c. Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân

□ d. Sổ khai báo lưu trú.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 5 trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cách sử dụng một số dịch vụ tín dụng phổ biến?

□ a. Để vay thế chấp, cần phải có tài sản đảm bảo như giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà đất, xe cộ làm minh chứng về khả năng trả nợ.

□ b. Có thể đăng kí sử dụng dịch vụ vay tín chấp tại các cửa hàng điện thoại di động để mua trả góp điện thoại.

□ c. Để sử dụng thẻ tín dụng, cần phải có một khoản tiền nhất định trong tài khoản thẻ thì mới thanh toán được.

□ d. Một số cá nhân hiện cho vay “nóng, không cần giấy tờ bảo lãnh với mức lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng rất nhiều lần.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 6 trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Để sử dụng dịch vụ tín dụng một cách có trách nhiệm, cần

□ a. sử dụng tiền mặt cho các hoạt động chi tiêu.

□ b. vay vốn ở ngân hàng này để trả nợ ở ngân hàng khác.

□ c. chỉ trả lãi đúng hạn, số tiền gốc ban đầu trả sau.

□ d. thanh toán số tiền nợ đúng hạn cùng khoản tiền lãi đúng với cam kết ban đầu.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 7 trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hành động nào sau đây thể hiện việc sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm?

□ a. Nhờ bạn bè, người thân trả hộ khi đến hạn trả lãi tín dụng.

□ b. Đăng kí gói dịch vụ ngân hàng trực tuyến (e-Banking) để theo dõi hạn mức tín dụng và thanh toán sao kê khi đến hạn.

□ c. Vay “nóng” để trả lãi tín dụng ngân hàng khi đến hạn. Sau đó, vay tín dụng ngân hàng để trả số tiền lãi vay "nóng".

d. Chặn mọi cuộc gọi từ ngân hàng (hoặc Công ti tài chính) khi đến hạn. thanh toán khoản vay tín dụng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 1 trang 61 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Xác định những dịch vụ tín dụng nên sử dụng trong các tình huống sau:

a. Chị U muốn đặt đôi giày ở nước ngoài bằng hình thức thanh toán trực tuyến.

b, Thị trấn V cần nguồn vốn để giúp bà con dân tộc phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước xoá đói giảm nghèo.

c. Ông K muốn mở một quán cà phê nhưng chưa đủ vốn.

d. Bố mẹ N muốn mua căn hộ mới vì nhà đang ở đã xuống cấp trầm trọng.

Trả lời:

- Tình huống a. Dịch vụ: Thanh toán quốc tế

- Tình huống b. Dịch vụ: Cấp vốn ưu đãi

- Tình huống c. Dịch vụ: cho vay

- Tình huống d. DỊch vụ: Cho vay

Bài tập 2 trang 61 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp. Chị của B tức giận vì bị ngân hàng khoá thẻ tín dụng. Nhân viên ngân hàng giải thích rằng do chị sử dụng thẻ vượt hạn mức và không thanh toán khoản vay đúng hạn. Ngoài ra, chị của B còn có lịch sử trả chậm nhiều lần. Chị bảo răng do chị thường đi công tác vào cuối tháng, nên không thể trả nợ dùng hạn. Đây là lí do chính đáng nên ngân hàng làm vậy là mất uy tín ngân hàng và không tôn trọng khách hàng.

Câu hỏi:

- Theo em, chị của B sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm không? Vì sao?

- Nếu là nhân viên ngân hàng, em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời:

- Chị B sử dụng dịch vụ tín dụng rất thiếu trách nhiệm vì chị gây ra rất nhiều sai phạm trong việc sử dụng thẻ tín dụng nhưng chị B vẫn chưa biết lỗi sai của mình là ở đâu mà vẫn tỏ thái độ tức giận với nhân viên ngân hàng. 

- Nếu là nhân viên ngân hàng em sẽ giải thích lí do vì sao thẻ của chị P bị khóa và nó rõ rằng đó là quy định của công ty, chị B có thể tải e-banking để theo dõi online và nhận thông báo sớm về mọi hoạt động và lưu ý những việc cần làm.

Bài tập 3 trang 62 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy tư vấn dịch vụ và cách sử dụng dịch vụ tín dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng tín dụng trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1. Vì gia đình thuộc diện hộ nghèo, anh P muốn vay tiền để đóng học phí.

Trường hợp 2. Chị K muốn mua sắm tại các trung tâm thương mại ở nước ngoài.

Trường hợp 3. Chú A có một doanh nghiệp chăn nuôi gà công nghiệp và muốn liên kết với công ti sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Trường hợp 4. Do hoàn cảnh khó khăn, cô B muốn vay tiền để trang trải cuộc sống và có vốn làm ăn.

Trả lời:

- Trả lời câu hỏi trường hợp 1: Anh P có thể vay trả góp tùy vào hoàn cảnh của gia đình sẽ có thời hạn và mức trả vay khác nhau. 

- Trả lời câu hỏi trường hợp 2: Chị K có thể sử dụng dịch vụ tín dụng thanh toán quốc tế. 

- Trả lời câu hỏi trường hợp 3: Chú A có thể vay vốn từ ngân hàng

- Trả lời câu hỏi trường hợp 4: Cô B có thể vay vốn từ ngân hàng

Bài tập 4 trang 62 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc và xử lý các tình huống sau:

Tình huống 1. Ông H cầm cố tài sản tại Ngân hàng X. Đến hạn trả nợ, ông không thực hiện được nghĩa vụ hoàn trả số tiền vay. Trong hợp đồng cam kết không có thoả thuận về cách xử lý tài sản cầm cố. Ông H cho rằng tài sản cầm cố đó vẫn thuộc về mình nên đã đem bán.

Câu hỏi:

- Hành vi của ông H đúng hay sai? Vì sao?

- Nếu là nhân viên tín dụng của Ngân hàng X, bạn sẽ làm gì trong tình huống này?

Tình huống 2. Bà T muốn vay tiền mua nhà trả góp tại Ngân hàng Y. Tài sản tín chấp của bà là hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội và sao kê lương 3 tháng gần nhất.

Câu hỏi:

- Bà T có được vay tín chấp để mua nhà không? Vì sao?

- Giả sử bà T được Ngân hàng H cho vay tín dụng để mua nhà, hằng tháng ngân hàng có được phép thu tiền thuê nhà không? Vì sao?

Trả lời:

* Xử lí tình huống 1:

- Hành vi của ông H là sai. Vì: ông H không thực hiện được nghĩa vụ hoàn trả số tiền vay, nên lúc này, những tài sản mà trước đó ông H đem đi cầm cố sẽ thuộc về ngân hàng.

- Nếu là nhân viên tín dụng của ngân hàng X, em sẽ: giải thích để ông H hiểu quy định của ngân hàng về tài sản cầm cố

* Xử lí tình huống 2:

- Bà T có thể vay tín chấp để mua nhà. Vì: trường hợp này là: vay vốn không cần tài sản thế chấp, chỉ cần chứng minh thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng thanh toán.

- Giả sử bà T được ngân hàng cho vay tín dụng để mua nhà, hằng tháng ngân hàng không được phép thu tiền thuê nhà, vì: nhà là tài sản của bà T, bà T chỉ có nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi (theo thỏa thuận) với ngân hàng.

Bài tập 1 trang 63 SBT Kinh tế Pháp luật 10Hãy tư vấn cho gia đình bạn R trong trường hợp sau, chọn gói dịch vụ tín dụng tốt nhất. Gia đình bạn R sống trong 1 căn nhà cũ ở ngoại ô thành phố. Gia đình bạn đang có nhu cầu mua 1 căn hộ chung cư ở trung tâm thành phố với trị giá 2 500 000 000 đồng. Số tài sản hiện có của gia đình R là sổ đỏ căn nhà, và 750 000 000 triệu đồng trong tài khoản tiết kiệm. Nhân viên ngân hàng tư vấn 2 gói dịch vụ tín dụng cho gia đình B bao gồm:

- Gói 1: Cầm cố giấy tờ nhà được số tiền khoảng 1 000 000 000 đồng, còn thiếu sẽ vay ngân hàng với lãi suất 7,4 %/năm, trả trong 5 năm.

- Gói 2: Sử dụng số tiền 750 000 000 đồng để trả 30% giá trị căn hộ mới, sau đó vay ngân hàng số tiền còn lại với lãi suất 6,7 %/năm, trả trong 20 năm.

Trả lời:

a. Phân tích dữ liệu đề bài cung cấp

* Gói dịch vụ số 1:

Số tiền vay

Mức lãi suất

Thời gian vay

Tiền gốc và lãi phải trả

1 tỉ (vay thế chấp sổ đỏ)

7.4%/ năm

5 năm

1 tỉ 370 triệu

750 triệu

7.4%/ năm

5 năm

1 tỷ 27 triệu 500 ngàn

Tổng số gia đình R phải trả sau 5 năm

2 tỷ 397 triệu 500 ngàn

Số tiền cả gốc + lãi phải trả trong 1 tháng là:

2 tỷ 397 triệu 500 ngàn: 60 tháng = 39 triệu 958 ngàn đồng

Lưu ý: Gia đình bạn R cầm cố giấy tờ nhà được 1 tỉ đồng => đồng nghĩa với việc vay thế chấp tài sản (ngôi nhà) tại ngân hàng với giá trị 1 tỉ đồng. Đề bài không cung cấp rõ thông tin về mức lãi suất của việc vay thế chấp sổ đỏ này là bao nhiêu, nên tạm tính với mức lãi suất: 7.4%/ năm, trả trong 5 năm.

* Gói dịch vụ số 2:

- Số tiền vay ngân hàng là: 1 tỷ 750 triệu

- Lãi suất: 6.7%/ năm

- Thời gian vay: 20 năm

=> Tổng số tiền phải trả sau 20 năm là: 1,75 tỷ + (1,75 tỷ x 6.7% x 20) = 4 tỷ 095 triệu

=> Số tiền cả gốc + lãi phải trả trong 1 tháng là:

4 tỷ 095 triệu: 240 tháng = 17 triệu 62 ngàn 500 đồng

b. Tư vấn:

Gia đình bạn R nên cân nhắc khả năng tài chính để đưa ra lựa chọn phù hợp.

+ Nếu tổng thu nhập hằng tháng của gia đình R trong khoảng 30 - 40 triệu đồng, gia đình R nên lựa chọn gói dịch vụ tín dụng thứ 2 (tương đương với việc trả gốc và lãi trong 1 tháng là 17 triệu 62 ngàn 500 đồng).

+ Nếu tổng thu nhập hằng tháng của gia đình R trên 75 triệu đồng, gia đình R nên lựa chọn gói dịch vụ tín dụng thứ 2 (tương đương với việc trả gốc và lãi trong 1 tháng là 39 triệu 958 ngàn).

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

SBT KTPL 10 Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng

SBT KTPL 10 Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

SBT KTPL 10 Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

SBT KTPL 10 Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

SBT KTPL 10 Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

1. Một số dịch vụ tín dụng

a) Tín dụng thương mại

- Là quan hệ tín dụng do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, doanh nhân cấp cho nhau, không có sự tham gia của hệ thống ngân hàng.

- Tín dụng thương mại làm giảm sự lệ thuộc về vốn vào Nhà nước và các ngân hàng, tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh lâu bền.

- Các hình thức tín dụng thương mại: mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

b) Tín dụng nhà nước

- Là quan hệ vay mượn giữa Nhà nước với xã hội để phục vụ cho việc thực thi các chức năng quản lý kinh tế, xã hội của mình

- Tín dụng nhà nước có tính cưỡng chế, tính chính trị và tính xã hội.

- Nhà nước cung cấp dịch vụ tín dụng bằng cách: cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

c) Tín dụng ngân hàng

- Là quan hệ tín dụng giữa một bên là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và một bên là các chủ thể kinh tế - tài chính của toàn xã hội

- Tín dụng ngân hàng có các đặc điểm:

+ Hoạt động trong phạm vi rộng, mang tính linh hoạt;

+ Tạo điều kiện duy trì phát triển các loại hình tín dụng khác bằng sự tham gia rộng rãi thông qua các nghiệp vụ chiết khấu, cẩm cố, tái chiết khấu, tái cấm cố các giấy tờ có giá.

- Ngân hàng cung cấp dịch vụ tín dụng này bằng cách cho vay hoặc bảo lãnh ngân hàng.

d) Tín dụng tiêu dùng

- Quan hệ tín dụng phục vụ cho việc tiêu dùng của dân cư với người tiêu dùng là người đi vay và doanh nghiệp, cá nhân là người cho vay, Bên cho vay có thể là các ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoặc các công ti tài chính,...

- Các hình thức của tín dụng tiêu dùng: bán chịu trả góp và thẻ tín dụng.

- Tín dụng tiêu dùng luôn kết hợp với việc trả ngay một phần theo hợp đồng hay một giao kèo bản chịu trả góp giữa bên cho vay và người đi vay.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

2. Sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm

- Để sử dụng tín dụng có trách nhiệm, cần:

+ Thực hiện đúng cam kết về khoản vay, thời hạn thanh toán và lãi suất với

bên cho vay tín dụng.

+ Cân nhắc nhu cầu sử dụng tiền vay tín dụng phù hợp với năng lực tài chỉnh cá nhân.

Đánh giá

0

0 đánh giá