Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 10 (Chân trời sáng tạo): Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

3.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.

Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

1. Một số dịch vụ tín dụng

a) Tín dụng thương mại

- Là quan hệ tín dụng do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, doanh nhân cấp cho nhau, không có sự tham gia của hệ thống ngân hàng.

- Tín dụng thương mại làm giảm sự lệ thuộc về vốn vào Nhà nước và các ngân hàng, tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh lâu bền.

- Các hình thức tín dụng thương mại: mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

b) Tín dụng nhà nước

- Là quan hệ vay mượn giữa Nhà nước với xã hội để phục vụ cho việc thực thi các chức năng quản lý kinh tế, xã hội của mình

- Tín dụng nhà nước có tính cưỡng chế, tính chính trị và tính xã hội.

- Nhà nước cung cấp dịch vụ tín dụng bằng cách: cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

c) Tín dụng ngân hàng

- Là quan hệ tín dụng giữa một bên là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và một bên là các chủ thể kinh tế - tài chính của toàn xã hội

- Tín dụng ngân hàng có các đặc điểm:

+ Hoạt động trong phạm vi rộng, mang tính linh hoạt;

+ Tạo điều kiện duy trì phát triển các loại hình tín dụng khác bằng sự tham gia rộng rãi thông qua các nghiệp vụ chiết khấu, cẩm cố, tái chiết khấu, tái cấm cố các giấy tờ có giá.

- Ngân hàng cung cấp dịch vụ tín dụng này bằng cách cho vay hoặc bảo lãnh ngân hàng.

d) Tín dụng tiêu dùng

- Quan hệ tín dụng phục vụ cho việc tiêu dùng của dân cư với người tiêu dùng là người đi vay và doanh nghiệp, cá nhân là người cho vay, Bên cho vay có thể là các ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoặc các công ti tài chính,...

- Các hình thức của tín dụng tiêu dùng: bán chịu trả góp và thẻ tín dụng.

- Tín dụng tiêu dùng luôn kết hợp với việc trả ngay một phần theo hợp đồng hay một giao kèo bản chịu trả góp giữa bên cho vay và người đi vay.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

2. Sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm

- Để sử dụng tín dụng có trách nhiệm, cần:

+ Thực hiện đúng cam kết về khoản vay, thời hạn thanh toán và lãi suất với

bên cho vay tín dụng.

+ Cân nhắc nhu cầu sử dụng tiền vay tín dụng phù hợp với năng lực tài chỉnh cá nhân.

Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

Câu 1. Nước ta có mấy loại tín dụng phổ biến?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đáp án đúng là: B

Nước ta có 4 loại dịch vụ tín dụng phổ biến gồm:

- Tín dụng thương mại

- Tín dụng nhà nước

- Tín dụng ngân hàng

- Tín dụng tiêu dùng

Câu 2. Nội dung nào dưới đây thể hiện đặc điểm của tín dụng thương mại?

A. Do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, doanh nhân cấp cho nhau.

B. Không có sự tham gia của hệ thống ngân hàng.

C. Làm giảm sự lệ thuộc về vốn vào Nhà nước và các ngân hàng.

D. Cả A, B, C đúng.

Đáp án đúng là: D

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, doanh nhân cấp cho nhau, không có sự tham gia của hệ thống ngân hàng. Tín dụng thương mại làm giảm sự lệ thuộc về vốn vào Nhà nước và các ngân hàng, tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh lâu bền. Các hình thức tín dụng thương mại: mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá.

Câu 3. Tín dụng nhà nước có đặc điểm gì?

A. Là quan hệ vay mượn giữa Nhà nước với xã hội.

B. Phục vụ cho việc thực thi các chức năng quản lý kinh tế, xã hội của Nhà nước.

C. Có tính cưỡng chế, tính chính trị và tính xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Tín dụng nhà nước: là quan hệ vay mượn giữa Nhà nước với xã hội để phục vụ cho việc thực thi các chức năng quản lý kinh tế, xã hội của mình. Tín dụng nhà nước có tính cưỡng chế, tính chính trị và tính xã hội. Nhà nước cung cấp dịch vụ tín dụng bằng cách: cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng.

Câu 4. Tín dụng ngân hàng có đặc điểm gì sau đây?

A. Hoạt động trong phạm vi rộng.

B. Mang tính linh hoạt

C. Tạo điều kiện duy trì phát triển các loại hình tín dụng khác.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa một bên là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và một bên là các chủ thể kinh tế - tài chính của toàn xã hội. Tín dụng ngân hàng có các đặc điểm: hoạt động trong phạm vi rộng; mang tính linh hoạt, tạo điều kiện duy trì phát triển các loại hình tín dụng khác bằng sự tham gia rộng rãi thông qua các nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố, tái chiết khấu, tái cầm cố các giấy tờ có giá. Ngân hàng cung cấp dịch vụ tín dụng này bằng cách cho vay hoặc bảo lãnh ngân hàng.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây thể hiện khái niệm của tín dụng tiêu dùng?

A. Phục vụ cho việc tiêu dùng của dân cư.

B. Người tiêu dùng là người đi vay và doanh nghiệp, cá nhân là người cho vay.

C. Bên cho vay có thể là các ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoặc các công ti tài chính,...

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Tín dụng tiêu dùng: Quan hệ tín dụng phục vụ cho việc tiêu dùng của dân cư với người tiêu dùng là người đi vay và doanh nghiệp, cá nhân là người cho vay. Bên cho vay có thể là các ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoặc các công ti tài chính,...

Câu 6. Tín dụng tiêu dùng có đặc điểm gì?

A. Kết hợp với việc trả ngay một phần theo hợp đồng hay một giao kèo bán chịu trả góp giữa bên cho vay và người đi vay.

B.  Mang tính linh hoạt.

C. Tạo điều kiện duy trì phát triển các loại hình tín dụng khác.

D. Cung cấp dịch vụ tín dụng này bằng cách cho vay hoặc bảo lãnh ngân hàng.

Đáp án đúng là: A

Tín dụng tiêu dùng luôn kết hợp với việc trả ngay một phần theo hợp đồng hay một giao kèo bắn chịu trả góp giữa bên cho vay và người đi vay.

Câu 7. Để sử dụng tín dụng có trách nhiệm mỗi người cần làm gì?

A. Thực hiện đúng cam kết về khoản vay, thời hạn thanh toán và lãi suất với bên cho vay tín dụng.

B. Cân nhắc nhu cầu sử dụng tiền vay tín dụng phù hợp với năng lực tài chính cá nhân.

C. Lựa chọn loại hình tín dụng phù hợp.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

- Để sử dụng tín dụng có trách nhiệm, cần:

+ Thực hiện đúng cam kết về khoản vay, thời hạn thanh toán và lãi suất với bên cho vay tín dụng.

+ Cân nhắc nhu cầu sử dụng tiền vay tín dụng phù hợp với năng lực tài chính cá nhân.

+ Lựa chọn loại hình tín dụng phù hợp.

Câu 8. Quan hệ tín dụng phục vụ cho việc tiêu dùng của dân cư được gọi là gì?

A. Tín dụng ngân hàng.

B. Tín dụng nhà  nước.

C. Tín dụng tiêu dùng.

D. Tín dụng thương mại.

Đáp án đúng là: C

Tín dụng tiêu dùng: Quan hệ tín dụng phục vụ cho việc tiêu dùng của dân cư với người tiêu dùng là người đi vay và doanh nghiệp, cá nhân là người cho vay. Bên cho vay có thể là các ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoặc các công ti tài chính,... 

Câu 9. Nhà nước cung cấp dịch vụ tín dụng bằng cách nào sau đây?

A. Cho vay đầu tư.

B. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

C. Bảo lãnh tín dụng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Nhà nước cung cấp dịch vụ tín dụng bằng cách: cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng.

Câu 10. Nội dung nào sau đây là hình thức tín dụng thương mại?

A. Mua bán chịu.

B. Mua bán trả chậm.

C. Mua bán trả góp hàng hoá.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Các hình thức tín dụng thương mại: mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá