Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 1 trang 79 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đánh dấu √ vào câu trả lời đúng.
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
□ a. Tính dân tộc.
□ b. Tính thống nhất
□ c. Tính an toàn
□ d. Tính đảm bảo
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
□ a. Phân biệt bộ máy nhà nước này với bộ máy nhà nước khác.
□ b. Cơ sở cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
□ c. Nền tảng chung cho mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước.
□ d. Tạo ra tính thống nhất cho bộ máy nhà nước.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
□ a. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
□ b. Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
□ c. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất.
□ d. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
□ a. Đảng để ra đường lối, chủ trương, phương hướng cho Nhà nước.
□ b. Đảng cùng với Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội.
□ c. Đảng và Nhà nước cùng đề ra đường lối, chủ trương và cùng thực hiện.
□ d. Đảng chỉ đề ra phương hướng chung cho Nhà nước thực hiện.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
□ a. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy Nhà nước được sắp xếp, tổ chức từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
□ b. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy Nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
□ c. Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.
□ d. Quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 6. Đầu là biểu hiện của tính nhân dân trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
□ a. Quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
□ b. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy Nhà nước được sắp xếp, tổ chức từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
□ c. Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.
□ d. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 7. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa?
□ a. Quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
□ b. Lãnh đạo mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam.
□ c. Quản lí các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp trên.
□ d. Đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công chức, viên chức, giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
□ a. Cộng đồng.
□ b. Dân tộc.
□ c. Nhân dân.
□ d. Dân cư.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
□ a. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
□ b. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất.
□ c. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
□ d. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
□ a. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất.
□ b. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
□ c. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
□ d. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
□ a. Tính thống nhất.
□ b. Tính quyền lực.
□ c. Tính nhân dân.
□ d. Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
a. Đại diện cho nhà nước về đối nội và đối ngoại.
b. Tổ chức thực hiện pháp luật.
c. Ban hành pháp luật.
d. Tuyên bản án.
e. Truy tố một người ra trước Toà án nhân dân.
g. Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân.
h. Người đứng đầu cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Trả lời:
a. Nguyên thủ quốc gia/Chủ tịch nước.
b. Nhà nước.
c. Nhà nước.
d. Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền.
e. Viện kiểm sát nhân dân.
g. Chủ tịch nước.
h. Quốc hội.
a. Tổ chức bộ máy nhà nước do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam quy định.
b. Thành viên của cơ quan nhà nước bắt buộc phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam,
c. Cơ quan đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Nam được tổ chức ở tất cả các địa phương.
d. Tính thống nhất là đặc điểm duy nhất của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
e. Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải nghiêm chinh tuân thủ pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí.
Trả lời:
- Nhận định đúng là: b, c, e
- Nhận định sai là: a, d. Vì:
+ Nhận định a. Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam do Luật pháp quy định.
+ Nhận định d. Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 4 đặc điểm: tính thống nhất, tính nhân dân, tính quyền lực, tính pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Bài tập 2 trang 84 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1. Giờ ra chơi, T thấy một nhóm bạn đăng lên mạng xã hội những tin tức có nội dung xuyên tạc, tiêu cực về cán bộ lãnh đạo cơ quan nhà nước.
- Nếu là T,em sẽ xử lý như thế nào?
Trường hợp 2. Anh M đến Uỷ ban nhân dân xã xin xác nhận một số giấy tờ cá nhân. Tại đây, anh thấy một số người dân đang có nhu cầu đến các bộ phận để thực hiện một số thủ tục hành chính những cán bộ tiếp dân đang bận việc.
- Nếu là anh M, em sẽ làm gì để giúp người dân?
Trường hợp 3. Bác Q là tổ trưởng khu phố 1, đến từng hộ gia đình để phát tài liệu hướng dẫn phòng tránh nguy cơ cháy, nổ và yêu cầu mỗi hộ gia đình làm cam kết và soát các thiết bị điện, phòng cháy, nổ. Tuy nhiên, một số hộ gia đình tỏ vẻ khó chịu khi làm và thực hiện cam kết này.
- Em sẽ làm gì khi là một hộ dân trong khu phố?
Trả lời:
- Xử lí trường hợp 1: Nếu là T, em sẽ:
+ Giải thích cho các bạn hiểu hành vi đó là sai, đồng thời khuyên các bạn gỡ bài đăng trên mạng xã hội.
+ Nếu các bạn không nghe theo lời khuyên, em sẽ báo cáo sự việc với giáo viên chủ nhiệm để nhờ sự trợ giúp từ các thầy cô.
- Xử lí trường hợp 2: Nếu là anh M em sẽ hướng dẫn người dân tới các phòng/ ban phù hợp để giải quyết thủ tục hành chính hoặc cùng với người dân ngồi đợi cán bộ tiếp dân.
- Xử lí trường hợp 3: Nếu là một hộ dân trong thành phố, em sẽ khuyên mọi người nên nghiêm túc chấp hành những gì đã được hướng dẫn, vì đó là hành động bảo vệ tính mạng và tài sản của chính chúng ta và những người xung quanh.
Thông tin |
Nguyên tắc |
||||
Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng |
Quyền lực của nhà nước là thống nhất |
Quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân |
Tập trung dân chủ |
Pháp chế xã hội chủ nghĩa |
|
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đươcn tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật |
|
|
|
|
|
Cấp dưới phục tùng cấp trên, thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số |
|
|
|
|
|
Nhân dân Việt Nam là người thành lập ra nhà nước, trao quyền cho nhà nước và kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước |
|
|
|
|
|
Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau để thực hiện các quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc |
|
|
|
|
|
Đảng giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước |
|
|
|
|
|
Trả lời:
Thông tin |
Nguyên tắc |
||||
Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng |
Quyền lực của nhà nước là thống nhất |
Quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân |
Tập trung dân chủ |
Pháp chế XHCN |
|
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đươcn tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật |
|
X |
|
|
|
Cấp dưới phục tùng cấp trên, thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số |
|
|
|
X |
|
Nhân dân Việt Nam là người thành lập ra nhà nước, trao quyền cho nhà nước và kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước |
|
|
X |
|
|
Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau để thực hiện các quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc |
|
|
|
|
X |
Đảng giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước |
X |
|
|
|
Trả lời:
(*) Tham khảo:
Bầu cử là việc cử tri đưa ra quyết định của mình để lựa chọn những người xứng đáng tham gia các chức vụ chính quyền hoặc lãnh đạo của một tổ chức, cơ quan, đơn vị nào đó. Đây là cơ chế phổ biến hiện được các nền dân chủ áp dụng để phân bổ chức vụ trong bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng như ở chính quyền địa phương. Đồng thời là cơ sở pháp lý cho việc hình thành các cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước và là cơ sở bảo đảm cho mọi công dân thực hiện quyền làm chủ của mình đối với đất nước. Trong bất kỳ một thể chế chính trị nào, để nhà nước có quyền hợp pháp, thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân thì phải có sự đồng thuận của đa số người dân.
Ở nước ta, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp luôn là hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động dân chủ trực tiếp của công dân. Thông qua các cuộc bầu cử, quyền công dân, quyền làm chủ của nhân dân ta được thể hiện đầy đủ, đúng với bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tham gia bầu cử, cử tri cả nước sẽ phát huy đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng cho ý chí và nguyện vọng của mình trong các cơ quan quyền lực nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trả lời:
(*) Tham khảo:
|
|
Bầu cử Quốc hội khóa XV |
Một phiên họp của Quốc hội |
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kí sắc lệnh công bố Hiến pháp năm 2013 |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc xuống đồng cày ruộng tại Lễ Tịch điền |
SBT KTPL 10 Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
SBT KTPL 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân
SBT KTPL 10 Bài 16: Chính quyền địa phương
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động.
+ Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân và lợi ích của dân tộc.
- Tính nhân dân:
+ Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản Nhà nước và xã hội.
+ Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
- Tính quyền lực:
+ Tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính quyền lực.
+ Điều đó được thể hiện Ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Đồng thời, thể hiện qua việc các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp trên.
- Tính chế quyền xã hội chủ nghĩa:
+ Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính pháp chế xã hội chủ nghĩa.
+ Thực hiện quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng là một nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam.
+ Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được thể hiện qua các phương diện như: Đảng để ra đường lối, chủ trương, phương hướng cho Nhà nước; Đảng chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát hoạt động của Nhà nước; Đảng đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước,...
- Quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát:
+ Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là Nhân dân
+ Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc.
- Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân:
+ Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Nguyên tắc này thiết lập nền tảng để hình thành toàn bộ bộ máy nhà nước.
+ Nội dung nguyên tắc này khẳng định nhân dân Việt Nam là người thành lập ra Nhà nước, trao quyền cho Nhà nước và kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước.
- Tập trung dân chủ: Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung với hàng loạt các hình thức và chế độ như: bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy mô hình tổ chức hội đồng, uỷ ban để kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách; thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên; thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số,...
- Pháp chế xã hội chủ nghĩa:
+ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.
+ Pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, Công chức nhà nước và việc tổ chức bộ máy nhà nước phải tuân theo các quy định đó, Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí.