SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

3 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

Hãy đánh dấu √ vào câu trả lời đúng.

Câu 1 trang 35 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Ngân sách nhà nước là...

□ a. khoản thu của những quan hệ kinh tế phát sinh trong thị trường kinh tế.

□ b. bản dự trù thu chi tài chính của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.

□ c. quỹ tiền tệ tập trung chi cho cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội.

□ d. khoảng dự trù thu chi từ dân và cho dân.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 2 trang 35 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Những khoản thuộc tổng chi ngân sách là:

□ a. chi đầu tư phát triển, dự phòng ngân sách nhà nước, chi thường xuyên.

□ b. chi đầu tư phát triển, thư viện trợ, chi thường xuyên.

□ c. chi đầu tư phát triển, thuế, chi thường xuyên.

□ d. chi đầu tư phát triển, thuế, chi viện trợ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 3 trang 35 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Trường hợp nào dưới đây được gọi là bội chi ngân sách nhà nước?

□ a. Tổng thu lớn hơn tổng chi

□ b. Tổng thu nhỏ hơn tổng chi

□ c. Tổng thu lớn hơn hoặc bằng tổng chi.

□ d. Tổng thu nhỏ hơn hoặc bằng tổng chi.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 4 trang 35 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Chi ngân sách nhà nước không ảnh hưởng đến...

□ a. việc thúc đẩy và tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

□ b. mối quan hệ của các doanh nghiệp.

□ c. việc cân bằng an sinh xã hội

□ d. việc tạo một nền tảng chính trị ổn định.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 5 trang 36 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Nguồn nào dưới đây không được tính vào thu ngân sách nhà nước?

□ a. Thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế (như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,...)

□ b. Hoạt động sự nghiệp Công có nguồn thu ví dụ như trường học công, bệnh viện công, trung tâm thể thao,...

□ c. Khoản vay, viện trợ không hoàn lại từ nước ngoài cho các doanh nghiệp.

□ d. Lợi tức góp vốn từ tổ chức kinh tế, thu hồi vốn từ tổ chức kinh tế, bản và cho thuê tài sản nhà nước, đóng góp tự nguyện.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 6 trang 36 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Nhóm chi nào sau đây không được tính vào nhóm chi của ngân sách nhà nước?

□ a. Nhóm chỉ thường xuyên nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước như lương, công tác, hội họp, công tác phí,...

□ b. Nhóm chủ đầu tư phát triển nhằm tăng cường cơ sở vật chất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho doanh nghiệp.

□ c. Nhóm chi trả nợ và viện trợ để Nhà nước trả các khoản vay và thanh toán làm nghĩa vụ quốc tế.

□ d. Nhóm chi dự trữ quốc gia phục vụ việc dự trữ cho các biến động bất ngờ như dịch bệnh, thiên tai,...

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 7 trang 36 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Đâu không phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước?

□ a. Ngân sách nhà nước được thi hành với sự đồng ý của Quốc hội.

□ b. Ngân sách nhà nước được Quốc hội giám sát trực tiếp.

□ c. Ngân sách nhà nước tạo lập nguồn vốn lớn cho nền kinh tế.

□ d. Ngân sách nhà nước thực thi vì lợi ích chung của toàn thể quốc gia.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 8 trang 36 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Người dân có quyền gì về ngân sách nhà nước?

□ a. Quyền được biết về thông tin ngân sách

□ b. Quyền có tiếng nói và nhận phản hồi về thông tin ngân sách.

□ c. Quyền giám sát hiệu quả sử dụng ngân sách.

□ d. Quyền kiến nghị kiểm toán ngân sách nhà nước.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 9 trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Nội dung nào không phải là vai trò của ngân sách nhà nước?

□ a. Ngân sách nhà nước có thể huy động nguồn vốn lớn nhằm giúp nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng kinh tế.

□ b. Ngân sách nhà nước là công cụ quan trọng để hạn chế tình hình lạm phát.

□ c. Ngân sách nhà nước luôn đảm bảo cân bằng, không để xảy ra tình trạng suy thoái kinh tế.

□ d. Ngân sách nhà nước góp phần giúp phân phối thu nhập lại cho dân cư.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 10 trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Công dân đóng góp vào ngân sách nhà nước bằng cách nào?

□ a. Nộp thuế, phí và lệ phí.

□ b.Tham gia lực lượng lao động.

□ c. Thành lập doanh nghiệp.

□ d. Tất cả đều đúng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 1 trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Những khoản vay và chi viện trợ từ nước ngoài làm tăng nguồn thu ngân sách.

b. Thúc đẩy mạnh và nhanh về cơ sở hạ tầng là cách đúng nhất để thúc đẩy kinh tế.

c. Để tạo ra nguồn dự trữ quốc gia nên ngân sách nhà nước luôn bội thu qua từng năm.

d. Ngân sách nhà nước là khoản chi cho dân không hoàn trả lại.

 Trả lời:

- Ý kiến a. Không đồng tình. Vì: những khoản vay và chi viện trợ từ nước ngoài chỉ sử dụng ở những đơn vị được tiếp nhận các khoản viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mà đơn vị được giao làm chủ dự án và các đơn vị được tiếp nhận các khoản vay nợ từ nước ngoài mà đơn vị là đơn vị thụ hưởng. 

- Ý kiến b. Đồng tình. Vì: hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại, một hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển. Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng thiếu và yếu đã gây ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực, khó hấp thụ, vốn đầu tư, gây ra những “nút cổ chai kết cấu hạ tầng” ảnh hướng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.

- Ý kiến c. Không đồng tình. Vì: bởi vì việc tạo ra nguồn dự trữ quốc gia có thể dựa vào ngân sách nhà nước nhưng không vì thế mà nhà nước thu thuế người dân nhiều hơn và số ngân sách thu hàng năm không phải lúc nào cũng bội thu. 

- Ý kiến d. Không đồng tình.

Bài tập 2 trang 38 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đánh dấu X vào cột phù hợp với các ý kiến sau

Ý kiến

Quyền và nghĩa vụ thực hiện pháp luật về ngân sách

Quyền

Nghĩa vụ

a. Phải quản lý, sử dụng các khoản vốn và kinh phí được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả.

 

 

b. Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.

 

 

c. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.

 

 

d. Thực hiện đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí.

 

 

Trả lời:

Ý kiến

Quyền và nghĩa vụ thực hiện pháp luật về ngân sách

Quyền

Nghĩa vụ

a. Phải quản lý, sử dụng các khoản vốn và kinh phí được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả.

X

 

b. Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.

X

 

c. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.

 

X

d. Thực hiện đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí.

 

X

Bài tập 3 trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.

Thông tin. Việc thực hiện chi ngân sách trong những năm qua đã góp phần giảm tỉ lệ đói nghèo, mạng lưới an sinh xã hội ngày càng được nâng cao, chất lượng cuộc sống người dân dần cải thiện tích cực. Ngân sách nhà nước cũng đã chỉ để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ và khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh; cứu trợ, cứu đói cho nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai. Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách nhằm thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm. Một trong những biện pháp đó là tăng chi ngân sách và giảm thuế cho các doanh nghiệp.

Câu hỏi: Hãy cho biết những vai trò của ngân sách nhà nước có ở thông tin trên.

Trả lời:

- Vai trò của ngân sách trong đoạn văn trên là:

+ Điều tiết thu nhập dân cư,hạn chế sự bất bình đẳng xã hội;

+ Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội. Ngân sách được dùng để điều hòa xã hội, giúp đỡ người khó khăn, tránh tình trạng phân chia tầng lớp xã hội, thúc đẩy kinh tế, xã hội.

Bài tập 4 trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1. Trong năm qua, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, chị A được Uỷ ban nhân dân cấp vốn vượt nghèo nhưng chỉ dùng tiền để sửa nhà ở.

- Em có đồng tình với hành động của chị A không? Vì sao?

Trường hợp 2. Anh M bán hàng trực tuyến với các mặt hàng xách tay. Anh cho rằng mình không phải thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước.

- Theo em, anh M có phải đóng góp vào ngân sách nhà nước không? Vì sao?

Trường hợp 3. Chị cho biết, quán phở đầu hẻm trong khu phố của chị những năm qua chưa bao giờ phải đóng góp vào ngân sách nhà nước vì hoạt động của chị không nằm trong danh mục cần đóng thuế.

- Em có tán thành ý kiến của chị T không? Vì sao?

Trả lời:

* Trả lời câu hỏi trường hợp 1:

Em không đồng tình với hành động của chị H bởi vì tiền hỗ trợ từ Ủy ban nhân dân nhằm mục đích giúp chị H sử dụng để hỗ trợ vượt nghèo, đẩy mạnh kinh tế gia đình nhưng chị lại dùng tiền để sửa nhà, một việc không sinh lợi nhuận và khó có thể giúp chị ổn định lại kinh tế. 

* Trả lời câu hỏi trường hợp 2:

- Em không đồng tình với ý kiến này bởi vì theo luật pháp thì với những công dân với mức thu nhập theo quy định thì họ phải nộp thuế cho nhà nước vì vậy anh vẫn phải đóng góp vào ngân sách nhà nước. 

* Trả lời câu hỏi trường hợp 3:

Em không đồng tình vì ngoài thuế thu nhập thì người dân còn phải đóng thêm phí và lệ phí và đó cũng được gọi là ngân sách nhà nước.

Bài tập 1 trang 40 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy liệt kê 3 công trình sử dụng ngân sách nhà nước ở địa phương và giới thiệu ngắn cho bạn bè cùng lớp thông tin này.

Trả lời:

- 3 Công trình sử dụng ngân sách nhà nước:

+ Nhà văn hóa xã/ phường

+ Đường sắt trên cao tuyến Cát Linh – Hà Đông

+ Sân vận động Mỹ Đình

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

SBT KTPL 10 Bài 5: Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường

SBT KTPL 10 Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

SBT KTPL 10 Bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế

SBT KTPL 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

SBT KTPL 10 Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

1. Khái niệm ngân sách nhà nước

- Theo Điều 4 của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

- Ngân sách nhà nước gồm có:

+ Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp chocấp địa phương hướng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chí của cấp địa phương.

+ Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước

- Đặc điểm của ngân sách nhà nước:

+ Là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành;

+ Là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội.

+ Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cấu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia.

+ Ngân sách nhà nước luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyến hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách.

3. Vai trò của ngân sách nhà nước

- Vai trò của ngân sách nhà nước:

+ Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính;

+ Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội;

+ Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

4. Quyền và nghĩa vụ công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước

- Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước cụ thể như sau:

+ Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phí theo dự toán được giao thì phải quản lý, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính;

+ Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách;

+ Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát Cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật;

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

Đánh giá

0

0 đánh giá