20 câu Trắc nghiệm Các loại va chạm (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án – Vật lí lớp 10

4.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Vật lí lớp 10 Bài 19:  Các loại va chạm sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Vật lí 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 19:  Các loại va chạm. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 19:  Các loại va chạm

Phần 1: Trắc nghiệm  Các loại va chạm

Câu 1: Một người có khối lượng 50 kg nhảy ngang với vận tốc 2 m/s lên một chiếc thuyền trôi dọc theo bờ sông với vận tốc 1 m/s. Biết khối lượng của thuyền là 173,2 kg. Tìm độ lớn vận tốc của thuyền khi người đã nhảy vào thuyền.

A. 0,896 m/s.

B. 0,875 m/s.

C. 0,4 m/s.

D. 0,5 m/s.

Đáp án đúng là: A.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có: p1+p2=p

Vì ν1ν2 nên

V=m1.ν12+m2.ν22m1+m2=50.22+173,2.1250+173,2=0,896m/s

Câu 2: Một quả cầu khối lượng 2 kg chuyển động với tốc độ 3 m/s tới va chạm đàn hồi xuyên tâm vào quả cầu thứ hai khối lượng 3 kg đang chuyển động với vận tốc 1 m/s ngược chiều với quả thứ nhất. Xác định vận tốc của hai quả cầu sau va chạm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả cầu thứ nhất.

A. ν1'=1,8m/s ; ν2'=2,2m/s

B. ν1'=0,8m/s ; ν2'=2,2m/s

C. ν1'=0,8m/s ; ν2'=0,2m/s

D. ν1'=0,8m/s ; ν2'=2,2m/s

Đáp án đúng là: A.

Va chạm là đàn hồi xuyên tâm nên

+ Áp dụng định luật bảo toàn động lượng:

m1.ν1+m2.ν2=m1.ν1'+m2.ν2'

m1.ν1ν1'=m2.ν2'ν2(*)

+ Động năng trước và sau va chạm bằng nhau nên:

m1.ν122+m2.ν222=m1.ν1'22+m2.ν2'22

m1.ν12ν1'2=m2.ν2'2ν22(**)

Từ (*) và (**) ta có:

ν1'=m1m2.ν1+2.m2.ν2m1+m2

ν2'=m2m1.ν2+2.m1.ν1m1+m2

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả cầu thứ nhất nên v1=3m/s;v2=1m/s

Thay số vào ta được ν1'=1,8m/s ; ν2'=2,2m/s

Câu 3: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Cho g = 10 m/s2.

A. 5,0 kg.m/s.

B. 10 kg.m/s.

C. 4,9 kg.m/s.

D. 0,5 kg.m/s.

Đáp án đúng là: B.

Áp dụng biểu thức: Δp=F.Δt suy ra

Độ biến thiên động lượng: Δp=F.Δt=m.g.Δt=2.10.0,5=10kg.m/s

Câu 4: Quả cầu A khối lượng mchuyển động với vận tốc v1 va chạm vào quả cầu B khối lượng m2 đứng yên. Sau va chạm, cả hai quả cầu có cùng vận tốc v2. Ta có:

A. m1.ν1=m1+m2.ν2

B. m1.ν1=m2.ν2

C. m1.ν1=m2.ν2

D. m1.ν1=12m1+m2.ν2

Đáp án đúng là: A.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có m1.ν1=m1+m2.ν2

Câu 5: Viên bi A có khối lượng m= 60 g chuyển động với vận tốc v1 = 5 m/s va chạm vào viên bi B có khối lượng m2 = 40 g chuyển động ngược chiều có vận tốc v2. Sau va chạm, hai viên bi đứng yên. Độ lớn vận tốc viên bi B là:

A. ν2=103m/s

B. ν2=7,5m/s

C. ν2=253m/s

D. ν2=12,5m/s

Đáp án đúng là: B.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:

Độ lớn vận tốc viên bi B là: ν2=m1.ν1m2=60.540=7,5m/s

Câu 6: Chọn đáp án đúng

A. F=ΔpΔt

B. Δp=F.Δt

C. Δp=F.Δt

D. Cả đáp án A và B

Đáp án đúng là: A.

Lực tác dụng lên vật bằng tốc độ thay đổi động lượng của vật: F=ΔpΔt

Câu 7: Chọn đáp án đúng. Va chạm mềm

A. xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm.

B. là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.

C. động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm.

D. tổng động lượng của hệ trước và chạm nhỏ hơn tổng động lượng của hệ sau va chạm.

Đáp án đúng là: A.

Va chạm mềm xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm.

+ Xét thời gian va chạm ngắn thì va chạm mềm thỏa mãn định luật bảo toàn động lượng.

+ Động năng của hệ sau và chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm do một phần năng lượng đã bị chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.

Câu 8: Chọn đáp án đúng. Va chạm đàn hồi

A. xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm.

B. là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.

C. động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm.

D. tổng động lượng của hệ trước và chạm nhỏ hơn tổng động lượng của hệ sau va chạm.

Đáp án đúng là: B.

Va chạm đàn hồi là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.

+ Động lượng được bảo toàn.

+ Động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm.

Câu 9: Một người có khối lượng m1=50kg đang chạy với vận tốc ν1=3m/s thì nhảy lên một toa xe khối lượng m2=150kg chạy trên đường ray nằm ngang song song ngang qua người đó với ν2=2m/s. Tính vận tốc của toa xe sau khi người đó nhảy lên nếu ban đầu toa xe và người chuyển động cùng chiều. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.

A. 2,5 m/s.

B. 3 m/s.

C. 2,25 m/s.

D. 5 m/s.

Đáp án đúng là: C.

Coi hệ này là hệ kín, hiện tượng này giống như va chạm mềm.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:

m1.ν1+m2.ν2=m1+m2.V

Vì xe và người chuyển động cùng chiều dương nên:

m1.ν1+m2.ν2=m1+m2.V

V=m1.ν1+m2.ν2m1+m2=50.3+150.250+150=2,25m/s

Câu 10: Một người có khối lượng m1=50kg đang chạy với vận tốc ν1=3m/s thì nhảy lên một toa xe khối lượng m2=150kg chạy trên đường ray nằm ngang song song ngang qua người đó với ν2=2m/s. Tính vận tốc của toa xe sau khi người đó nhảy lên nếu ban đầu toa xe và người chuyển động ngược chiều. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.

A. 2,25 m/s.

B. 0,75 m/s.

C. 4 m/s.

D. 5 m/s.

Đáp án đúng là: B.

Coi hệ này là hệ kín, hiện tượng này giống như va chạm mềm.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:

m1.ν1+m2.ν2=m1+m2.V

Vì người chuyển động ngược chiều dương nên

m1.ν1+m2.ν2=m1+m2.V

V=m1.ν1+m2.ν2m1+m2=50.3+150.250+150=0,75m/s

Phần 2: Lý thuyết  Các loại va chạm

1. Mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng

Mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng

- Xét một vật có khối lượng m không đổi trong suốt quá trình chuyển động. Khi vật chịu tác dụng bởi một lực không đổi F thì gia tốc của vật là a. Sau khoảng thời gian Δt, độ biến thiên động lượng của vật Δp

- Lực tác dụng lên vật bằng tốc độ thay đổi động lượng của vật F=ΔpΔt

- Một số ứng dụng của việc sử dụng kiến thức về xung lượng

2. Thí nghiệm khảo sát va chạm

a. Các loại va chạm

- Va chạm đàn hồi

+ Là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm. Sau va chạm, vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.

+ Động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm

Va chạm đàn hồi giữa các viên bi da

Hệ con lắc Newton xảy ra va chạm đàn hồi

- Va chạm mềm (hay gọi là va chạm không đàn hồi)

+ Xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm

+ Động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm

Va chạm mềm giữa viên đạn và khối gỗ

3. Ứng dụng kiến thức động lượng vào cuộc sống

a. Cách thức giảm chuấn thương não trong quyền anh (Boxing)

Các võ sĩ luôn có phản xạ “dịch chuyển theo cú đấm” của đối thủ nhằm tăng thời gian tương tác của cú đấm, từ đó giảm độ lớn lực tương tác và giảm thiểu khả năng chấn thương cho bản thân

b. Vai trò của đai an toàn và túi khí trong ô tô

Khi thiết kế ô tô, nhà sản xuất luôn trang bị đai an toàn và túi khí nhằm tăng thời gian va chạm của tài xế với các vật dụng trong xe từ 10 đến 100 lần. Điều này dẫn đến việc giảm đáng kể độ lớn của lực tác dụng lên tài xế và giảm thiểu khả năng chấn thương của tài xế.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 19: Các loại va chạm

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 20: Động học của chuyển động tròn

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 21: Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 22: Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo

Từ khóa :
Vật lí 10
Đánh giá

0

0 đánh giá