20 câu Trắc nghiệm Chuyển động thẳng (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án – Vật lí lớp 10

4.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Vật lí lớp 10 Bài 4: Chuyển động thẳng sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Vật lí 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 4: Chuyển động thẳng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 4: Chuyển động thẳng

Phần 1: Trắc nghiệm Chuyển động thẳng

Câu 1: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.

A. s = 800 m và d = 200m.

B. s = 200 m và d = 200m.

C. s = 500 m và d = 200m.

D. s = 800 m và d = 300m.

Đáp án đúng là A.

Quãng đường đi được là s = AB + BC + BC = 200 + 300 + 300 = 800 (m).

Độ lớn độ dịch chuyển là d = AB = 200 (m).

Câu 2: Chọn đáp án đúng

A. Vận tốc trung bình là đại lượng véctơ được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện được độ dịch chuyển đó.

B. là đại lượng đặc trưng cho tính chất nhanh chậm của chuyển động.

C. là đại lượng đặc trưng cho tính nhanh chậm của chuyển động tại mỗi thời điểm.

D. là đại lượng vectơ đặc trưng cho tính nhanh chậm của chuyển động tại mỗi thời điểm.

Đáp án đúng là A.

Công thức tính độ dịch chuyển là vtb=dΔt trong đó d là vectơ độ dịch chuyển, Δt là khoảng thời gian thực hiện độ dịch chuyển đó.

Câu 3: Tốc độ trung bình bằng độ lớn vận tốc trung bình khi nào?

A. luôn luôn bằng nhau.

B. khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều.

C. khi vật chuyển động thẳng.

D. khi vật không đổi chiều chuyển động.

Đáp án đúng là B.

Tốc độ trung bình bằng độ lớn vận tốc trung bình khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều chuyển động.

Câu 4: Một vận động viên đã chạy 10000 m trong thời gian là 36 phút 23 giây 44. Tính tốc độ trung bình của vận động viên đó theo đơn vị là m/s.

A. 4,58 m/s.

B. 5 m/s.

C. 4 m/s.

D. 6 m/s.

Đáp án đúng là A.

Theo bài ta có:

s = 10000 m

t = 36 phút 23 giây 44 = 36.60 + 23,44 = 2183,44 s

Tốc độ trung bình của vận động viên là:

vtb=st=100002183,444,58 m/s.

Câu 5: Chọn câu đúng

A. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc.

B. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng bao giờ cũng là một đường thẳng.

C. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng luôn là một đường thẳng nằm ngang.

D. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng song song với trục Ox.

Đáp án đúng là: A

A - Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc.

B – Đường biểu diễn này có thể là đường gấp khúc, tùy thuộc vào hướng chuyển động của vật.

C - Đường biểu chỉ là đường nằm ngang khi tốc độ của vật không thay đổi theo thời gian.

D - Đường biểu chỉ là song song với trục Ox khi tốc độ của vật không thay đổi theo thời gian.

Câu 6: Hệ quy chiếu bao gồm các yếu tố

A. vật làm gốc, hệ trục tọa độ và đồng hồ đo thời gian.

B. vật làm gốc, đồng hồ đo thời gian.

C. hệ trục tọa độ và đồng hồ đo thời gian.

D. vật làm gốc, hệ trục tọa độ .

Đáp án đúng là: A.

Hệ quy chiếu bao gồm các yếu tố: vật làm gốc, hệ trục tọa độ và đồng hồ đo thời gian

Câu 7: Chọn đáp án đúng

A. quỹ đạo là đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động.

B. tập hợp tất cả các vị trí của một vật chuyển động tạo ra một đường nhất định, đường đó gọi là quỹ đạo.

C. chuyển động thẳng là chuyển động có quĩ đạo là đường thẳng.

D. cả A, B và C đều đúng.

Đáp án đúng là: D.

- Quỹ đạo là đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động. Hoặc có thể định nghĩa tập hợp tất cả các vị trí của một vật chuyển động tạo ra một đường nhất định, đường đó gọi là quỹ đạo.

- Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng.

Câu 8: Chọn đáp án đúng

A. tốc độ của vật là đại lượng đặc trưng cho tính chất nhanh chậm của chuyển động.

B. tốc độ trung bình của vật có công thức νtb=sΔt

C. đơn vị của tốc độ trong hệ SI là m/s

D. cả A, B và C đều đúng.

Đáp án đúng là: D.

- Tốc độ của vật là đại lượng đặc trưng cho tính chất nhanh chậm của chuyển động.

- Tốc độ trung bình của vật có công thức νtb=sΔt

- Đơn vị của tốc độ trong hệ SI là m/s.

Câu 9: Chuyển động thẳng đều là

A. chuyển động có quĩ đạo là đường thẳng và có tốc độ tức thời không đổi theo thời gian.

B. chuyển động có tốc độ tức thời không đổi theo thời gian.

C. chuyển động có tốc độ tức thời thay đổi theo thời gian.

D. chuyển động có tốc độ trung bình thay đổi theo thời gian.

Đáp án đúng là: A.

Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quĩ đạo là đường thẳng và có tốc độ tức thời không đổi theo thời gian.

Câu 10: Chọn đáp án đúng

A. độ dịch chuyển là một đại lượng vectơ có gốc tại vị trí ban đầu, hướng từ vị trí đầu đến vị trí cuối, độ lớn bằng khoảng cách giữa vị trí đầu và vị trí cuối.

B. độ dịch chuyển là đại lượng có thể nhận giá trị dương, âm hoặc bằng không.

C. độ dịch chuyển được xác định bằng độ biến thiên tọa độ của vật d=x2x1=Δx

D. tất cả các đáp án trên đều đúng.

Đáp án đúng là: D.

A - đúng, độ dịch chuyển là đại lượng vectơ kí hiệu là d

B - đúng, vì độ dịch chuyển phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối, hướng chuyển động và chiều dương của trục tọa độ được chọn.

C - đúng.

Phần 2: Lý thuyết Chuyển động thẳng

1. Một số khái niệm cơ bản trong chuyển động

- Chất điểm: Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với quãng đường đi được hoặc so với khoảng cách mà ta đề cập đến.

Các hành tinh trong hệ Mặt Trời xem là chất điểm khi xét trong không không gian

(Hình tỉ lệ chỉ mang tính tương đối)

- Vị trí: Để xác định vị trí của vật, ta cần chọn một vật khác làm gốc. Sau đó gắn vào vật này một trục Ox hoặc hệ tọa độ Oxy. Khi đó, vị trí của vật có thể được xác định bởi tọa độ x=OM¯. Vật làm gốc, hệ trục tọa độ kết hợp với đồng hồ đo thời gian tạo thành hệ quy chiếu.

- Thời điểm: Thời gian có thể biểu diễn thành một trục gọi là trục thời gian. Chọn một điểm nhất định làm gốc thời gian thì mọi điểm khác trên trục thời gian được gọi là thời điểm.

- Quỹ đạo: Đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động.

2. Tốc độ

a. Tốc độ trung bình

- Tốc độ trung bình của vật (kí hiệu vtb) được xác định bằng thương số giữa quãng đường vật đi được và thời gian để vật thực hiện quãng đường đó

vtb=sΔt

Trong hệ SI, đơn vị của tốc độ là m/s

Một số đơn vị thường dùng khác của tốc độ là km/h, km/s, cm/s,…

b. Tốc độ tức thời

- Tốc độ trung bình tính trong khoảng thời gian rất nhỏ là tốc độ tức thời (kí hiệu v) diễn tả sự nhanh, chậm của chuyển động tại thời điểm đó.

Giá trị trên tốc kế cho biết tốc độ tức thời

3. Vận tốc

a. Độ dịch chuyển

- Độ dịch chuyển được xác định bằng độ biến thiên tọa độ của vật

d=x2x1=Δx

- Độ dịch chuyển là đại lượng vecto, kí hiệu là d

- Độ dịch chuyển có thể nhận giá trị dương, âm hoặc bằng không. Quãng đường là đại lượng không âm.

b. Vận tốc

- Vận tốc trung bình là đại lượng vecto được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện độ dịch chuyển đó

vtb=dΔt=ΔxΔt

- Xét trong một khoảng thời gian rất nhỏ, vận tốc trung bình sẽ trở thành vận tốc tức thời. Độ lớn của vật tốc tức thời chính là tốc độ tức thời.

- Tốc độ trung bình chỉ bằng độ lớn của vận tốc trung bình khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều.

4. Đồ thị độ dịch chuyển - Thời gian

a. Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian dựa vào số liệu cho trước

Ví dụ:

Từ số liệu này có thể vẽ được đồ thị độ dịch chuyển – thời gian

- Đồ thị có dạng đường thẳng, đi qua gốc tọa độ nên chuyển động của con rùa là chuyển động thẳng đều.

b. Xác định vận tốc từ độ dốc của đồ thị (d – t)

- Vận tốc tức thời của vật tại một thời điểm được xác định bởi độ dốc của tiếp tuyến với đồ thị (d – t) tại thời điểm đang xét.

- Tốc độ tức thời tại một thời điểm chính là độ lớn của độ dốc tiếp tuyến của đồ thị (d – t) tại điểm đó.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 3: Đơn vị và sai số trong vật lí

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 4: Chuyển động thẳng

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 5: Chuyển động tổng hợp

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 7: Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động ném

Đánh giá

0

0 đánh giá