Với giải Bài 3 trang 62 Chuyên đề Hóa học 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 9: Thực hành thí nghiệm hóa học ảo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Hóa 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Chuyên đề Hóa học 10 Bài 9: Thực hành thí nghiệm hóa học ảo
Bài 3 trang 62 Chuyên đề Hóa học 10: Hãy thiết kế thí nghiệm (thẻ New): Phản ứng của dung dịch iron(II) chloride 1M (FeCl2) với dung dịch potassium hydroxide 1 M (KOH).
a) Ghi rõ các bước chuẩn bị hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm.
b) Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích.
Lời giải:
Bước 1: Nhấp chuột vào thẻ New, chọn Presentation rồi kéo ra màn hình làm việc, gõ tên thí nghiệm “Phản ứng của dung dịch iron(II) chloride với dung dịch potassium hydroxide”. Sau đó chọn (khay để lấy hóa chất, dụng cụ)
Bước 2: Lấy hóa chất
- Chọn Fe: Nhấp chuột vào thẻ Chemicals → Metal → Iron. Kéo thả vào khay.
Nhấp vào thông số khối lượng, điều chỉnh khối lượng Fe về 0,56 gam.
- Chọn hydrochloric acid: Chemicals → Acids → hydrochloric acid. Kéo thả vào khay. Nhấp vào các thông số về nồng độ và thể tích để điều chỉnh cho phù hợp với thí nghiệm. Chọn nồng độ 2 M và thể tích 10 cm3
- Chọn dung dịch potassium hydroxide: Chemicals → Alkalis → Potassium hydroxide. Thông số về nồng độ là 1M phù hợp với thí nghiệm nên không cần điều chỉnh.
Bước 3: Lấy dụng cụ
- Chọn bình tam giác: Nhấp chuột vào thẻ Glassware → Standard → Erlenmeyer flask
Bước 4: Nhấp nút Play/Pause trên thanh công cụ. Cho iron (Fe) vào bình tam giác rồi thêm tiếp hydrochloric acid.
Nhấn nút Play/Pause trên thanh công cụ để thí nghiệm bắt đầu diễn ra, quan sát hiện tượng xảy ra. Muốn phản ứng xảy ra nhanh hay chậm, nhấp chuột vào nút Simulation Speed
Nhấp nút Play/Pause trên thanh công cụ. Cho tiếp dung dịch potassium hydroxide vào bình tam giác:
Nhấn nút Play/Pause trên thanh công cụ để thí nghiệm bắt đầu diễn ra, quan sát hiện tượng xảy ra. Muốn phản ứng xảy ra nhanh hay chậm, nhấp chuột vào nút Simulation Speed
Bước 5: Sau khi các chất phản ứng với nhau, nhấn chuột vào các icon bên phải của dụng cụ để biết các thông tin:
Bước 6: Quan sát – Giải thích thí nghiệm
Hiện tượng:
- Đầu tiên iron (Fe) tan trong HCl để được dung dịch màu xanh, có khí thoát ra (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể sau phản ứng);
- Thêm tiếp dung dịch potassium hydroxide vào bình phản ứng thu được kết tủa màu trắng hơi xanh;
Giải thích bằng phương trình hóa học:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2↓ + 2KCl
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Luyện tập trang 56 Chuyên đề Hóa học 10: Sử dụng thẻ Open – local để mô phỏng thí nghiệm “Acid and base”. Phân tích và lí giải kết quả của thí nghiệm...