SBT Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư | Giải SBT Địa lí lớp 12

2.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư

Câu 1 trang 40 SBT Địa lí 12: Điền vào chỗ trống những nội dung thích hợp, để thể hiện đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta và ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế-xã hội và môi trường.

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 1)

Trả lời:

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 2)

Câu 2 trang 41 SBT Địa lí 12: Ý nào sau đây biểu hiện rõ nhất nước ta là nước đông dân?

A. Số dân nước ta là trên 90 triệu người.

B. Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm hơn 1 triệu người.

C. Dân số nước ta chỉ đứng sau Indonexia và Philippin.

D. Dân số nước ta đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trên thế giới.

Trả lời: 

Một nước đông dân được căn cứ vào quy mô dân số so với trung bình và trên thế giới.

Chọn D.

Câu 3 trang 41 SBT Địa lí 12: Thời gian qua, mức gia tăng dân số ở nước ta giảm chủ yếu là do

A. quy mô dân số giảm.

B. dân số có xu hướng già hóa.

C. kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

D. tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ giảm.

Trả lời: 

Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm nhanh dân số, độ tuổi dưới 14 giảm mạnh.

Chọn C.

Câu 4 trang 41 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 7)

a. Nhận xét sự biến động cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta giai đoạn 1999-2014.

b. Cho biết cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta đang biến động theo xu hướng nào?

Trả lời: 

a. Nhận xét sự biến động cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta giai đoạn 1999-2014.

Giai đoạn 1999-2014:

+ Giảm mạnh tỉ trọng nhóm từ 0-14 tuổi, giảm 10%.

+ Tăng nhanh nhóm từ 15-59 tuổi, tăng 7,9%.

+ Tăng nhóm từ 60 tuổi trở lên, tăng 2,1%.

b. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta đang biến động theo xu hướng

Cơ cấu dân số trẻ, đang trong thời kì dân số vàng và đang trong giai đoạn già hóa dân số.

Câu 5 trang 42 SBT Địa lí 12: Biểu đồ trên thể hiện được nội dung nào sau đây?

A. Mật độ dân số trung bình của cả nước và một số vùng ở nước ta năm 2014.

B. Gia tăng dân số của cả nước và một số vùng ở nước ta năm 2014.

C. Số dân của cả nước và một số vùng ở nước ta năm 2014.

D. Tốc độ tăng trưởng dân số của cả nước và một số vùng ở nước ta năm 2014.

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 3)

Trả lời:

Căn cứ vào biểu đồ và bảng chú giải => Biểu đồ thể hiện nội dung mật độ dân số trung bình của cả nước và một số vùng ở nước ta năm 2014.

Chọn A.

Câu 6 trang 42 SBT Địa lí 12: Mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng so với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên lần lượt gấp bao nhiêu lần?

A. 10,3 và 12,9 lần.

B. 10,5 và 10,2 lần.

C. 8,1 và 7,8 lần.

D. 9,5 và 5,6 lần.

 

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 4)

Trả lời:

Để tính số gấp bao nhiêu lần, t lấy: MĐDS ĐBSH/ MĐDS TDMNBB ; MĐDS ĐBSH/ MĐDS Tây Nguyên; từ công thức trên: Ta có, mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng so với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên lần lượt gấp là 10,3 và 12,9 lần.

Chọn A.

Câu 7 trang 43 SBT Địa lí 12:

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 5)

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa các vùng.

B. Các vùng phía Nam có mật độ dân số cao hơn các vùng phía Bắc.

C. Dân cư nước ta phân bố tương đối đồng đều giữa các vùng.

D. Dân cư nước ta chỉ tập trung ở đồng bằng.

Trả lời: 

Dân cư phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng- miền núi, thành thị-nông thôn, nội bộ vùng.

Chọn A.

Câu 8 trang 43 SBT Địa lí 12: Phân bố dân cư chưa hợp lí ảnh hưởng lớn đến

A. mức gia tăng dân số.

B. truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc.

C. cơ cấu dân số.

D. sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.

Trả lời: 

Dân cư phân bố chưa hợp lí ảnh hưởng đến sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên.

Chọn D.

Câu 9 trang 43 SBT Địa lí 12: Giải thích tại sao dân cư nước ta lại phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng và thưa thớt ở khu vực miền núi.

Trả lời: 

Dân cư tập trung đông ở nơi có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú:

- Đồng bằng là nơi có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu thuận lợi, dân cư tập trung đông.

- Miền núi là nơi có địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn, không thuận lợi cho sản xuất và cư trú, dân cư thưa thớt.

Câu 10 trang 43 SBT Địa lí 12: Vì sao nước ta phải phân bố lại dân cư cho hợp lí? Nêu một số phương pháp và biện pháp đã thực hiện thời gian qua?

Trả lời: 

a)  Phải phân bố lại dân cư cho hợp lí , vì:

- Hiện nay dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí, cụ thể:

+ Mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2006 là 254 người/km2

+ Dân số nước ta phân bố chưa hợp lý giữa miền núi, trung du với đồng bằng. Dân số tập trung rất đông ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi trung du.

            D/c: Vùng đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ nhưng có dân cư tập trung đông đúc (khoảng 75% dân số) với mật độ dân số cao: Đồng bằng sông Hồng có mật độ trung bình cao nhất cả nước là trên 1000người/km2; Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và một số khu vực ven biển là 501 - 1000 người/km2.

            D/c: Miền núi trung du nước ta có diện tích tự nhiên rộng, 3/4 diện tích cả nước, là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng dân số chỉ khoảng 25%, nên mật độ dân số trung bình ở miền núi, trung du nước ta rất thưa điển hình ở Tây Bắc; Tây Nguyên là dưới 50 người/km2 , một số nơi dân số từ 50 – 100 người/km2 .

- Việc phân bố dân cư không hợp lí gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng:

+ Khó khăn trong việc phân bố nguồn lao động, gia tăng chênh lệch giàu nghèo.

+ Sức ép lên vấn đề môi trường, việc làm, không gian cư trú, cạn kiệt tài nguyên,... cho khu vực đồng bằng.

+ Thiếu lao động cho việc khai thác tài nguyên, bảo vệ vùng biên cương,... ở các vùng đồi núi.

b) Một số biện pháp và giải pháp

- Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. 

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi.

Câu 11 trang 44 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 6)

a. Nhận xét sự biến động cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta trong thời gian trên.

b. Cho biết nguyên nhân của sự biến động.

Trả lời: 

a. Nhận xét sự biến động cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta trong thời gian trên.

Giai đoạn 1990-2014:

- Tăng nhanh tỉ lệ dân cư thành thị, tăng 13,6%.

- Giảm tỉ lệ dân cư nông thôn tương ứng, giảm 13,6%.

b. Nguyên nhân của sự biến động.

Nguyên nhân là do nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, đô thị hóa là kết quả tất yếu của quá trình này, biểu hiện của nó là sự gia tăng nhanh chóng về quy mô dân cư thành thị và tỉ lệ thị dân.

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá