Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta lớp 12.
Giải bài tập Địa Lí Lớp 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 68 SGK Địa lí 12: Từ hình 16.1. Hãy nhận xét tỉ lệ gia tăng dân số qua các giai đoạn.
Phương pháp giải:
Kĩ năng nhận xét biểu đồ:
+ Nhận xét chung cả giai đoạn: tăng/giảm hay biến động không ổn định.
+ Chọn các mốc quan trọng, đột biến về giá trị để phân chia giai đoạn
+ Nhận xét chú ý có dẫn chứng
Trả lời:
- Nhìn chung tỉ lệ gia tăng dân số trong giai đoạn này có nhiều biến động:
+ Giai đoạn năm 1921 – 1954 :Tỉ lệ gia tăng dân số nhìn chung thấp (trung bình <2%), do đây là thời kì chiến tranh ở nước ta.
+ Giai đoạn 1954 – 1976 (xây dựng XHCN ở miền Bắc): tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất (trên 3%) do miền Bắc bước vào xây dựng XHCN, có hiện tượng sinh bù sau chiến tranh , đây là thời kì bùng nổ dân số ở nước ta.
+ Giai đoạn 1976 – 2005 (bước vào thời kì hòa bình): tỉ lệ gia tăng dân số giảm dần từ 2,16% xuống còn 1,32%. Giai đoạn này đất nước bước vào thời kì hòa bình, nhà nước đề ra chính sách kế hoạch hóa gia đình và từng bước có hiệu quả.
Phương pháp giải:
- Kĩ năng nhận xét bảng số liệu
- So sánh mật độ dân số giữa miền núi với đồng bằng, đồng bằng - đồng bằng, miền núi - miền núi và thành thị - nông thôn (dẫn chứng)
Trả lời:
- Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa miền núi và đồng bằng:
+ Vùng đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích nhưng tập trung tới 75% dân số, trong khi miền núi với ¾ diện tích nhưng chỉ có 25% dân số.
+ Mật độ dân số đồng bằng sông Hồng gấp 17,7 lần Tây Bắc; 8,3 lần Tây Bắc và 13,8 lần Tây Nguyên.
- Trong các đồng bằng có sự phân hóa: đồng bằng sông Hồng gấp 2 lần đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đồng bằng sông Hồng tập trung đông dân nhất (mật độ 1225 người/km2)
+ Đồng bằng sông Cửu Long mật độ dân số là 429 người/km2)
- Giữa các vùng miền núi cũng có sự chênh lệch:
+ Thấp nhất là Tây Bắc với mật độ là 69 người/km2.
+ Tây Nguyên là 89 người/km2.
+ Đông Bắc là 148 người/km2 (gấp 2,1 lần Tây Bắc).
Phương pháp giải:
- Kĩ năng nhận xét bảng số liệu
+ Nhận xét cơ cấu
+ Nhận xét sự thay đổi
Trả lời:
- Số dân nông thôn luôn chiếm tỉ lệ cao hơn số dân thành thị (năm 2005, tỉ lệ dân nông thôn là 73.1%, tỉ lệ dân thành thị là 26,9% ).
- Giai đoạn 1990 - 2005, cơ câu dân số phân theo thành thị và nông thôn có sự chuyển dịch theo hướng:
+ Giảm tỉ lệ dân số nông thôn (80,5% xuống còn 73,1%).
+ Tăng tỉ lệ dân số thành thị (19,5% lên 26,9%).
⟹ Đây là sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Phương pháp giải:
Trả lời:
Phân bố dân cư chưa hợp lí dẫn đến những tác động tiêu cực như:
- Về kinh tế : ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên, có nơi thừa, nơi thiếu lao động.
- Về xã hội : gây ra nhiều vấn nạn như ùn tắc giao thông, chênh lệch giàu nghèo, trộm cắp tệ nạn xã hội…
- Môi trường : tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng
Câu hỏi và bài tập (trang 72 SGK Địa lí 12)
Bài 1 trang 72 SGK Địa Lí 12: Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
Phương pháp giải:
- Tác động tích cực và tiêu cực
- Liên hệ ba mặt: kinh tế - xã hội - môi trường
Trả lời:
a) Tích cực :
- Dân số đông:
+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.
- Dân số trẻ:
+ Năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.
+ Tỉ lệ người phụ thuộc ít hơn, giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống.
- Thành phần dân tộc đa dạng:
+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.
b) Tiêu cực :
Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.
- Về kinh tế :
+ Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.
+ Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.
+ Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả.
- Về xã hội :
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn thấp.
+ Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng miền núi.
- Về môi trường :
Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường
+ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
+ Ô nhiễm môi trường.
Phương pháp giải:
Trả lời:
- Tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng vì : Việt Nam có quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ nên số người trong độ tuổi sinh đẻ cao => dẫn đến tỉ lệ sinh cao
- Ví dụ : Nếu số dân là 65 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số 1,5%, thì mỗi năm dân số tăng 0,975 triệu người. Nếu quy mô dân số 85 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số 1,3%, thì mỗi năm dân số tăng thêm 1,105 triệu người.
=> Như vậy, mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số lớn nên dân số vẫn tăng thêm nhiều hơn.
Phương pháp giải:
- Liên hệ thực trạng phân bố dân cư nước ta
- Kiến thức mục 3, 4 trang 69 - 71 SGK Địa lí 12 cơ bản
Trả lời:
* Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí vì: hiện nay dân cư nước ta có sự phân bố còn chưa hợp lí giữa vùng đồng bằng với trung dù và miền núi, giữa thành thị và nông thôn, ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.
Vùng đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước trong khi diện tích bằng ¼ cả nước. Trung du miền núi là nơi tập trung nhiều tài nguyên quan trọng nhưng mật độ dân số lại thấp, thiếu lao động cho khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.
* Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua :
- Thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trong cả nước.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tăng cường đào tạo tay nghề cho lao động xuất khẩu.
Lý thuyết Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
I. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
* Đông dân:
- Dân số đông: 84 156 nghìn người (năm 2006), đứng thứ 3 Đông Nam Á ( sau Inddoonexxia, Philippin), thứ 13 thế giới.
- Đánh giá:
+ Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Khó khăn: Gây khó khăn cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
* Nhiều thành phần dân tộc:
- Có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người.
- Các dân tộc luôn đoàn kết, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, hiện nay sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể, mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp. Vì vậy cần chú trọng đầu tư hơn nữa với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này.
- Có 3,2 triệu người Việt sinh đang sinh sống ở nước ngoài; tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ôxtrâylia, một số nước châu Âu.
II. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
- Dân số nước ta tăng nhanh, bùng nổ dân số nửa cuối thế kỉ XX, thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn; tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm cao nhất trong giai đoạn 1954 - 1960.
- Do kết quả của việc thực hiện kế hoạch hóa dân số và gia đình nhịp độ tăng dân số có giảm đi nhưng hiện nay môi năm tăng thêm 1,1 triệu người.
- Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, có xu hướng già hóa ( năm 2005: tỷ lệ dân Dưới tuổi lao động: 27%., trong độ tuổi lao động: 64% trên độ tuổi lao động: 9%.)
* Tác động:
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy.
+ Chậm chuyễn dịch cơ cấu kinh tế ngành và lãnh thỗ.
- Sức ép đối với việc phát triển xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện.
+ GDP bình quân đầu người còn thấp.
+ Các vấn đề phát triển y tế, văn hóa, giáo dục.
- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:
+ Sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Ô nhiễm môi trường, không gian cư trú chật hẹp.
III. Phân bố dân cư chưa hợp lý
Mật độ dân số trung bình ở nước ta là: 254 người/km2 (2006) nhưng phân bố chưa hợp lý giữa các vùng.
a. Giữa đồng bằng với trung du, miền núi
- Đồng bằng và ven biển tập trung 75% dân số, nhưng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, mật độ dân số cao. ĐBSH có mật độ cao nhất nước: 1225 người/km2, gấp 2,5 lần ĐBSCL, Tây Bắc có mật độ thấp nhất 69 người/km2, Tây Nguyên 89 người/km2.
- Vùng núi, trung du có mật độ dân số thấp: 25% dân số.
b. Giữa thành thị và nông thôn
- Nông thôn chiếm 73,1% dân số, thành thị chiếm 26,9% dân số.
- Xu hướng thay đổi: Tỉ trọng dân thành thị tăng, tỉ trọng dân nông thôn giảm.
- Sự phân bố chưa hợp lý làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. Vì vậy cần phải phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước
IV. Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng.
- Xây dựng quy hoạch và có chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi và nông thôn.