SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 18 (Cánh diều): Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước

2.5 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước

Bài tập 1 trang 111 SBT Kinh tế pháp luật 10Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết đâu không phải là cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 18 (Cánh diều): Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam về bộ máy nhà nước  (ảnh 1)

Trả lời:

- Những tổ chức không nằm trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

+ Đại hội đại biểu Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 

Bài tập 2 trang 112 SBT Kinh tế pháp luật 10Những nhiệm vụ dưới đây là của Quốc hội hay Chính phủ?

(Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Nhiệm vụ

Quốc hội

Chính phủ

A. Xây dựng và tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật.

 

 

B. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.

 

 

C. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.

 

 

D. Thống nhất quản lí nhà nước về các lĩnh vực trong xã hội.

 

 

E. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.

 

 

G. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân.

 

 

H. Quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng của quốc gia.

 

 

I. Quyết định các vấn đề chiến tranh và hòa bình.

 

 

K. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

 

 

L. Quyết định các biện pháp bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.

 

 

M. Lãnh đạo công tác của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.

 

 

N. Quyết định nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

 

 

O. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ.

 

 

P. Quyết định chính sách cơ bản về dân tộc, tôn giáo.

 

 

Trả lời:

Nhiệm vụ

Quốc hội

Chính phủ

A. Xây dựng và tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật.

 

X

B. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.

X

 

C. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.

X

 

D. Thống nhất quản lí nhà nước về các lĩnh vực trong xã hội.

 

X

E. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.

 

X

G. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân.

 

X

H. Quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng của quốc gia.

X

 

I. Quyết định các vấn đề chiến tranh và hòa bình.

X

 

K. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

 

X

L. Quyết định các biện pháp bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.

X

 

M. Lãnh đạo công tác của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.

 

X

N. Quyết định nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

X

 

O. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ.

X

 

P. Quyết định chính sách cơ bản về dân tộc, tôn giáo.

X

 

Bài tập 3 trang 112 SBT Kinh tế pháp luật 10Nhiệm vụ nào dưới đây là của Chủ tịch nước?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, vinh dự nhà nước.

B. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

C. Quyết định các kì họp Quốc hội và Chính phủ.

D. Tổ chức thi hành pháp luật thống nhất ở Trung ương và địa phương. 

E. Ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ. 

G. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

H. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quan trọng của Nhà nước.

Trả lời:

- Chọn đáp án: A, B, E, H

Bài tập 4 trang 113 SBT Kinh tế pháp luật 10Nhiệm vụ nào dưới đây không phải là của Toà án nhân dân?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

C. Bảo vệ mọi hoạt động của các tổ chức, cá nhân.

D. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 5 trang 113 SBT Kinh tế pháp luật 10: Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ:

A. bảo vệ lợi ích của công dân.

B. bảo vệ pháp luật.

C. bảo vệ an toàn cho nhân dân.

D. bảo vệ trật tự xã hội.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 6 trang 113 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ nào dưới đây? 

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. 

B. Thực hiện công tác bầu cử ở Trung ương.

C. Đề xuất người ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. 

D. Kiểm tra hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 7 trang 113 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin

Báo cáo trước Quốc hội về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu rõ:

“Về phát triển kinh tế - xã hội, nhằm khắc phục những khó khăn do tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19, Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương vừa phải quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động của Chính phủ; phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa chính sách tài khoá, tiền tệ và các chính sách khác trong chỉ đạo, điều hành; tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, vượt qua thách thức; nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực. [...]

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng chỉ tăng bình quân 1,82%, cả năm ước tăng dưới mức Quốc hội giao; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt trên 80%, cả năm ước vượt dự toán, cơ bản bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác.... Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước cả năm đạt khoảng 35% GDP. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 9 tháng đạt trên 240 tỉ USD, cả năm ước tăng khoảng 10,7%. [...]

Các hoạt động văn hoá, xã hội được tổ chức theo hình thức phù hợp với tình hình dịch bệnh, nhất là tăng cường các hoạt động trực tuyến. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống người có công, đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội, giảm nghèo được đẩy mạnh. Công tác an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh được triển khai tích cực, hiệu quả. Các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, người cao tuổi, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tiếp tục được quan tâm; thể thao thành tích cao đạt một số kết quả ấn tượng.

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân tiếp tục được quan tâm; đẩy mạnh kết nối liên thông nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh trực tuyến. Khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine, thuốc, sinh phẩm trong nước. Tổ chức tốt các kì thi tốt nghiệp, tuyển sinh cao đẳng, đại học; khai giảng năm học mới, dạy và học trực tiếp, trực tuyến linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch bệnh; tích cực triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em" (đã vận động quyên góp được số tiền tương đương hơn 1 triệu máy tính đang triển khai mua để hỗ trợ học sinh trên cả nước có điều kiện học tập trực tuyến). Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ trên các lĩnh vực”.

(Theo chinhphu.vn, ngày 21/10/2021)

a) Nhiệm vụ của Chính phủ được thể hiện trong những lĩnh vực nào qua thông tin trên?

b) Những nhiệm vụ này cho thấy Chính phủ là cơ quan nào trong bộ máy nhà nước?

Trả lời:

- Yêu cầu a) Nhiệm vụ của Chính phủ là: 

+ Về phát triển kinh tế - xã hội, nhằm khắc phục những khó khăn do tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19.

+ Về văn hoá, xã hội tổ chức theo hình thức phù hợp với tình hình dịch bệnh, nhất là tăng cường các hoạt động trực tuyến.

+ Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống người có công, đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội, giảm nghèo được đẩy mạnh.

+ Công tác an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh được triển khai tích cực, hiệu quả.

+ Các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, người cao tuổi, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tiếp tục được quan tâm; thể thao thành tích cao đạt một số kết quả ấn tượng.

+ Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ: đẩy mạnh kết nối liên thông nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh trực tuyến.

+ Về khoa học: Khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine, thuốc, sinh phẩm trong nước.

+ Về giáo dục: Dạy và học trực tiếp, trực tuyến.

- Yêu cầu b) Những nhiệm vụ này cho thấy Chính phủ là cơ quan cơ quan chấp hành của Quốc hội trong bộ máy nhà nước.

Bài tập 8 trang 115 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin.

Sáng ngày 15/12/2021, Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ đã phối hợp với Toà án nhân dân cùng cấp tổ chức xét xử theo thủ tục rút gọn vụ án Phạm Văn T phạm tôi “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự.

Theo quyết định truy tố: Khoảng 2 giờ ngày 15/11/2021, bị cáo Phạm Văn T có hành vi trộm cấp chiếm đoạt 1 chiếc điện thoại di động trị giá 4 800 000 đồng của chị Đinh Thị P. Hành vi đó của bị cáo Phạm Văn T đã phạm vào tội "Trộm cấp tài sản", quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự. Vụ án đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, vì vậy các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Đ đã ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử để xử lí theo quy định của pháp luật.

Tại phiên toà, Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ đọc cáo trạng luận tội bị cáo. Xét tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Phạm Văn T 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Em hãy cho biết nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân được thể hiện như thế nào qua thông tin trên.

Trả lời:

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân:

+ Nhiệm vụ: Bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

+ Quyền hạn: Xét sử vụ án trộm cắp tài sản.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân:

+ Nhiệm vụ: Bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

+ Quyền hạn:  Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Bài tập 9 trang 115 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoài và Hoa tranh luận với nhau:

- Hoài: Quốc hội và Chính phủ là hai cơ quan có chức năng, nhiệm vụ như nhau, vì đều là cơ quan nhà nước cấp trung ương và cùng lãnh đạo đất nước.

- Hoa: Tớ thì nghĩ rằng, Quốc hội và Chính phủ tuy cùng là hai cơ quan nhà nước ở Trung ương, nhưng là hai cơ quan khác nhau hoàn toàn.

Em đồng ý với ý kiến của bạn nào trong đoạn hội thoại trên đây? Vì sao? 

Trả lời:

- Em đồng ý với ý kiến của bạn Hoa vì Quốc Hội và Chính phủ sẽ đảm nhiệm những chức năng, quyền hạn khác nhau để xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

Bài tập 10 trang 115 SBT Kinh tế pháp luật 10Em hãy cho biết, bộ máy nhà nước có vai trò như thế nào đối với mỗi người dân và đối với quê hương em trong cuộc sống hằng ngày.

Trả lời:

- Vai trò của bộ máy nhà nước đối với mỗi người dân:

+ Bảo vệ cuộc sống của mỗi cá nhân người dân.

+ Xây dựng một đất nước phát triển, đáp ứng mọi nhu cầu người dân.

+ Đảm bảo sự công bằng, dân chủ.

Bài tập 11 trang 115 SBT Kinh tế pháp luật 10: Là học sinh trung học phổ thông, em cần làm gì để bảo vệ bộ máy nhà nước?

Trả lời:

- Học sinh cần:

+ Chăm chỉ; sáng tạo; học tập; lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn. 

+ Tích cực rèn luyện đạo đức; tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.

+ Quan tâm đến đời sống chính trị – xã hội của địa phương, đất nước. 

+ Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.

+ Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng…

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT KTPL 10 Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường

SBT KTPL 10 Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước

SBT KTPL 10 Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội

SBT KTPL 10 Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam

SBT KTPL 10 Bài 21: Thực hiện pháp luật

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước

1. Quốc hội

Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội:

- Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật;

- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp luật và nghị quyết của Quốc hội;

- Xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước | Kinh tế Pháp luật 10

Một phiên họp của Quốc hội Việt Nam

- Quyết định những vấn đề cơ bản và quan trong của quốc gia như:

+ Mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

+ Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ, dân tộc, tôn giáo, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước

+ Bầu miễn nhiệm các chức danh quan trong trong bộ máy nhà nước theo Hiến pháp quy định

+ Quyết định đại xá

+ Quyết định các vấn để chính tranh và hoà bình, tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia, quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại,

+ Quyết định trưng cầu ý dân...

2. Chủ tịch nước

Chức năng và nhiệm vụ của Chủ tịch nước

+ Công bố Hiến pháp luật, pháp lệnh;

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước | Kinh tế Pháp luật 10

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kí quyết định công bố Hiến pháp (năm 2013)

+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quan trọng của nhà nước như Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

+ Quyết định đặc xá, căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;

+ Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước, quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;

+ Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh

+ Ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp, trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương

+ Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài;

+ Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định cử triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Phong hàm, cấp đại sứ, quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.

3. Chính phủ

- Chính phủ có chức năng và nhiệm vụ:

+ Xây dựng và tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền theo luật định;

+ Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo thẩm quyền

+ Thống nhất quản lý nhà nước về các lĩnh vực trong xã hội

+ Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia;

+ Thực hiện quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước;

+ Lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, hướng dẫn kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định, Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân, Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

+ Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước

+ Quyết định việc kí, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định

+ Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước | Kinh tế Pháp luật 10

Tổ chức đón công dân Việt Nam từ U-crai-na sơ tán sang Rô-ma-ni-a

+ Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

4. Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân

- Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước | Kinh tế Pháp luật 10

Một phiên xét xử tại tòa án nhân dân

- Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

5. Chính quyền địa phương

- Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương, quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.

- Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một sổ nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.

6. Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước

- Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước | Kinh tế Pháp luật 10

Phiên họp thứ nhất của Hội đồng bầu cử quốc gia – Quốc hội khóa XV

- Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Đánh giá

0

0 đánh giá