Vì sao nói cơ thể là một thể thống nhất

3 K

Với giải Luyện tập 5 trang 164 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 35: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 35: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật

Luyện tập 5 trang 164 KHTN lớp 7: Vì sao nói cơ thể là một thể thống nhất?

Trả lời:

Nói cơ thể là một thể thống nhất, vì:

- Tất cả các thành phần cấu trúc của tế bào, tế bào, mô, cơ quan, bộ phận trong một cơ thể đều có sự liên quan, phối hợp với nhau để thực hiện các hoạt động sống của cơ thể: Nhờ cơ thể lấy các chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và oxygen từ môi trường mà tế bào thực hiện được quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.

- Trong cơ thể sinh vật, các hoạt động sống tác động qua lại mật thiết đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể như một thể thống nhất: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng. Ngược lại, các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.

LÝ THUYẾT SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TẾ BÀO VỚI CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Mối quan hệ giữa chức năng tế bào, cơ thể và môi trường

- Mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể:

+ Các hoạt động sống ở cấp tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp cơ thể: Tế bào thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp năng lượng và vật chất cho toàn bộ cơ thể hoạt động; tế bào phân chia là cơ sở cho sự sinh trưởng phát triển và sinh sản của cơ thể; tế bào cảm ứng là cơ sở cho các phản ứng cảm ứng ở cấp độ cơ thể;…

+ Các hoạt động sống ở cấp cơ thể điều khiển các hoạt động sống ở cấp tế bào: Khi cơ thể có nhu cầu về vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản hoặc cảm ứng sẽ điều khiển các hoạt động tương ứng ở cấp độ tế bào. Ví dụ: Khi cơ thể hoạt động mạnh có nhu cầu cao về năng lượng sẽ điều khiển tăng cường hoạt động hô hấp tế bào.

- Mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường:

+ Cơ thể lấy từ môi trường ngoài O2 và chất dinh dưỡng để cung cấp cho các tế bào, tế bào sử dụng các O2 và các chất dinh dưỡng này để tạo ra vật chất và năng lượng cho cơ thể thực hiện các hoạt động sống của mình.

+ Hoạt động sống của tế bào tạo ra CO2 và chất thải sẽ được đào thải ra môi trường thông qua hoạt động đào thải của cơ thể.

+ Cơ thể và tế bào có các phản ứng trả lời các kích thích từ môi trường để đảm bảo sự tồn tại của cơ thể trong môi trường.

→ Sự thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường là những biểu hiện cho thấy cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 161 Bài 35 KHTN lớp 7: Quan sát hình 35.1, cho biết hoạt động của người đang chạy cần có sự phối hợp hoạt động của những cơ quan nào, quá trình nào trong cơ thể...

Câu hỏi 1 trang 161 KHTN lớp 7: Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể....

Câu hỏi 2 trang 161 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ chứng minh sự thống nhất giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật....

Câu hỏi 3 trang 162 KHTN lớp 7: Quan sát hình 35.2 nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật....

Câu hỏi 4 trang 162 KHTN lớp 7: Vì sao trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có ảnh hưởng quyết định đến các hoạt động sống khác?...

Luyện tập 1 trang 162 KHTN lớp 7: Quan sát hình 35.3, cho biết các hình a, b, c, d thể hiện hoạt động sống nào ở cây mướp đắng (khổ qua). Nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó. ...

Luyện tập 2 trang 163 KHTN lớp 7: Quan sát hình 35.4, lấy ví dụ cho mỗi hoạt động sống ở chó. Nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó....

Vận dụng trang 163 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ tác động qua lại giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản ở người....

Luyện tập 3 trang 163 KHTN lớp 7: Nêu biểu hiện và vai trò của bốn hoạt động sống đặc trưng cho cơ thể sinh vật theo bảng 35.1...

Câu hỏi 5 trang 164 KHTN lớp 7: Quan sát hình 35.5, phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động trong tế bào và cơ thể. Từ đó, chứng minh mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường....

Luyện tập 4 trang 164 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường ở thực vật và động vật....

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật

Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật

Bài 35: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật

Đánh giá

0

0 đánh giá