20 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 35 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

3.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Câu 1. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng tới việc mở rộng và hiện đại hoá mạng lưới bưu chính viễn thông?

A. Trình độ phát triển.

B. Dân cư và lao động.

C. Khoa học - công nghệ.

D. Nguồn vốn đầu tư.

Đáp án: D

Giải thích: Vốn đầu tư có ảnh hưởng tới việc mở rộng và hiện đại hoá mạng lưới bưu chính viễn thông.

Câu 2. Loại hình bưu chính viễn thông nào dưới đây phát triển nhanh nhất hiện nay?

A. Mạng Internet.

B. Truyền hình cáp.

C. Điện thoại cố định.

D. Điện thoại di động.

Đáp án: D

Giải thích: Điện thoại di động là một loại hình bưu chính viễn thông phát triển nhanh nhất hiện nay. Với một số nước có công nghệ sản xuất hiện đại như Nhật, Hàn Quốc, Mỹ,… Năm 2000, bình quân máy điện thoại trên 100 dân là 11,9; đến năm 2019 con số này đã tăng lên 107,7; riêng điện thoại thông minh là 68,9.

Câu 3. Liên minh Viễn thông Quốc tế viết tắt là

A. IMB.

B. WTO.

C. UPU.

D. ITU.

Đáp án: D

Giải thích: Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) được thành lập ngày 17-5-1865 tại Pa-ri (Pháp) là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc nhằm tiêu chuẩn hoá viễn thông quốc tế, tăng cường và mở rộng việc sử dụng viễn thông, phối hợp hoạt động của các quốc gia trong lĩnh vực viễn thông. Việt Nam là thành viên của ITU từ năm 1951.

Câu 4. Ở thời kì sơ khai con người thường chuyển thông tin không có hình thức nào sau đây?

A. Thổi tù và.

B. Gọi điện.

C. Đánh trống.

D. Đốt lửa.

Đáp án: B

Giải thích: Vào thời kì sơ khai con người chuyển thông tin bằng nhiều cách, ví dụ như dùng các ám hiệu (như đốt lửa, đánh trống, thổi tù và,…), hoặc dùng các phương tiện vận tải thông thường.

Câu 5. Vai trò chủ yếu của ngành bưu chính viễn thông không phải là

A. vận chuyển hành khách, phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư, kết nối.

B. cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội.

C. giúp quá trình quản lý, điều hành của Nhà nước và tăng hội nhập.

D. nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân, phát triển kinh tế.

Đáp án: A

Giải thích:

Một số vai trò chủ yếu của ngành bưu chính viễn thông là

- Ngành bưu chính viễn thông cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Giúp quá trình quản lý, điều hành của Nhà nước thuận lợi, tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Câu 6. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông?

A. Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư.

B. Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư.

C. Sự phát triển của khoa học - công nghệ, kĩ thuật.

D. Nguồn vốn đầu tư, hạ tầng, chính sách phát triển.

Đáp án: D

Giải thích:

- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ tác động đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông.

- Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển,... ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông.

Câu 7. Phát minh nào sau đây cho phép con người lưu giữ và truyền thông tin chính xác hơn?

A. Thuốc nổ.

B. Nhiệt kế.

C. Giấy viết.

D. La bàn.

Đáp án: C

Giải thích: Sự phát minh ra giấy viết đã cho phép con người lưu giữ và truyền thông tin chính xác hơn.

Câu 8. Việc vận chuyển thư tín đã làm ra đời ngành nào dưới đây?

A. Điện tín.

B. Bưu chính.

C. Thông tin.

D. Báo chí.

Đáp án: B

Giải thích: Bưu chính bao gồm các dịch vụ vận chuyển thư tín, bưu phẩm, chuyển tiền và điện báo. Mạng lưới bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp. Nhiều dịch vụ mới có chất lượng cao ra đời (chuyển phát nhanh, khai thác dữ liệu qua bưu chính, bán hàng qua bưu điện,..).

Câu 9. Hiện nay, điện báo còn được sử dụng rộng rãi trong ngành nào dưới đây?

A. Hàng hải và hàng không.

B. Đường bộ và đường sắt.

C. Đường thủy và hàng hải.

D. Hàng không và đường bộ.

Đáp án: A

Giải thích: Hiện nay, điện báo còn được sử dụng rộng rãi để các tàu đang đi trên đại dương hay các máy bay có thể liên lạc thường xuyên với các trạm mặt đất => Phát triển mạnh trong ngành hàng hải và hàng không.

Câu 10. Phương tiện thông tin nào dưới đây được coi là sớm nhất của loài người dùng để cầu cứu?

A. Đốt lửa lớn.

B. Dùng ngựa.

C. Đánh trống.

D. Thối tù và.

Đáp án: B

Giải thích: Phương tiện thông tin được coi là sớm nhất của loài người dùng để cầu cứu các phương tiện giao thông thô sơ như dùng ngựa để chạy, dùng bồ câu truyền thư,…

Câu 11. Thiết bị viễn thông nào cho phép truyền văn bản và hình ảnh đồ hoạ đi xa một cách dễ dàng và rẻ tiền?

A. Điện thoại di động.

B. Thiết bị Ra-đi-ô.

C. Vô tuyến truyền hình.

D. Máy Fax, photocopy.

Đáp án: C

Giải thích: Thiết bị viễn thông cho phép truyền văn bản và hình ảnh đồ hoạ đi xa một cách dễ dàng và rẻ tiền nhất là vô tuyến truyền hình như ti vi, điện thoại, máy tính,…

Câu 12. Ngày Bưu chính thế giới là

A. 9-11.

B. 9-10.

C. 9-12.

D. 9-8.

Đáp án: B

Giải thích: Đại hội Bưu chính thế giới tổ chức ở Tô-ky-ô vào năm 1969 đã thống nhất lấy ngày 9-10 hằng năm làm ngày Bưu chính thế giới. Đây cũng là ngày Liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) được thành lập vào năm 1874. Tính đến năm 2020, UPU có 191 quốc gia thành viên Việt Nam gia nhập UPU vào năm 1976. Mục đích của ngày Bưu chính thế giới là nâng cao nhận thức về vai trò của bưu chính trong cuộc sống hằng ngày cũng như sự đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu, đảm bảo và duy trì “Một thế giới - một mạng lưới bưu chính”.

Câu 13. chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông giữa các nước là

A. bình quân máy điện thoại trên 100 dân.

B. bình quân máy điện thoại trên 150 dân.

C. bình quân máy điện thoại trên 200 dân.

D. bình quân máy điện thoại trên 250 dân.

Đáp án: A

Giải thích: Hiện nay việc sử dụng điện thoại thông minh ngày càng phổ biến trên thế giới. Bình quân máy điện thoại trên 100 dân được coi là một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông giữa các nước, các vùng và địa phương. Năm 2000, bình quân máy điện thoại trên 100 dân là 11,9, đến năm 2019 con số này đã tăng lên 107,7; riêng điện thoại thông minh là 68,9.

Câu 14. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông?

A. Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư.

B. Nguồn vốn đầu tư, hạ tầng, chính sách phát triển.

C. Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư.

D. Sự phát triển của khoa học - công nghệ, kĩ thuật.

Đáp án: C

Giải thích:

- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ tác động đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông.

- Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển,... ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông.

Câu 15. Ngành nào sau đây được coi là thước đo của nền văn minh?

A. Ngành nông nghiệp.

B. Thông tin liên lạc.

C. Đường hàng không.

D. Ngành điện lực.

Đáp án: B

Giải thích: Ngành được coi là thước đo của nền văn minh là ngành thông tin liên lạc.

Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

I. Vai trò và đặc điểm

1. Vai trò

- Hoạt động bưu chính đảm nhận vai trò chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo,... viễn thông đảm nhận vai trò truyền thông tin của xã hội được diễn ra thông suốt và liên tục.

- Ngành bưu chính viễn thông cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Giúp quá trình quản lý, điều hành của Nhà nước thuận lợi, tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

2. Đặc điểm

- Ngành bưu chính viễn thông gồm hai ngành là bưu chính và viễn thông.

+ Ngành bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính.

+ Ngành viễn thông sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền thông tin từ người gửi đến người nhận.

- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính (số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận,...), dịch vụ viễn thông (thời gian cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi,...).

- Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông

- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ tác động đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông.

- Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển,... ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông.

III. Tình hình phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông trên thế giới

1. Ngành bưu chính

- Ngành bưu chính trên thế giới ngày càng phát triển với nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới xuất hiện.

- Mạng lưới bưu cục và các dịch vụ bưu chính phát triển rộng khắp trên thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

- Các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,... có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới.

2. Ngành viễn thông

Ngành viễn thông hiện nay đang phát triển nhanh chóng dưới tác động của khoa học - công nghệ, trong đó nổi bật nhất là điện thoại và internet.

- Điện thoại

+ Phương tiện được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.

+ Hiện nay, có hơn 5 tỉ người trên thế giới đang sử dụng điện thoại cá nhân.

+ Các nước có số lượng thuê bao điện thoại nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, Liên bang Nga,...

- Internet

+ Sự ra đời của internet đã tạo ra cuộc cách mạng vĩ đại trong ngành viễn thông thế giới.

+ Sự phát triển của các công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI),... đã tạo ra thời kì vạn vật kết nối, làm thay đổi sâu sắc ngành viễn thông thế giới.

+ Điện báo, telex, fax,... được sử dụng để truyền thông tin nhưng ngày càng ít thông dụng hơn so với điện thoại và internet.

Lý thuyết Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông (ảnh 1)

Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 36: Địa lí ngành thương mại

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính - ngân hàng

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 10.3: Địa lí các ngành kinh tế

Đánh giá

0

0 đánh giá