Giới hạn dưới của sinh quyển trên lục địa là: đáy của lớp mùn

1.4 K

Với giải Câu 6 trang 24 SBT Địa lí lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 12: Đất và sinh quyển giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 10 Bài 12: Đất và sinh quyển

Câu 6 trang 24 SBT Địa Lí 10Giới hạn dưới của sinh quyển trên lục địa là

A. đáy của lớp mùn.

B. đáy của lớp phủ thổ nhưỡng.

C. đáy của lớp vỏ phong hoá.

D. tầng trên của lớp vỏ phong hóa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Giới hạn phía dưới của sinh quyển là tới đáy đại dương; ở lục địa xuống tới đáy của lớp vỏ phong hóa.

1. Khái niệm

- Là bộ phần của vỏ Trái Đất, nơi có sự sống tồn tại: Gồm phần thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển, phần trên của thạch quyển.

- Ranh giới trên tiếp xúc với lớp ozone của khí quyển, ranh giới dưới xuống đáy đại dương, đáy lớp vỏ phong hóa trên đất liền.

2. Đặc điểm của sinh quyển

- Khối lượng sinh quyển nhỏ hơn khối lượng vật chất của các quyển còn lại của Trái Đất.

- Có khả năng tích lũy năng lượng.

- Có mối quan hệ mật thiết với các quyển thành phần trên Trái Đất.

3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật

- Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

+ Nhiệt độ: ảnh hưởng quá trình sinh trưởng và quy định vùng phân bố sinh vật

+ Ánh sáng: Cung cấp năng lượng, tác động đến quá trình quang hợp, khả năng định hướng và sinh sản của động vật

- Nước và độ ẩm: quyết định sự sống của sinh vật: nguyên liệu cho cây quang hợp, vận chuyển máu, chất dinh dưỡng…

- Đất: Tính chất lý, hoá, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật

- Địa hình: Độ cao, hướng sườn ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật ® hình thành các vành đai thực vật

- Sinh vật: Thức ăn là nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố của động vật, có liên quan đến thực vật ® môi trờng sinh thái

- Con người: Làm thay đổi pham vi phân bố của cây trồng vật nuôi. Có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

Xem thêm kiến thức liên quan: 

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 15 (Kết nối tri thức): Sinh quyển

Xem thêm các lời giải sách bài tập Địa lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 24 SBT Địa Lí 10Các thành phần của đất gồm:...

Câu 2 trang 24 SBT Địa Lí 10Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, nước. nhiệt và khi cho thực vật sinh trưởng và phát triển...

Câu 3 trang 24 SBT Địa Lí 10Trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau là do...

Câu 4 trang 24 SBT Địa Lí 10Màu sắc của đất được quyết định bởi...

Câu 5 trang 24 SBT Địa Lí 10Giới hạn trên của sinh quyển là...

Câu 7 trang 24 SBT Địa Lí 10Sinh vật không thể sống ở lớp ô-zôn vì...

Câu 8 trang 24 SBT Địa Lí 10Sinh vật không thể sống ở tầng đá gốc vì...

Câu 9 trang 25 SBT Địa Lí 10Nối ý ở cột A (nhân tố hình thành đất) với ý ở cột B (tác động) sao cho đúng...

Câu 10 trang 25 SBT Địa Lí 10: Hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau để phân biệt được đất và lớp vỏ phong hóa...

Câu 11 trang 25 SBT Địa Lí 10Hãy kể tên các loại đất có ở địa phương em. Các loại đất này đã và đang được sử dụng...

Câu 12 trang 25 SBT Địa Lí 10Lấy ví dụ để chứng minh sinh vật có ảnh hưởng tới sự phát triển của đất, khí quyển...

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 11: Nước biển và đại dương

Bài 12: Đất và sinh quyển

Bài 13: Thực hành: Phân tích bản đồ, sơ đồ về phân bố của đất và sinh vật trên thế giới

Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới

 

Đánh giá

0

0 đánh giá