Sách bài tập Địa lí 10 Bài 11 (Cánh diều): Nước biển và đại dương

2.6 K

Với giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 10 Bài 11: Nước biển và đại dương

Câu 1 trang 22 SBT Địa Lí 10: Độ muối của nước biển và đại dương

A. thay đổi theo không gian.

B. tăng dần từ xích đạo về hai cực.

C. giảm dần từ xích đạo về hai cực.

D. giống nhau ở tất cả các biển và đại dương.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 22 SBT Địa Lí 10: Độ muối của biển và đại dương lớn nhất ở

A. vùng xích đạo.

B. vùng chi tuyển.

C. vùng cực.

D. vùng ôn đới.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 3 trang 22 SBT Địa Lí 10: Sóng biển là

A. sự chuyển động của nước biển theo chiều ngang.

B. sự chuyển động của nước biển từ chỗ này đến chỗ khác.

C. sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.

D. sự chuyển động của nước biển theo chiều ngang và thẳng đứng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 4 trang 22 SBT Địa Lí 10: Nguyên nhân nào sau đây gây nên hiện tượng thuỷ triều?

A. Hoạt động của các dòng điện.

B. Vận động tự quay của Trái Đất.

C. Sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

D. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 5 trang 22 SBT Địa Lí 10: Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho nước biển và đại dương là

A. bức xạ mặt trời.

B. nhiệt trong lòng đất.

C. do Trái Đất tự quay.

D. do núi lửa ở biển phun trào.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 22 SBT Địa Lí 10: Quan sát hình 11.1, hãy:

a) Nhận xét vị trí của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời trong ngày thuỷ triều lớn nhất. Khi thuỷ triều lớn nhất, ở Trái Đất sẽ nhìn thấy Mặt Trăng như thế nào?

b) Nhận xét vị trí của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời trong ngày thuỷ triều nhỏ nhất. Khi thuỷ triều nhỏ nhất, ở Trái Đất sẽ nhìn thấy Mặt Trăng như thế nào?

Quan sát hình 11.1, hãy: Nhận xét vị trí của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời

Lời giải:

Yêu cầu a) Thuỷ triều lớn nhất xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng. Khi đó, từ Trái Đất sẽ thấy trăng tròn hoặc không trăng.

Yêu cầu b) Thuỷ triều nhỏ nhất xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông. Khi đó, từ Trái Đất sẽ thấy trăng khuyết.

Câu 7 trang 23 SBT Địa Lí 10: Quan sát hình 11, 2, hãy rút ra nhận xét về sự chuyển động của các dòng biển trên đại dương thế giới.

Quan sát hình 11, 2, hãy rút ra nhận xét về sự chuyển động của các dòng biển

Lời giải:

- Các dòng biển nóng và dòng biển lạnh chuyển động trên đại dương thế giới tạo thành các vòng tuần hoàn.

- Ví dụ: Dòng biển nóng Bra-xin ở bờ đông lục địa Nam Mỹ kết hợp với dòng biển lạnh Ben-guc-la ở bờ tây lục địa Phi.

Câu 8 trang 23 SBT Địa Lí 10: Quan sát hình 13 và tìm hiểu thêm thông tin, hãy nêu vai trò của biển và đại dương đối với đời sống của con người.

Quan sát hình 13 và tìm hiểu thêm thông tin, hãy nêu vai trò của biển

Lời giải:

- Biển và đại dương có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người:

+ Cung cấp tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, khí đốt, muối biển,...)

+ Phát triển các ngành kinh tế biển (giao thông vận tải đường biển, du lịch,...)

+ Cung cấp năng lượng (sóng biển, thuỷ triều,...),...

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa

Bài 11: Nước biển và đại dương

Bài 12: Đất và sinh quyển

Bài 13: Thực hành: Phân tích bản đồ, sơ đồ về phân bố của đất và sinh vật trên thế giới

Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương

I. Một số tính chất của nước biển và đại dương

1. Độ muối của nước biển và đại dương

- Có nhiều chất hoà tan trong nước biển, đại dương nhưng muối biển là thành phần quan trọng nhất, trong đó, 77.8% là muối na-tri clo-rua.

- Độ muối trung bình của nước biển, đại dương là 35%o và thay đổi theo không gian.

+ Độ muối lớn nhất vùng chí tuyến (36,8%o), ở xích đạo (34,5%o) và vùng cực (34%o).

+ Trên các đại dương có độ muối lớn hơn những vùng ven biển.

2. Nhiệt độ của nước biển và đại dương

- Nhiệt độ trung bình trên bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là 17,5°C.

- Đặc điểm

+ Nhiệt độ nước biển, đại dương vào mùa hè cao hơn vào mùa đông.

+ Nhiệt độ nước biển, đại dương giảm dần từ vùng xích đạo về vùng cực và theo độ sâu.

- Theo vĩ độ:

+ Ở vùng xích đạo và nhiệt đới phổ biến từ 26°C đến 28°C;

+ Ở vùng cận nhiệt, ôn đới từ 20°C đến 10°C;

+ Ở vùng cận cực phổ biến dưới 5°C.

- Theo độ sâu:

+ Từ mặt nước biển đến độ sâu khoảng 300m nhiệt độ giảm mạnh nhất

+ Từ độ sâu khoảng 3000m trở lên, nhiệt độ rất ít thay đổi.

II. Sóng biển

- Khái niệm: Là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Nguyên nhân:

+ Gió là nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng biển.

+ Ngoài ra, sóng cũng có thể được hình thành do động đất, núi lửa,...

- Đặc điểm:

+ Hướng và độ cao của sóng phù hợp với hướng và tốc độ gió trên mặt biển, đại dương.

+ Sóng bị suy yếu và tan rã khi tiến vào bờ do bị ma sát với đáy biển.

+ Đáy biển càng nông, tốc độ suy yếu và tan rã của sóng càng nhanh.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương - Cánh diều (ảnh 1)

Sóng biển

III. Thủy triều

- Khái niệm: Là sự dao động của mực nước biển, đại dương trong một ngày.

- Nguyên nhân: Do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm khi Trái Đất tự quay quanh trục.

- Đặc điểm:

+ Dao động thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên cùng một đường thẳng.

+ Dao động thuỷ triều đạt giá trị nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương - Cánh diều (ảnh 1)

Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời trong các ngày thủy triều lớn nhất và thủy triều nhỏ nhất

IV. Dòng biển

- Chuyển động của dòng biển tạo thành những vòng tuần hoàn trên các đại dương và biểu hiện rõ rệt trong khoảng vĩ độ nhiệt đới, ôn đới ở hai bán cầu.

- Đặc điểm:

+ Hai bên xích đạo, các dòng biển chảy từ phía đông về phía tây, khi gặp bờ đông các lục địa, bị chuyển hướng về phía bắc (ở bán cầu Bắc), phía nam (ở bán cầu Nam) và tạo thành dòng biển nóng trên cả hai bán cầu.

+ Ở khoảng vĩ độ 30 - 40° trên cả hai bán cầu, các dòng biển chảy về phía đông, khi gặp bờ tây các lục địa, bị đổi hướng về phía nam (ở bán cầu Bắc), phía bắc (ở bán cầu Nam) và tạo thành dòng biển lạnh ở khu vực xích đạo.

+ Trên vùng vĩ độ cao của bản cầu Bắc, các dòng biển chuyển động rất phức tạp do phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt là hình thái địa hình bờ biển. Ở vùng vĩ độ cao của bán cầu Nam, dòng biển có hướng ổn định từ tây sang đông.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương - Cánh diều (ảnh 1)

Hình 11.2. Bản đồ các dòng biển trên đại dương thế giới

V. Vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

- Biển, đại dương có vai trò vô cùng quan trọng đối xã hội loài người và ngày càng được coi trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới.

+ Cung cấp tài nguyên sinh vật (hải sản, rong biển,...).

+ Cung cấp tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, khí đốt, muối biển,...).

+ Cung cấp năng lượng (sóng biển, thuỷ triều,...).

+ Phát triển các ngành kinh tế biển (giao thông vận tải đường biển, du lịch,...).

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương - Cánh diều (ảnh 1)

Biển cũng là một nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch

Đánh giá

0

0 đánh giá