20 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Ôn tập chương 6 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Sinh quyển

1.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Ôn tập chương 6: Sinh quyển sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Ôn tập chương 6: Sinh quyển. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 10 Ôn tập chương 6: Sinh quyển

Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Ôn tập chương 6: Sinh quyển

Câu 1. Hậu quả lớn nhất của việc đốt nương làm rẫy là làm cho đất

A. tăng lượng chất hữu cơ.

B. bị phá vỡ cấu tượng.

C. xói mòn nhiều hơn.

D. biến đổi tính chất.

Đáp án: C

Giải thích: Hậu quả lớn nhất của việc đốt nương làm rẫy là làm cho đất xói mòn nhiều hơn, nhiều khu vực trơ sỏi đá và bạc màu.

Câu 2. Các nhân tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật là

A. chế độ nhiệt, ánh sáng, hơi nước.

B. bức xạ Mặt Trời, độ ẩm, nước.

C. nhiệt, ẩm, ánh sáng, không khí.

D. nhiệt, ánh sáng, lượng mưa, đất.

Đáp án: C

Giải thích: Sự phát triển và phân bố của sinh vật chịu tác động trực tiếp của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và không khí.

Câu 3. Loại đất nào sau đây không thuộc nhóm feralit?

A. Đất đỏ badan.

B. Đất phù sa cổ.

C. Đất ở núi đá.

D. Đất đỏ đá vôi.

Đáp án: B

Giải thích: Đất phù sa cổ thuộc nhóm đất phù sa -> Đất phù sa cổ không thuộc nhóm đất feralit.

Câu 4. Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào sau đây?

A. Phân giải, tổng hợp chất mùn.

B. Cung cấp vật chất hữu cơ.

C. Góp phần làm phá huỷ đá.

D. Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi.

Đáp án: A

Giải thích: Sinh vật tham gia vào quá trình phá huỷ đá. Chất hữu cơ trong đất phụ thuộc rất nhiều vào sự xuất hiện của sinh vật tác động vào quá trình hình thành đất. Xác của sinh vật phân huỷ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. Ngoài ra, sinh vật còn ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất => Vi sinh vật phân giải xác thực vật và động vật tổng hợp thành mùn.

Câu 5. Ở khu vực nào sau đây sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi?

A. Hoang mạc.

B. Núi cao.

C. Ôn đới ấm.

D. Ôn đới lạnh.

Đáp án: C

Giải thích: Ở khu vực có sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi là xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới ấm.

Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng với ảnh hưởng của đất tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A. Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở nhiệt đới, xích đạo.

B. Cây lá rộng sinh sống trên đất đỏ vàng ở rừng xích đạo.

C. Những nơi khô hạn như hoang mạc có ít loài sinh vật ở.

D. Những cây chịu bóng thường sống trong các bóng râm.

Đáp án: B

Giải thích: Sự phát triển và phân bố của thực vật chịu ảnh hưởng của các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất. Mỗi loài thực vật phát triển thích hợp ở mỗi loại đất nhất định => Nhận định: Cây lá rộng sinh sống trên đất đỏ vàng ở rừng xích đạo là đúng. Các nhận định còn lại là ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.

Câu 7. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất?

A. Khí hậu.

B. Địa hình.

C. Sinh vật.

D. Thổ nhưỡng.

Đáp án: A

Giải thích: Sự phát triển và phân bố của sinh vật chịu tác động trực tiếp của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí. Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn sinh thái nhất định => Nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất là khí hậu (nhiệt, ẩm, ánh sáng và không khí).

Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của đá mẹ đối với việc hình thành đất?

A. Nguồn cung cấp vật chất vô cơ.

B. Quyết định thành phần cơ giới.

C. Nguồn cung cấp vật chất hữu cơ.

D. Quyết định thành phần khoáng vật.

Đáp án: C

Giải thích: Đá mẹ là nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất, các đặc tính của đá mẹ như màu sắc, cấu tạo, thành phần khoáng sẽ tác động đến tính chất lí, hoá của đất. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định đến thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.

Câu 9. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc môi trường đới nóng?

A. Bán hoang mạc.

B. Rừng nhiệt đới ẩm.

C. Rừng hỗn hợp.

D. Đài nguyên.

Đáp án: B

Giải thích: Kiểu thảm thực vật thuộc vào môi trường đới nóng là xavan, rừng nhiệt đới ẩm và rừng cận nhiệt ẩm.

Câu 10. Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây?

A. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất.

B. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí.

C. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật.

D. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất.

Đáp án: D

Giải thích: Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất, tác động đến sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật. Hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu có tác động mạnh nhất đến quá trình phong hoá đá và hình thành đất.

Câu 11. Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho

A. động vật.

B. thực vật.

C. vi sinh vật.

D. sinh vật.

Đáp án: B

Giải thích: Độ phì là khả năng đất cung cấp nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác (như nhiệt, khí,...), giúp thực vật sinh trưởng và phát triển.

Câu 12. Ở vùng núi cao, nguyên nhân chính làm cho quá trình hình thành đất yếu là do

A. lượng mùn ít.

B. áp suất thấp.

C. nhiệt độ thấp.

D. độ ẩm cao.

Đáp án: C

Giải thích: Ở vùng núi cao, nguyên nhân chính làm cho quá trình hình thành đất yếu là do nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá diễn ra chậm làm quá trình hình thành đất diễn ra yếu.

Câu 13. Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là

A. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá.

B. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.

C. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc.

D. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng.

Đáp án: B

Giải thích: Lớp vỏ phong hoá là sản phẩm phong hoá của đá gốc, nằm phía dưới lớp đất và phía trên cùng của tầng đá gốc -> Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.

Câu 14. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải?

A. Rừng cận nhiệt ẩm.

B. Rừng nhiệt đới ẩm.

C. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

D. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

Đáp án: C

Giải thích: Kiểu thảm thực vật phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải là rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

Câu 15. Các yếu tố khí hậu nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất?

A. Nhiệt và nước.

B. Nhiệt và ẩm.

C. Khí và nhiệt.

D. Ẩm và khí.

Đáp án: B

Giải thích: Nhiệt và ẩm làm phá huỷ đá gốc tạo ra các sản phẩm phong hoá và tiếp tục phong hoá thành đất; ảnh hưởng đến chế độ nhiệt ẩm của đất, sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.

Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Ôn tập chương 6: Sinh quyển

Đang cập nhật.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 6: Sinh quyển

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 7: Một số quy luật của vỏ địa lí

Đánh giá

0

0 đánh giá