20 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 18 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

2.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Câu 1. Các đới gió trên Trái Đất từ Xích đạo về cực theo thứ tự nào sau đây?

A. Gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.

B. Gió Đông cực, gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới.

C. Gió Mậu dịch, gió Đông cực, gió Tây ôn đới.

D. Gió Tây ôn đới, gió Đông cực, gió Mậu dịch.

Đáp án: A

Giải thích: Các đai khí áp cao và đai khí áp thấp phân bố xen kẽ, đối xứng qua đai khí áp thấp xích đạo. Sự phân bố các đai khí áp cũng là nguyên nhân hình thành các đới gió chính trên Trái Đất => Các đới gió trên Trái Đất từ Xích đạo về cực theo thứ tự là gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới và gió Đông cực.

Câu 2. Trên Trái Đất không có vòng đai nhiệt nào dưới đây?

A. Vòng đai nóng.

B. Vòng đai ôn hòa.

C. Vòng đai nhiệt đới.

D. Vòng đai lạnh.

Đáp án: C

Giải thích: Số lượng các vành đai nhiệt từ Bắc cực đến Nam cực là bảy vòng đai: vòng đai nóng ở giữa, hai vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh và hai vòng đai băng giá vĩnh cửu.

Câu 3. Loại gió nào dưới đây không biểu hiện cho quy luật địa đới?

A. Gió đông cực.

B. Gió mùa.

C. Gió tây ôn đới.

D. Gió mậu dịch.

Đáp án: B

Giải thích:

- Biểu hiện cho quy luật địa đới là các đới gió chính trên Trái Đất, gồm 6 đới gió: 2 đới gió mậu dịch, 2 đới gió ôn đới (gió Tây ôn đới), 2 đới gió Đông cực.

- Gió mùa là gió thổi theo mùa không phải là đới gió chính thổi quanh năm trên Trái Đất.

Câu 4. Theo hướng từ xích đạo về cực, các kiểu thảm thực vật phân bố theo thứ tự nào sau đây?

A. Rừng nhiệt đới, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng, đài nguyên.

B. Rừng lá rộng, đài nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, rừng nhiệt đới.

C. Rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng, đài nguyên, rừng nhiệt đới.

D. Đài nguyên, rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm.

Đáp án: A

Giải thích: Sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc nhiều vào khí hậu. Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật. Do vậy, sự phân bố của đất và thực vật trên lục địa cũng thay đổi từ xích đạo về hai cực. Theo hướng từ xích đạo về cực, các kiểu thảm thực vật phân bố theo thứ tự là rừng nhiệt đới, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng, đài nguyên.

Câu 5. Các đai khí áp từ Xích đạo đến cực được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?

A. Áp cao, áp cao, áp thấp, áp thấp.

B. Áp thấp, áp cao, áp thấp, áp cao.

C. Áp cao, áp thấp, áp thấp, áp cao.

D. Áp thấp, áp thấp, áp cao, áp cao.

Đáp án: B

Giải thích: Các đai khí áp cao và đai khí áp thấp phân bố xen kẽ, đối xứng qua đai khí áp thấp xích đạo. Các đai khí áp từ Xích đạo đến cực được sắp xếp theo thứ tự là áp thấp, áp cao, áp thấp và áp cao.

Câu 6. Điểm giống nhau về biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao và quy luật địa ô là

A. sự phân bố các kiểu thảm thực vật.

B. sự phân bố các vành đai đất.

C. sự phân bố các vòng đai khí hậu.

D. sự phân bố dòng chảy sông ngòi.

Đáp án: A

Giải thích: Điểm giống nhau về biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao và quy luật địa ô là sự thay đổi các kiểu thảm thực vật (theo độ cao - quy luật đai cao, theo kinh độ - quy luật địa ô).

Câu 7. Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố theo độ cao của

A. thực và động vật.

B. đất và thực vật.

C. đất và vi sinh vật.

D. động vật và đất.

Đáp án: B

Giải thích: Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo độ cao của địa hình. Biểu hiện của quy luật đai cao là sự phân bố của các vành đai đất, thực vật theo độ cao.

Câu 8. Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là do

A. các vành đai đảo, quần đảo ven các biển.

B. các loại gió thổi lớn theo chiều vĩ tuyến.

C. các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến.

D. sự phân bố đất liền, biển và đại dương.

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là do sự phân bố đất liền và biển, đại dương.

Câu 9. Nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +10oC và đường đẳng nhiệt năm 0oC ở hai bán cầu là hai vòng đai

A. lạnh.

B. băng giá vĩnh cửu.

C. ôn hoà.

D. nóng.

Đáp án: A

Giải thích: Vòng đai lạnh nằm giữa các đường đẳng nhiệt +10°C và 0°C của tháng nóng nhất, ở vĩ độ cận cực của hai bán cầu.

Câu 10. Sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ xích đạo về cực là biểu hiện của quy luật địa lí nào?

A. Quy luật phi địa đới.

B. Quy luật nhịp điệu.

C. Quy luật thống nhất.

D. Quy luật địa đới.

Đáp án: D

Giải thích: Sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ xích đạo về cực là biểu hiện của quy luật địa đới. Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới là do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời.

Câu 11. Nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20oC và đường đẳng nhiệt năm +10oC ở hai bán cầu là hai vòng đai

A. ôn hoà.

B. lạnh.

C. nóng.

D. băng giá vĩnh cửu.

Đáp án: A

Giải thích: Vòng đai ôn hòa nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20°C và đường đẳng nhiệt +10°C tháng nóng nhất của hai bán cầu.

Câu 12. Quy luật nào sau đây chủ yếu do ngoại lực tạo nên?

A. Địa ô.

B. Địa đới.

C. Đai cao.

D. Thống nhất.

Đáp án: B

Giải thích: Dạng khối cầu của Trái Đất làm cho tia sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) giảm dần từ Xích đạo về hai cực, do đó lượng bức xạ mặt trời cũng giảm dần theo vĩ độ. Lượng bức xạ mặt trời là nguyên nhân, là động lực của các hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất. Vì thế lượng bức xạ mặt trời gây ra tính địa đới của các thành phần tự nhiên.

Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu có các đai cao ở miền núi là do

A. sự giảm nhanh lượng mưa, khí áp và nhiệt độ không khí theo độ cao.

B. sự giảm nhanh nhiệt độ, lượng mưa và mật độ không khí theo độ cao.

C. sự giảm nhanh lượng bức xạ từ Mặt Trời chiếu xuống phân theo độ cao.

D. sự giảm nhanh nhiệt độ và sự thay đổi độ ẩm, lượng mưa theo độ cao.

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân tạo nên các đai cao ở miền núi là do sự giảm nhanh nhiệt độ, sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa theo độ cao.

Câu 14. Nằm ở hai cực có nhiệt độ quanh năm dưới 0oC là hai vòng đai

A. băng giá vĩnh cửu.

B. ôn hoà.

C. nóng.

D. lạnh.

Đáp án: A

Giải thích: Vòng đai băng giá vĩnh cửu nằm có nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°C, bao quanh hai cực.

Câu 15. Theo hướng từ cực về xích đạo, các nhóm đất phân bố theo thứ tự nào sau đây?

A. Đỏ vàng, đài nguyên, pốt dôn, đen.

B. Đen, đỏ vàng, đài nguyên, pốt dôn.

C. Pốt dôn, đen, đỏ vàng, đài nguyên.

D. Đài nguyên, pốt dôn, đen, đỏ vàng.

Đáp án: D

Giải thích: Sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc nhiều vào khí hậu. Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật. Do vậy, sự phân bố của đất và thực vật trên lục địa cũng thay đổi từ xích đạo về hai cực. Theo hướng từ cực về xích đạo, các nhóm đất phân bố theo thứ tự là đài nguyên, pốt dôn, đen và đất đỏ vàng.

Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

I. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI

1. Khái niệm

- Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo về hai cực).

- Nguyên nhân: do Trái Đất hình cầu làm cho góc nhập xạ thay đổi từ Xích đạo về hai cực. Lượng bức xạ mặt trời thay đổi, tác động đến sự phát triển, phân bố của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất.

2. Biểu hiện

Sự phân bố một cách có quy luật, theo chiều từ Xích đạo về hai cực của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí:

- Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: 7 vòng đai nhiệt là đai nóng, hai vòng đai ôn hoà, hai vòng đai lạnh và hai vòng đai băng giá vĩnh cửu

- Các đai khí áp và các đới gió chính: 7 đai khí áp là đai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao cận nhiệt đới, hai đai áp thấp ôn đới và hai đai áp cao địa cực và 3 đới gió: mậu dịch, tây ôn đới, đông cực.

- Các đới khí hậu: 7 đới khí hậu là đai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao cận nhiệt đới, hai đai áp thấp ôn đới và hai đai áp cao địa cực

- Các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính

- Một số thành phần tự nhiên khác: sự phân bố mưa, sự thay đổi của biên độ nhiệt năm trên Trái Đất,…

Lý thuyết Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vành đai nhiệt trên Trái Đất

II. QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI

1. Khái niệm

- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần và cảnh quan địa lí.

Nguyên nhân: do ảnh hưởng bởi độ cao địa hình và sự phân bố của lục địa, đại đương.

2. Biểu hiện

Biểu hiện rõ nhất của quy luật phi địa đới là quy luật đai cao và quy luật địa ô.

a. Quy luật đai cao

- Khái niệm: quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.

- Nguyên nhân: do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.

- Biểu hiện: sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo độ cao địa hình.

Lý thuyết Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hoa Đỗ quyên trên dãy Hoàng Liên Sơn

b. Quy luật địa ô

- Khái niệm: quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần và cảnh quan địa lí theo kinh độ.

- Nguyên nhân: do sự phân bố đất liền và biển, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa bị phân hoá từ đông sang tây, càng vào sâu trong lục địa, tính chất lục địa của khí hậu càng tăng. Ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến, làm cho khí hậu hai bên sườn đông và tây của dãy núi có sự khác nhau.

- Biểu hiện: sự phân bố của các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.

III. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI

Các quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. Tùy từng khu vực lãnh thổ nhất định, quy luật này hay quy luật kia sẽ đóng vai trò chủ chốt trong sự hình thành và phát triển của tự nhiên.

- Giải thích được sự đa dạng, phong phú của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí trên Trái Đất cũng như ở từng khu vực lãnh thổ cụ thể.

- Là cơ sở để phân chia các khu vực địa lí, từ đó có thể phân vùng trong phát triển kinh tế, áp dụng các biện pháp quy hoạch và phát triển vùng cho phù hợp.

Con người sinh sống và sản xuất ở từng lãnh thổ khác nhau, cần có các biện pháp sử dụng hợp lí và hiệu quả sự đa dạng của tự nhiên.

Lý thuyết Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 7: Một số quy luật của vỏ địa lí

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 19: Dân số và sự phát triển dân số thế giới

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 20: Cơ cấu dân số

Đánh giá

0

0 đánh giá