20 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Mưa

7.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Bài 10: Mưa sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 10: Mưa. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 10: Mưa

Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 10: Mưa

Câu 1. Các nhân tố nào sau đây thường gây ra nhiễu loạn thời tiết rất mạnh?

A. Gió Đông cực, frông ôn đới.

B. Frông ôn đới, gió Mậu dịch.

C. Hội tụ nhiệt đới, frông ôn đới.

D. Gió Mậu dịch, gió Đông cực.

Đáp án: C

Giải thích: Dọc các frông nóng hay lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị lạnh đi, gây ra mưa. Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều -> Các nhân tố thường gây ra nhiễu loạn thời tiết rất mạnh là dải hội tụ nhiệt đới và frông ôn đới.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?

A. Mưa không nhiều ở hai vùng ôn đới.

B. Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực.

C. Mưa không nhiều ở vùng xích đạo.

D. Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.

Đáp án: D

Giải thích: Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ và có sự xen kẽ giữa các vùng mưa nhiều và các vùng mưa ít. Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến, mưa nhiều ở hai vùng ôn đới và mưa rất ít ở hai vùng cực.

Câu 3. Các khu áp thấp thường có lượng mưa

A. trung bình.

B. rất ít.

C. rất lớn.

D. lớn.

Đáp án: D

Giải thích: Trên Trái Đất, những vùng khí áp thấp thường có lượng mưa lớn, do đây là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa.

Câu 4. Các khu áp cao thường có mưa rất ít hoặc không mưa là do

A. không khí ẩm không bốc lên được lại bị gió thổi đi.

B. vị trí nằm sâu trong đất liền, diện tích lục địa lớn.

C. nhiệt độ không khí cao, chứa nhiều không khí khô.

D. nhiệt độ thấp, không khí ẩm không bốc lên được.

Đáp án: A

Giải thích: Ở các vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên mưa rất ít hoặc không mưa. Vì thế, dưới những đại khí áp cao cận chí tuyến mặc dù nhiệt độ cao nhưng trời trong, không có mây, rất khô hạn và thường xuất hiện những hoang mạc lớn như hoang mạc Ô-xtrây-li-a, Xa-ha-ra, Ả Rập. 

Câu 5. Nguyên nhân chính làm cho các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến là do

A. bức xạ lớn từ Mặt Trời.

B. có dòng biển lạnh.

C. diện tích lục địa lớn.

D. đây là khu vực áp cao.

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân chính làm cho các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến là do đây là khu vực áp cao. Vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên mưa rất ít hoặc không mưa.

Câu 6. Nơi nào sau đây có mưa ít?

A. Khu vực thường xuyên có gió lớn thổi đi.

B. Khu vực có nhiễu loạn mạnh không khí.

C. Giữa khu vực áp cao và khu vực áp thấp.

D. Giữa các khối khí nóng và khối khí lạnh.

Đáp án: A

Giải thích: Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như chí tuyến và cực -> Khu vực thường xuyên có gió lớn thổi đi thì có mưa ít.

Câu 7. Các khu khí áp thấp có nhiều mưa là do

A. Không khí ẩm được đẩy lên cao.

B. Luôn có gió quanh rìa thổi ra ngoài.

C. Không khí ẩm không được bốc lên.

D. Luôn có gió từ trung tâm thổi đi.

Đáp án: A

Giải thích: Vùng áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, gây mưa. Vùng áp thấp thường có lượng mưa lớn, như vùng Xích đạo. Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến.

Câu 8. Nhân tố nào sau đây thường gây ra mưa nhiều?

A. Gió đất, gió biển.

B. Gió Đông cực.

C. Gió Mậu dịch.

D. Dải hội tụ nhiệt đới.

Đáp án: D

Giải thích: Dọc các frông nóng hay lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị lạnh đi, gây ra mưa. Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.

Câu 9. Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít, chủ yếu là do

A. có nhiều khu vực địa hình núi cao đồ sộ.

B. các dòng biển lạnh ở cả hai bờ đại dương.

C. có gió thường xuyên và gió mùa thổi đến.

D. các khu khí áp cao hoạt động quanh năm.

Đáp án: D

Giải thích: Ở vùng chí tuyến có mưa tương đối ít, chủ yếu là do các khu khí áp cao hoạt động quanh năm ở đây (Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa).

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?

A. Mưa nhiều ở vùng vĩ độ trung bình.

B. Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực.

C. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

D. Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.

Đáp án: B

Giải thích: Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ và có sự xen kẽ giữa các vùng mưa nhiều và các vùng mưa ít. Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến, mưa nhiều ở hai vùng ôn đới và mưa rất ít ở hai vùng cực.

Câu 11. Khu vực nào sau đây thường có mưa nhiều?

A. Nơi dòng biển lạnh đi qua.

B. Miền có gió Mậu dịch thổi.

C. Nơi ở rất sâu giữa lục địa.

D. Miền có gió thổi theo mùa.

Đáp án: D

Giải thích: Vùng nằm sâu trong lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Vùng có gió Mậu dịch hoạt động sẽ ít mưa, vùng có gió mùa hoạt động sẽ mưa nhiều.

Câu 12. Trên Trái Đất, mưa nhiều nhất ở vùng

A. cực.

B. xích đạo.

C. chí tuyến.

D. ôn đới.

Đáp án: B

Giải thích: Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ và có sự xen kẽ giữa các vùng mưa nhiều và các vùng mưa ít. Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến, mưa nhiều ở hai vùng ôn đới và mưa rất ít ở hai vùng cực.

Câu 13. Khu vực áp cao chí tuyến thường có hoang mạc lớn do

A. khô.

B. ẩm.

C. lạnh.

D. nóng.

Đáp án: A

Giải thích: Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa. Khu vực áp cao chí tuyến thường có hoang mạc lớn do khô, không có mưa.

Câu 14. Nơi tranh chấp giữa khối khí nóng và khối khí lạnh thường

A. mưa.

B. khô.

C. nóng.

D. lạnh.

Đáp án: A

Giải thích: Nơi tranh chấp giữa khối khí nóng và khối khí lạnh thường mưa lớn.

Câu 15. Trên Trái Đất, mưa ít nhất ở vùng

A. xích đạo.

B. chí tuyến.

C. cực.

D. ôn đới.

Đáp án: C

Giải thích: Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ và có sự xen kẽ giữa các vùng mưa nhiều và các vùng mưa ít. Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến, mưa nhiều ở hai vùng ôn đới và mưa rất ít ở hai vùng cực. 

Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Bài 10: Mưa

I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG MƯA

- Khái niệm mưa: là nước rơi ở trạng thái lỏng hay rắn từ các đám mây xuống bề mặt Trái Đất.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất: khí áp, frông, gió, dòng biển và địa hình

Lý thuyết Bài 10: Mưa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

1. Khí áp

- Vùng khí áp thấp: có lượng mưa lớn, do là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa.

- Vùng khí áp cao: mưa rất ít hoặc không mưa vì gió thổi không khí đi, không khí không bốc hơi lên được.

2. Frông

- Khái niệm frông: là lớp tiếp xúc giữa hai khối khí có tính chất khác nhau.

- Sự tranh chấp giữa các khối không khí frông nóng và frông lạnh gây nên nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.

- Frông nóng có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt. Frông lạnh có mưa rào, đôi khi có mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn frông nóng.

- Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều, gọi là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

3. Gió

- Gió mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa, càng vào sâu trong lục địa thì mưa càng ít. Chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ sông, hồ, ao hoặc thảm thực vật.

4. Dòng biển

- Dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa. Dòng biển lạnh chảy qua có lượng mưa ít do không khí không bốc lên được nên rất khô hạn.

Lý thuyết Bài 10: Mưa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

5. Địa hình

- Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít.

- Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều, tới một độ cao nhất định, độ ẩm không khí giảm sẽ không còn mưa.

II. SỰ PHÂN BỐ MƯA TRÊN TRÁI ĐẤT

1. Phân bố theo vĩ độ

- Mưa nhiều nhất ở Xích đạo, tiếp đến là ở hai vùng ôn đới.

- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

- Khu vực gần cực Bắc và cực Nam mưa rất ít.

2. Phân bố theo khu vực

- Lượng mưa phân bố không đều giữa các khu vực theo chiều đông - tây

- Các khu vực tiếp giáp hoặc gần biển, có dòng biển nóng chảy qua thường có lượng mưa nhiều, khu vực nằm sâu trong nội địa hoặc có dòng biển lạnh chảy qua thường có lượng mưa ít.

Lý thuyết Bài 10: Mưa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Thung lũng McMurdo không hề có giọt mưa nào trong suốt 2 triệu năm

Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 9: Khí áp và gió

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 10: Mưa

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 4: Khí quyển

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 13: Nước biển và đại dương

Đánh giá

0

0 đánh giá