20 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 3 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

3.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Câu 1. Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?

A. Vệ tinh nhân tạo.

B. Các loại ngôi sao.

C. Vệ tinh tự nhiên.

D. Trạm hàng không.

Đáp án: A

Giải thích: GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS nhận thông tin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ toạ độ địa lí và độ cao tuyệt đối.

Câu 2. Hệ thống định vị toàn cầu NAVLC là của quốc gia nào sau đây?

A. Ấn Độ.

B. Trung Quốc.

C. Hoa Kì.

D. Mê hi cô.

Đáp án: A

Giải thích: Ngày nay, bên cạnh GPS của Hoa Kì, còn có nhiều hệ thống định vị toàn cầu như GLONASS của Liên bang Nga, GALILEO của châu Âu, BEIDAU của Trung Quốc, NAVLC của Ấn Độ,... được gọi chung là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GNSS (Global Navigation Satellite System).

Câu 3. GPS là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí của vật thể dựa vào hệ thống

A. các ngôi sao.

B. vệ tinh nhân tạo.

C. trạm vũ trụ.

D. các hành tinh.

Đáp án: B

Giải thích: GPS (Global Positioning System) là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí của vật thể dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo.

Câu 4. Hệ thống định vị toàn cầu GALILEO là của châu lục nào sau đây?

A. Châu Phi.

B. Châu Á.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Âu.

Đáp án: D

Giải thích: Ngày nay, bên cạnh GPS của Hoa Kì, còn có nhiều hệ thống định vị toàn cầu như GLONASS của Liên bang Nga, GALILEO của châu Âu, BEIDAU của Trung Quốc, NAVLC của Ấn Độ,... được gọi chung là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GNSS (Global Navigation Satellite System).

Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với GPS và bản đồ số?

A. Chỉ được sử dụng trong ngành quân sự.

B. Quản lí sự di chuyển của đối tượng địa lí.

C. Xác định vị trí của đối tượng địa lí bất kì.

D. Được sử dụng phổ biến trong đời sống.

Đáp án: A

Giải thích: Ngày nay, GPS và bản đồ số được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống. Ví dụ: xác định vị trí người dùng hoặc các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất, tìm kiếm đường đi, giám sát lộ trình, tốc độ di chuyển các phương tiện giao thông trên bản đồ trực tuyến,...

Câu 6. Bộ phận điều khiển gồm có

A. các máy thu tín hiệu và phần mềm xử lý số liệu.

B. nhiều vệ tinh, truyền tín hiệu đến người sử dụng.

C. tiếp nhận, theo dõi những tín hiệu GPS phát ra.

D. các trạm theo dõi, giám sát hoạt động của GPS.

Đáp án: D

Giải thích:

- Bộ phận không gian gồm nhiều vệ tinh hợp lại, truyền tín hiệu và thông tin đến người sử dụng.

- Bộ phận điều khiển gồm các trạm theo dõi, giám sát hoạt động của GPS.

- Bộ phận sử dụng gồm các máy thu tín hiệu GPS, phần mềm xử lý số liệu và những thiết bị sử dụng tương ứng, làm nhiệm vụ tiếp nhận, theo dõi và đo đạc những tín hiệu do GPS phát ra, nhằm mục đích định vị và dẫn đường.

Câu 7. Công cụ truyền tải và giám sát tính năng định vị của GPS là

A. bản đồ số.

B. thiết bị thu.

C. các vệ tinh.

D. trạm điều khiển.

Đáp án: A

Giải thích: GPS và bản đồ số được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại với nhiều ứng dụng hữu ích. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là định vị, nhằm xác định vị trí chính xác của các đối tượng trên bản đồ. Nếu như GPS có tính năng định vị thì bản đồ số là công cụ truyền tải, giám sát tính năng đó.

Câu 8. GPS do quốc gia nào sau đây xây dựng, vận hành và quản lí?

A. Trung Quốc.

B. Nhật Bản.

C. Liên bang Nga.

D. Hoa Kì.

Đáp án: D

Giải thích: GPS do Bộ Quốc phòng Hoa Kì thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lí. Ban đầu GPS phục vụ cho mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980, Chính phủ Hoa Kì cho phép sử dụng trong dân sự.

Câu 9. GPS và bản đồ số dùng để điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với không có chức năng nào sau đây?

A. Xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển.

B. Các cung đường có thể sử dụng, lưu trữ lộ trình.

C. Tìm thiết bị đã mất, biết danh tính người trộm đồ.

D. Chống trộm cho các phương tiện, tính cước phí.

Đáp án: C

Giải thích:

- GPS và bản đồ số dùng để dẫn đường, quản lý và điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với các chức năng như: xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển, các cung đường có thể sử dụng; quản lý, giám sát, lưu trữ lộ trình đường đi của đối tượng (phương tiện giao thông, các cơn bão,...); tính số ki-lô-mét đã di chuyển và cước phí cho xe buýt, xe khách, xe taxi, xe ôm công nghệ,..., chống trộm cho các phương tiện,...

- Ngoài ra, GPS và bản đồ số còn dùng để tìm người, thiết bị đã mất hay để đánh dấu địa điểm khi chụp ảnh cũng như tối ưu hoá kết quả tìm kiếm dựa trên khu vực,...

Câu 10. Thiết bị thông minh nào sau đây được gắn định vị GPS?

A. Tủ lạnh samsung lớn.

B. Máy lọc không khí.

C. Nồi chiêm không dầu.

D. Điện thoại thông minh.

Đáp án: D

Giải thích: Trên tất cả các thiết bị điện thoại thông minh đều có gắn định nvij GPS và bản đồ số -> Giúp người sử dụng dễ dàng tìm đường đi, định vị vị trí và sử dụng các ứng dụng đi kèm (gọi đồ ăn, xe công nghệ,…).

Câu 11. Ưu điểm lớn nhất của GPS là

A. GPS hoạt động trong mọi địa hình, mọi nơi trên Trái Đất, mất nhiều phí sử dụng.

B. GPS hoạt động trong mọi địa hình, nhiều ở nước phát triển, mất rất ít phí sử dụng

C. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mạnh nhất trên đất liền, không mất phí sử dụng.

D. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng.

Đáp án: D

Giải thích: GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng, chỉ cần có thiết bị thu tín hiệu và phần mềm hỗ trợ. Ngoài GPS, một số hệ thống khác cũng có chức năng tương tự như: GALILEO, GLONASS, BEIDOU,...

Câu 12. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là

A. định lượng.

B. định luật.

C. định tính.

D. định vị.

Đáp án: D

Giải thích: GPS và bản đồ số được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại với nhiều ứng dụng hữu ích. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là định vị, nhằm xác định vị trí chính xác của các đối tượng trên bản đồ.

Câu 13. Cho hình sau:

TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 3 (có đáp án): Một số ứng dụng của GPS - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Dựa vào hình trên, cho biết GPS được sử dụng vào ngành nào sau đây?

A. Thương mại, du lịch.

B. Nông, lâm nghiệp.

C. Giám sát quân sự.

D. Giao thông vận tải.

Đáp án: D

Giải thích:

- Dựa vào hình, ta thấy các vệ tinh truyền tín hiệu thu được truyền xuống các phương tiện vận tải (máy bay, ô tô, tàu thuyền) -> GPS và bản đồ số được ứng dụng rộng rãi trong ngành giao thông vận tải.

- Ngoài ra, GPS còn được sử dụng trong đo đạc khảo sát và thi công công trình, trong quân sự, trong khí tượng và giám sát Trái Đất,...

Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng với bản đồ số?

A. Là một tập hợp có tổ chức.

B. Lưu trữ các dữ liệu bản đồ.

C. Mất nhiều chi phí lưu trữ.

D. Rất thuận lợi trong sử dụng.

Đáp án: C

Giải thích:

- Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức, lưu trữ các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đọc như máy tính, điện thoại thông minh và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.

- Bản đồ số rất thuận lợi trong sử dụng, lưu trữ và chỉnh sửa, vì vậy ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống.

Câu 15. Bộ phận không gian có vai trò nào sau đây?

A. Các máy thu tín hiệu và phần mềm xử lý số liệu.

B. Tiếp nhận, theo dõi những tín hiệu GPS phát ra.

C. Các trạm theo dõi, giám sát hoạt động của GPS.

D. Truyền tín hiệu và thông tin đến người sử dụng.

Đáp án: D

Giải thích:

- Bộ phận không gian gồm nhiều vệ tinh hợp lại, truyền tín hiệu và thông tin đến người sử dụng.

- Bộ phận điều khiển gồm các trạm theo dõi, giám sát hoạt động của GPS.

- Bộ phận sử dụng gồm các máy thu tín hiệu GPS, phần mềm xử lý số liệu và những thiết bị sử dụng tương ứng, làm nhiệm vụ tiếp nhận, theo dõi và đo đạc những tín hiệu do GPS phát ra, nhằm mục đích định vị và dẫn đường.

Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

I. HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU (GPS)

1. Khái niệm

- GPS (Global Positioning System) là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí của vật thể dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo.

- Cấu tạo của hệ thống định vị toàn cầu GPS bao gồm ba bộ phận chính: bộ phận không gian, bộ phận điều khiển mặt đất và bộ phận sử dụng.

- Một số hệ thống định vị toàn cầu: GPS của Hoa Kỳ, GLONASS của Liên bang Nga, GALILEO của châu Âu, BEIDAU của Trung Quốc, NAVLC của Ấn Độ,… gọi chung là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GNSS (Global Navigation Satellite System).

Lý thuyết Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Một số ứng dụng của GPS

- Hệ thống định vị toàn cầu đã được đưa vào sử dụng rộng rãi, phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế – xã hội và hoạt động thường ngày của con người trên toàn thế giới.

+ Công cụ định vị và dẫn đường cho độ chính xác tương đối cao với hầu hết các ngành giao thông vận tải, di chuyển thuận lợi, nhanh chóng, tìm kiếm và cứu hộ hiệu quả hơn.

+ Ứng dụng GPS vào các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí: định vị các điểm du lịch, các khu vui chơi, giải trí, trụ ATM, nhà hàng, khách sạn,... dẫn đường tương đối chính xác, di chuyển dễ dàng và nhanh chóng.

+ Ứng dụng cảnh báo trước các địa điểm có thể xảy ra thiên tai

+ Sử dụng vào việc tìm kiếm lại đồ vật bị thất lạc; giám sát trẻ tự kỉ, người già, người mất trí nhớ và nhiều công việc có tính nhân văn khác.

II. BẢN ĐỒ SỐ

1. Khái niệm

- Là loại bản đồ được thành lập dưới dạng dữ liệu máy tính trên cơ sở xử lí số liệu nhận được từ các thiết bị quét chuyên dụng, ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, viễn thám hoặc số hoá các bản đồ truyền thống. Toàn bộ thông tin về các đối tượng địa lí trong bản đồ số được mã hoá thành dữ liệu số và lưu trữ

- Bản đồ số linh hoạt, thông tin thường xuyên được cập nhật và hiệu chỉnh, đa dạng ứng dụng, có thể in ra các tỉ lệ khác nhau, có thể sửa đổi, cập nhật các kí hiệu, có thể tách lớp và chồng xếp thông tin bản đồ, cho phép phân tích, chế biến thành một dạng bản đồ mới,…

Lý thuyết Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Ứng dụng của bản đồ số trong đời sống

- Chỉ với các thiết bị hiển thị có hỗ trợ hệ thống định vị toàn cầu, kết hợp với các bản đồ số trong thiết bị đó, chúng ta có thể sử dụng cho nhiều mục đích:

+ Tìm đường đi, xác định tuyến đường ngắn nhất, thuận tiện nhất, xác định phương hướng và điều hướng cho người sử dụng, tiếp cận được những dịch vụ xung quanh.

+ Chia sẻ kiến thức của mình về các tuyến đường, địa điểm ưa thích, hướng dẫn đường đi cho người khác.

+ Lưu địa chỉ nhà và trường học hay nơi làm việc, chia sẻ vị trí, thu phóng bản đồ, xem bản đồ ngoại tuyến, sử dụng giọng nói để điều hướng,…

Lý thuyết Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài Ôn tập chương 1: Sử dụng bản đồ

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 4: Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Đánh giá

0

0 đánh giá