Với giải Báo cáo thí nghiệm trang 145 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Báo cáo thí nghiệm trang 145 KHTN lớp 7: Thí nghiệm Quan sát các giai đoạn sinh trưởng
1. Quan sát sinh trưởng và phát triển của động vật ở giai đoạn phôi và hậu phôi hoàn thành phiếu quan sát.
2. Vẽ sơ đồ vòng đời phát triển của động vật quan sát được
Sơ đồ vòng đời của ếch:
3. Hoàn thành phiếu quan sát
Phiếu quan sát vòng đời của ếch:
Giai đoạn sinh trưởng, phát triển |
Mô tả sự sinh trưởng và phát triển |
Giai đoạn phôi |
Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng đã thụ tinh. |
Giai đoạn hậu phôi |
- Có sự khác nhau giữa hình thái của con non so với con trưởng thành: Nòng nọc nở ra từ trứng trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau (nòng nọc có chân, ếch con có đuôi) rồi mới trở thành con trưởng thành. |
4. Báo cáo kết quả
LÝ THUYẾT THỰC HÀNH QUAN SÁT CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Chuẩn bị: Hình ảnh, video các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của một số động vật và phiếu quan sát.
Tiến hành
- Bước 1: Quan sát sinh trưởng và phát triển của động vật ở giai đoạn phôi và hậu phôi
- Bước 2: Vẽ sơ đồ vòng đời phát triển của động vật quan sát được
- Bước 3: Hoàn thành phiếu quan sát
Báo cáo kết quả
- Trình bày kết quả quan sát theo phiếu quan sát.
Giai đoạn sinh trưởng và phát triển |
Mô tả sự sinh trưởng và phát triển |
Giai đoạn phôi |
Diễn ra trong trứng, hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan. |
Giai đoạn hậu phôi |
Sau khi được sinh ra, sâu bướm (sử dụng thức ăn chủ yếu là lá cây) lớn lên rất nhanh và trải qua nhiều lần lột xác để đạt được hình thái nhộng (kén). Trải qua một quá trình biến đổi phức tạp, bướm (sử dụng thức ăn chủ yếu là mật hoa) được hình thành rồi phá kén chui ra ngoài. Như vậy, trong quá trình phát triển của loài bướm trải qua biến thái hoàn toàn: con non (sâu bướm) có đặc điểm cấu tạo và sinh lí khác hoàn toàn với con trưởng thành (bướm). |
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 144 KHTN lớp 7: Quan sát hình 31.1 và 31.2:...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật
Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật
Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật