Với giải Câu hỏi 3 trang 130 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật
Câu hỏi 3 trang 130 KHTN lớp 7: Quan sát hình 27.2 và 27.3, cho biết hình thức cảm ứng của mỗi sinh vật trong hình và vai trò của mỗi hình thức đối với đời sống của sinh vật đó.
Trả lời:
- Hình 27.2 a: Đây là hình thức cảm ứng hướng sáng của cây cà chua (ngọn cây hướng về phía ánh sáng). Vai trò: Hướng sáng giúp cây cà chua thu được đủ ánh sáng để tiến hành quá trình quang hợp, tạo ra chất hữu cơ cung cấp cho cây.
- Hình 27.2 b: Đây là hình thức cảm ứng hướng tiếp xúc ở cây bí xanh (cây có tua cuốn bám vào giàn). Vai trò: Hướng tiếp xúc giúp cây bí xanh có thể leo được lên giàn để sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
- Hình 27.3 a: Đây là hình thức cảm ứng xù lông của chim khi gặp nhiệt độ lạnh. Vai trò: Giúp chim giữ ấm được cơ thể, chống lại việc mất nhiệt.
- Hình 27.3 b: Đây là hình thức cảm ứng thè lưỡi khi trời nóng của chó. Vai trò: giúp chó tỏa nhiệt, tránh để nhiệt độ cơ thể quá cao.
LÝ THUYẾT KHÁI NIỆM CẢM ỨNG VÀ VAI TRÒ CỦA CẢM ỨNG ĐỐI VỚI SINH VẬT
- Khái niệm: Cảm ứng là khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường để đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
- Ví dụ: Khi chạm tay vào nước nóng, tay sẽ rụt lại.
Phản ứng tự vệ rụt tay lại khi chạm tay vào nước nóng
- Đặc điểm:
+ Cảm ứng ở thực vật diễn ra chậm, khó nhận ra, có các hình thức như hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc,…
Ngọn cây có tính hướng sáng
+ Cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nahnh hơn, dễ nhận thấy,…
Mèo xù lông khi trời lạnh
- Ý nghĩa: Giúp sinh vật tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong giới hạn nhất định.
Chuột chạy khi nhìn thấy mèo giúp chuột thoát khỏi sự tấn công của mèo
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 129 KHTN lớp 7: lấy thêm các ví dụ về cảm ứng ở sinh vật và cho biết:...
Vận dụng 1 trang 130 KHTN lớp 7: Vì sao có tên gọi cây hoa hướng dương?...
Câu hỏi 5 trang 131 KHTN lớp 7: Nêu kết quả các thí nghiệm và giải thích....
Câu hỏi 6 trang 132 KHTN lớp 7: Nêu một số ứng dụng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn....
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật
Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật