Giải Sinh Học 8 Bài 39: Bài tiết nước tiểu

2.5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 39: Bài tiết nước tiểu chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Bài tiết nước tiểu lớp 8.

Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 39: Bài tiết nước tiểu

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 126 SGK Sinh học 8:  - Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?

- Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào?

- Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào?

Trả lời:

Sự hình thành nước tiểu gồm các quá trình sau:

- Quá trình lọc máu và tạo ra nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận.

- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, H2O và các ion còn cần thiết như Na+, Cl-….

Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã (axit uric, crêatin, các chất thuốc, các ion thừa (H+, K+...)

Cả hai quá trình này đểu diễn ra ở ống thận và kết quả là biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức.

* Nước tiểu đầu và máu khác nhau như sau:

- Nước tiểu đầu: Không có các tế bào máu và protein

- Máu: Có chứa các tế bào máu và prôtêin.

* Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ

Nước tiểu đầu

Nước tiểu chính thức

- Nồng độ các chất hoà tan loãng hơn 

- Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn

- Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng

- Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc hơn

- Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc hơn    

- Gần như không còn chứa chất dinh dưỡng

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 127 SGK Sinh học 8: Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục, nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chi xảy ra vào những lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do đâu?

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh cơ qua bài tiết nước tiểu:

 

Giải Sinh Học 8 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 1)

- Cơ quan bài tiết nước tiểu có một cấu tạo gọi là bàng quang (bóng đái/bọng đái) đây là cơ quan dự trữ nước tiểu.

- Cấu tạo ống đái gồm các cơ vòng và cơ dọc giúp cơ thể kiểm soát việc đòa thải nước tiểu ra ngoài cơ thể.

Trả lời:

- Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải ra khỏi cơ thể lại không liên tục (chỉ vào những lúc nhất định). hi bóng đái tích trữ được một lượng nước tiểu nhất định, cơ thể sẽ tiến hành đào thải nước tiểu ra ngoài.

- Có sự khác nhau đó là do: máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục, nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.

Câu hỏi và bài tập (trang 127 sgk Sinh Học lớp 8)

Câu 1 trang 127 sgk sinh học 8: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận.

Trả lời:

Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận:

- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.

- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình: quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- và quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.

Câu 2 trang 127 SGK Sinh học 8: Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?

Trả lời:

Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong (cân bằng nội môi). 

Câu 3 trang 127 SGK Sinh học 8: Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào ?

Trả lời:

Sự tạo thành nước tiểu diễn ra như sau: Đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Tiếp đó là quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần thiết và có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.

Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng.

Lý thuyết Bài 39: Bài tiết nước tiểu

1. Tạo thành nước tiểu

- Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận.

 

Giải Sinh Học 8 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 2)

- Sự hình thành nước tiểu gồm 3 quá trình. 

Giải Sinh Học 8 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 4)

* Quá trình lọc máu

- Diễn ra ở cầu thận tạo nước tiểu đầu.

- Màng lọc và vách mao mạch có các lỗ 30 – 34Ao.

- Sự chênh lệch áp suất bên trong cầu thận và bên ngoài tạo lực đẩy các chất qua lỗ lọc.

- Các tế bào máu và protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên được giữ lại trong máu theo động mạch đi trở lại cơ thể.

- Các chất được lọc qua lỗ lọc → nước tiểu đầu → chuyển đến ống thận.

* Quá trình hấp thụ lại.

- Diễn ra ở ống thận.

- Tiêu tốn năng lượng ATP.

- Trong nước tiểu đầu vẫn còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng và nước nên được hấp thu lại ở ống thận vào các mao mạch quanh ống thận.

- Các chất được hấp thu lại gồm: các chất dinh dưỡng, H2O, các ion cần thiết (Na+, Cl-, …).

* Quá trình bài tiết tiếp.

- Các chất sau khi được hấp thu lại tiếp tục bài tiết tiếp ở ống thận → nước tiểu chính thức.

- Cần năng lượng ATP.

- Các chất bài tiết tiếp là các chất cặn bã (axit uric, creatin, …), các chất thuốc, các ion thừa (K+, H+, …).

- Kết thúc quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp ở ống thận → nước tiểu chính thức → thải nước tiểu.

* Lưu ý:

- Thành phần máu khác với thành phần nước tiểu: ở máu có các tế bào máu và protein còn ở nước tiểu đầu không có.

- Nước tiểu đầu khác với nước tiểu chính thức như sau:

Đặc điểm

Nước tiểu đầu

Nước tiểu chính thức

Nồng độ các chất hòa tan

Loãng.

Đậm đặc.

Chất độc, chất cặn bã

Có ít.

Có nhiều.

Chất dinh dưỡng

Có nhiều.

Gần như không có.

Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là: lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể để duy trì tính ổn định của môi trường trong.

 2. Thải nước tiểu

- Quá trình thải nước tiểu diễn ra như sau:

+ Nước tiểu chính thức → bể thận → ống dẫn nước tiểu → bóng đái → ống đái → thải ra ngoài.

+ Khi nước tiểu tích ở bóng đái lên đến 200ml → căng bóng đái → tăng áp suất thẩm thấu trong bóng đái  → cảm giác thèm đi tiểu → cơ vòng mở ra → nước tiểu được thải ra ngoài.   

 

Giải Sinh Học 8 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 5)

- Mỗi ngày, cầu thận người trưởng thành lọc 1440 lít máu và tạo ra khoảng 170 lít tiểu đầu. Nhờ quá trình hấp thu lại mà chỉ có khoảng 1.5 lít nước tiểu chính thức được tạo ra.

- Chỗ thông giữa bóng đái và ống đái có cơ vòng bịt chặt nằm bên ngoài là cơ vân hoạt động theo ý muốn.

Bài giảng Sinh học 8 Bài 39: Bài tiết nước tểu

Đánh giá

0

0 đánh giá