Nghiên cứu mục 2.4 và quan sát Hình 13.5, mô tả đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của sâu đục thân ngô

1 K

Với giải Luyện tập 1 trang 71 Công nghệ lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 13: Sâu hại cây trồng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Công nghệ 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 13: Sâu hại cây trồng

Luyện tập 1 trang 71 Công nghệ 10: Nghiên cứu mục 2.4 và quan sát Hình 13.5, mô tả đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của sâu đục thân ngô.

Công nghệ 10 Bài 13: Sâu hại cây trồng | Cánh diều (ảnh 5)

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 71 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Trả lời:

Đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của sâu đục thân ngô:

- Trứng: xếp thành ổ chồng lên nhau như vậy cả, hình bầu dục dẹt. Khi mới đẻ, trứng có màu trắng sữa, mặt trên trơn bóng. Thời gian trứng từ 4 – 7 ngày.

- Sâu non: mới nở có màu hồng, đầu đen, khi lớn sâu chuyển màu trắng sữa. Sâu lớn màu nâu vàng, có sọc nâu mờ trên lưng. Giai đoạn sâu non từ 18 – 41 ngày. Khi nhỏ sâu ăn nõn lá non, nhả tơ nhờ gió đưa tử lá này sang lá khác, từ cây này sang cây khác. Khi lớn, sâu đục vào thân cây hoặc vào bắp và lõi, làm cho cây suy yếu, còi cọc, dễ gãy; hạt lép nhiều.

- Nhộng: màu nâu nhạt, dài khoảng 15 – 19 mm. Giai đoạn nhộng từ 5 – 12 ngày. Sâu thường làm nhộng bên trong đường dục vào hoặc giữa bệ và thân ngô.

- Trưởng thành: rất thích ánh sáng đèn, ban ngày nấp vào bẹ lá, ngọn ngô hay ở bờ cỏ dại. Con đực cánh trước màu vàng tươi đến vàng nhạt. Con cái lớn hơn, cánh trước có màu vàng nhạt hơn con đực. Thời gian sống khoảng 10 ngày. Từ 2 – 3 ngày sau khi vũ hoá bướm bắt đầu đẻ trứng. Trứng được đẻ thành từng ổ ở mặt dưới và gắn chặt vào lá; thường đẻ trứng ở những ruộng ngô xanh tốt, nhất là ở ruộng ngô sắp trổ cờ. Một con cái có thể đẻ được từ 20 — 200 trứng.

Xem thêm lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá