Với giải Bài tập 3 trang 14 SBT Lịch sử 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sử 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo
Bài tập 3 trang 14 SBT Lịch sử 7: Ph. Ăng-ghen đã nhận xét về thời đại Phục hưng như sau: “Đó là một cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy, một thời đại đã đẻ ra những con người khổng lồ, khổng lồ về tư tưởng,... về tài năng mọi mặt và sự hiểu biết sâu rộng của họ”. Em có đồng ý với nhận xét trên không? Vì sao?
Trả lời:
- Đồng ý với nhận xét của Ph. Ăng-ghen vì:
+ Phong trào Văn hoá Phục hưng là cuộc đấu tranh đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng, chống lại nền văn hoá lỗi thời, lạc hậu của chế độ phong kiến, xây dựng một nền văn hoá mới mang đậm tinh thần nhân văn của giai cấp tư sản.
+ Phong trào này có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại nhất trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng trong lịch sử loài người.
+ Thời đại Văn hoá Phục hưng đã để lại nhiều tên tuổi với những đóng góp lớn lao về nhiều mặt: văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên,... Ví dụ như: M. Xéc-van-téc; W.Sếch-xpia, Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ…; Thậm chí, để bảo vệ cho quan điểm của mình, họ đã phải chấp nhận bị bỏ tù hoặc đánh đổi tính mạng, ví dụ như: G.Ga-li-lê, Mác-tin Lu-thơ,...).
Xem thêm các lời giải sách bài tập Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 1.3 trang 11 SBT Lịch sử 7: “Quê hương” của phong trào Văn hoá Phục hưng là...
Câu 1.4 trang 11 SBT Lịch sử 7: Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là...
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo
Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Bài 5: Ấn Độ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX
Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI