Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 18 (Kết nối tri thức): Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

3.6 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 7 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 7 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Bài tập 1 trang 60 SBT Lịch sử 7: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1: Vương triều Vi-giay-a được thành lập năm nào?

A. Năm 989.

B. Năm 988.

C. Năm 999.

D. Đầu thế kỉ X.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 1.2: Kinh đô Vi-giay-a thuộc địa danh nào ngày nay?

A. Thăng Bình Quảng Nam).

B. Tuy Hoà (Phú Yên).

C. Tuy Phước (Bình Định).

D. An Nhơn (Bình Định).

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.3: Thời kì thịnh đạt nhất của Vương triều Vi-giay-a cũng như của Vương quốc Chăm-pa là

A. từ năm 988 đến năm 1920.

B. từ cuối thế kỉ XIV đến năm 1471.

C. từ năm 1220 đến năm 1353.

D. từ năm 1471 đến đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 1.4: Một số thành tựu nổi bật về kinh tế mà người Chăm đạt được trong thời kì từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI là

A. xây dựng hải cảng mới như Đại Chiêm (Quảng Nam), khai thác và buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý như trầm hương,...

B. xây dựng hải cảng mới như Tân Châu (Bình Định), khai thác và buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý như trầm hương, long não, sừng tê giác,...

C. xây dựng hải cảng mới như Tân Châu (Bình Định), mở rộng nhiều lò gốm nổi tiếng như Gò Sành, Trường Cửu, Gò Cây Me (Bình Định).

D. mở rộng hải cảng Đại Chiêm (Quảng Nam), xây dựng hải cảng mới như Tân Châu (Bình Định),...

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.5: Tôn giáo có vị trí quan trọng nhất trong đời sống tôn giáo – tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa thời kì này là

A. Phật giáo.

C. Nho giáo.

B. Hin-đu giáo.

D. Đạo giáo.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 1.6: Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, vùng đất Nam Bộ thuộc quyền quản lí của vương quốc nào?

A. Phù Nam.

B. Chăm-pa.

C. Chân Lạp.

D. Lục Chân Lạp.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 1.7: Các ngành kinh tế chính của cư dân vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI là

A. thương mại đường biển.

B. nghề thủ công và buôn bán nhỏ.

C. trồng lúa kết hợp chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản.

D. thương mại đường biển và trồng lúa.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 1.8: Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, cư dân vùng đất Nam Bộ chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hoá

A. Trung Quốc.

B. Ấn Độ.

C. Đại Việt.

D. Đông Nam Á.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 2 trang 61 SBT Lịch sử 7: Hãy xác định câu đúng (Đ) hoặc sai (S) về nội dung lịch sử và giải thích ngắn gọn câu sai.

A. Thương mại đường biển giữ vai trò chính trong hoạt động kinh tế của người Chăm thời kì này.

B. Từ giữa thế kỉ XIII, Vương triều Vi-giay-a sụp đổ đã dẫn đến lãnh thổ Chăm-pa thu hẹp và chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau.

C. Tháp Pô-Klong Ga-rai ở Ninh Thuận, cụm đền tháp Dương Long ở Bình Định, tháp Pô-na-ga ở Khánh Hoà là những thành tựu về kiến trúc và điêu khắc Chăm-pa tiêu biểu nhất được xây dựng trong thời kì này.

D. Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, cư dân ở vùng đất Nam Bộ tập trung chủ yếu ở những vùng đất cao về phía tây.

E. Nền văn minh Ăng-co có ảnh hưởng sâu sắc và chi phối đến đời sống văn hoá của cư dân vùng đất Nam Bộ trong thời kì này.

Trả lời:

- Những câu đúng là: C, D

- Những câu sai là: A, B, E

+ Câu A sai vì: nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của người Chăm thời kì này.

+ Câu B sai vì: cuối thế kỉ XIV, Vương triều Vi-giay-a mới khủng hoảng và sụp đổ

+ Câu E sai vì: ảnh hưởng của nền văn minh Ăng – co đối với vùng đất Nam Bộ không đậm nét.

Bài tập 1 trang 62 SBT Lịch sử 7: Hoàn thiện sơ đồ khái quát về diễn biến chính trị của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI (theo mẫu dưới đây).

a) Vương quốc Chăm-pa

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Vùng đất Nam Bộ

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

a) Vương quốc Chăm-pa

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Vùng đất Nam Bộ

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài tập 2 trang 62 SBT Lịch sử 7: Hình 3,4,5 (tr. 92 – 93,SGK) là những hiện vật liên quan đến Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. Theo em, những hiện vật này chứng tỏ điều gì về chủ nhân của vương quốc này?

Trả lời:

- Những hiện vật hình 3, 4, 5 đã chứng tỏ thủ công nghiệp, nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc của người Chăm thời kì này rất phát triển.

Bài tập 3 trang 62 SBT Lịch sử 7: a) Kể tên một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của người Chăm từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI và cho biết thành tựu nào còn được bảo tồn đến ngày nay.

Thành tựu

Thành tựu còn được bảo tồn đến ngày nay

 

 

b) Là một học sinh, theo em cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của thành tựu đó?

Trả lời:

Yêu cầu a)

Thành tựu

Thành tựu còn được bảo tồn đến ngày nay

- Chữ viết

- Tôn giáo – tín ngưỡng

- Kiến trúc - điêu khắc…

- Chữ Chăm

- Cụm đền tháp Dương Long (Bình Định); Pô Na-gar (Khánh Hòa); Pô-klong Ga-rai (Ninh Thuận)…

Yêu cầu b) Những việc mà HS có thể làm:

- Tìm hiểu giá trị cũng như thực trạng của những thành tựu đó

- Tham gia các hoạt động để tuyên truyền, phổ biến về việc bảo vệ di sản cho những người xung quanh…

Bài tập 4 trang 62 SBT Lịch sử 7: Liên hệ với kiến thức đã học, em hãy:

a) Lập và hoàn thành bảng so sánh (theo mẫu dưới đây) những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá giữa Vương quốc Phù Nam (trước thế kỉ VII) và vùng đất Nam Bộ trong giai đoạn từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

So sánh

Vương quốc Phù Nam

Vùng đất Nam Bộ

Giống nhau

 

Khác nhau

 

Chính trị

 

 

Kinh tế

 

 

Văn hoá

 

 

b) Lí giải vì sao trong một thời kì dài, triều đình Chân Lạp không thể quản lí và kiểm soát được vùng đất Nam Bộ.

Trả lời:

Yêu cầu a)

So sánh

Vương quốc Phù Nam

Vùng đất Nam Bộ

Giống nhau

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của các ngành kinh tế như: nông nghiệp, thương mại đường biển,…

- Tiếp thu thành tựu của các nền văn hóa bên ngoài nhưng vẫn bảo tồn văn hóa bản địa truyền thống.

Khác nhau

 

Chính trị

- Bộ máy nhà nước của vương quốc Phù Nam được củng cố, kiện toàn.

- Trong các thế kỉ III – V, vương quốc Phù Nam là đế quốc hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

- Trên danh nghĩa vùng đất Nam Bộ đặt dưới sự cai trị của nước Chân Lạp (Campuchia). Tuy nhiên, trên thực tế, triều đình Ăng-co hầu như không thể quản lí được vùng đất này.

Kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp kết hợp với làm các nghề thủ công.

- Thương nghiệp đường biển phát triển mạnh mẽ, thu hút thương nhân của nhiều nước đến buôn bán.

- Thương cảng Óc Eo của Phù Nam trở thành trung tâm của tuyến đường hàng hải trên vùng biển Đông Nam Á.

- Sản xuất nông nghiệp kết hợp với làm các nghề thủ công và buôn bán nhỏ.

- Thương nghiệp không còn phát triển như trước.

Văn hoá

- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.

- Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần mang đậm yếu tố “sông nước”

- Ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Chân Lạp.

- Dần tiếp thu văn hóa Trung Quốc.

- Những nét văn hóa truyền thống tiếp tục được duy trì.

Yêu cầu b) Trong một thời kì dài, triều đình Chân Lạp không thể quản lí và kiểm soá được vùng đất Nam Bộ là vì:

-Với truyền thống quen khai thác các vùng đất cao, với dân số ít, người Khơ-me khi đó không có khả năng tổ chức khai thác vùng đồng bằng rộng lớn mớ bồi lấp, còn ngập nước và sình lầy. Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai trên vùng đất gốc - Lục Chân Lạp đang đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực.

- Tình trạng chiến tranh diễn ra thường xuyên giữa Chân Lạp với Chăm-pa: Chân Lạp chỉ dồn sức phát triển ở khu vực Biển Hồ, trung lưu sông Mê Công và mở rộng ảnh hưởng sang phía tây.

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ (1400-1407)

Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)

Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

1. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

a) Diễn biến cơ bản về chính trị

* Sự ra đời vương triều Vi-giay-a:

- Năm 988, một quý tộc người Chăm-pa đã lập ra Vương triều Vi-giay-a, mở ra một thời kì phát triển mới của Vương quốc Chăm-pa.

- Kinh đô được chuyển về Vi-giay-a (còn gọi là Đồ Bàn hay Chà Bàn, thuộc An Nhơn, Bình Định ngày nay).

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Cổng thành Đồ Bàn (An Nhơn, Bình Định ngày nay)

* Tình hình chính trị:

- Từ năm 988 - 1220:

+ Gặp nhiều khó khăn ở trong nước, phải tiến hành các cuộc chiến tranh với Chân Lạp cũng như giải quyết xung đột với Đại Việt ở phía bắc.

+ Năm 1069, vua Chăm-pa cắt ba châu là Bố Chính, Địa Lý (Quảng Bình) và Ma Linh (phía bắc tỉnh Quảng Trị) cho Đại Việt.

+ “Cuộc chiến tranh Một trăm năm" (khoảng 1113 - 1220), khiến Chăm-pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng.

- Từ năm 1220 - 1353:

+ Là thời kì thịnh đạt nhất của Vương triều Vi-giay-a.

+ Chăm-pa thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp, củng cố chính quyền, mở rộng và thống nhất lãnh thổ,…

- Từ cuối thế kỉ XIV - năm 1471: Vương triều Vi-giay-a khủng hoảng, suy yếu.

- Từ năm 1471 - đầu thế kỉ XVI: lãnh thổ Chăm-pa bị thu hẹp nhiều phần và chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau.

b) Tình hình kinh tế, văn hóa

* Tình hình kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động kinh tế.

+ Kết hợp sản xuất nông nghiệp với các hoạt động chăn nuôi; đánh bắt hải sản và khai thác lâm, thổ sản.

- Thủ công nghiệp:

+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển,...

+ Xuất hiện nhiều lò gốm nổi tiếng như: Gò Sành, Trường Cửu, Gò Cây Me...

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Gốm men nâu của người Chăm-pa

- Thương nghiệp đường biển phát triển mạnh mẽ với nhiều hải cảng, như Đại Chiêm (Quảng Nam); Tân Châu (Thị Nại ở Binh Định),...

* Tình hình văn hóa:

- Tôn giáo - tín ngưỡng:

+ Hin-đu giáo lá tôn giáo có vị tri quan trọng nhất.

+ Phật giáo tiếp tục có những bước phát triển.

+ Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi trong đời sống cư dân.

- Chữ viết: chữ Chăm không ngừng được cải tiến và hòan thiện.

- Kiến trúc và điêu khắc: nổi tiếng nhất thời kì này là các đền tháp được xây bằng gạch nung và trang trí phù điêu,...

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tháp Po-klong Ga-rai được xây dựng vào cuối thế kỉ XIII - đầu thế kỉ XIV

- Ca múa nhạc: sử dụng các bộ nhạc cụ như trống, kèn Sa-ra-na,…; điệu múa nổi tiếng là vũ điệu Áp-sa-ra….

2. Lược sử vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kri XVI

a) Diễn biến cơ bản về chính trị

- Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyền cai trị của nước Chân Lạp (Cam-pu-chia).  

- Tuy nhiên, trong thực tế, triều đình Ăng-co gặp nhiều khó khăn và hầu như không thể quản lí được vùng đất này. Việc cai trị vùng đất Nam Bộ phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam.

- Suốt giai đoạn thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIV, cư dân ở đây rất thưa vắng. Vài thế kỉ sau đó mới có những nhóm lưu dân người Việt đến khẩn hoang.

b) Tình hình kinh tế - văn hóa

* Về kinh tế:

- Canh tác lúa nước kết hợp với chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản; làm các nghề thủ công và buôn bán nhỏ.

- Thương nghiệp không còn phát triển như thời kì Vương quốc Phù Nam.

* Về văn hóa:

- Ảnh hưởng của văn minh Ăng-co ở vùng đất Nam Bộ không đậm nét; người dân tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.

- Hin-đu giáo, Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian,… tiếp tục được duy trì trong đời sống văn hóa của cư dân.

- Đời sống vật chất và tinh thần phản ánh một nền văn hoà bình dân của những con người sống ở vùng khí hâu nóng ẩm và môi trường sông nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá