Em hiểu thế nào về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân? Nêu ví dụ minh họa

1 K

Với giải Câu hỏi trang 143 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

Câu hỏi trang 143 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

 Pháp luật 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân | Kết nối tri thức (ảnh 3)

Em hiểu thế nào về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân? Nêu ví dụ minh họa.

Phương pháp giải:

Em đọc thông tin và dựa vào hiểu biết của bản thân để lí giải về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân. Nêu được ví dụ.

Trả lời:

- Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp. Chức năng này được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết các vụ án; thi hành án; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Ví dụ: Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm.

Lý thuyết Viện kiểm sát nhân dân

a) Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân

Chức năng thực hành quyền công tố

- Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

- Hoạt động thực hành quyền công tố bao gồm:

+ Khởi tố bị can (để có được quyết định khởi tố bị can, cơ quan công tố phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh);

+ Truy tố bị can ra trước toà án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội;

+ Buộc tội bi cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên toà sơ thẩm (nếu vụ án bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên toà phúc thẩm).

Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp

- Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

- Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm:

+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

+ Viện kiểm sát quân sự

- Cơ cấu tổ chức các Viện kiểm sát do luật định, tuy nhiên tất cả các Viện kiểm sát đều do Viện trưởng lãnh đạo.

- Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Xem thêm lời giải bài tập KTPL 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 140 KTPL 10: Em cùng các bạn xem một số hình ảnh hoặc clip xét xử của một phiên tòa và chia sẻ những hiểu biết của em về Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân...

Câu hỏi trang 140, 141 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 141, 142 KTPL 10: Dựa vào sơ đồ 1 và hình 1, em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân...

Câu hỏi trang 142 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 144 KTPL 10: Dựa vào sơ đồ 2 và thông tin trên, em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân...

Luyện tập 1 trang 145 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?...

Luyện tập 2 trang 145 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào sau đây? Vì sao?...

Luyện tập 3 trang 145 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau...

Vận dụng 1 trang 145 KTPL 10: Em hãy viết bài luận tuyên truyền nhiệm vụ bảo vệ công lí của Tòa án nhân dân và chia sẻ với thầy cô cùng các bạn...

Vận dụng 2 trang 145 KTPL 10: Em hãy viết bài luận tuyên truyền chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo xét xử kịp thời, nghiêm chỉnh, đúng pháp luật...

Đánh giá

0

0 đánh giá