Tòa án nước ta thực hiện các hoạt động xét xử nhằm mục đích gì

534

Với giải Câu hỏi trang 140, 141 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

Câu hỏi trang 140, 141 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Pháp luật 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân | Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Tòa án nước ta thực hiện các hoạt động xét xử nhằm mục đích gì?

2. Theo em, Tòa án nhân dân có vai trò gì?

Phương pháp giải:

- Đọc các thông tin và nêu lên mục đích tòa án thực hiện các hoạt động xét xử.

- Nêu được vai trò của Tòa án nhân dân.

Trả lời:

1. Hoạt động xét xử của Toà án nhằm mục đích thực hiện quyền tư pháp, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của đất nước.

2. Toà án thực hiện quyền tư pháp để bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền Công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Lý thuyết Tòa án nhân dân

a) Chức năng của Tòa án nhân dân

- Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp Toà án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính để bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Đồng thời, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân

- Toà án nhân dân được tổ chức thành:

+ Toà án nhân dân tối cao;

+ Toà án nhân dân cấp cao;

+ Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trục thuộc trung ương.

+ Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

+ Toá án quân sự.

- Mỗi tòa án có một cơ cấu tổ chức riêng được quy định trong luật và được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử.

- Toà án nhân dân xét xử công khai, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Toà án nhân dân có thể xét xử kín.

- Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức).

Xem thêm lời giải bài tập KTPL 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 140 KTPL 10: Em cùng các bạn xem một số hình ảnh hoặc clip xét xử của một phiên tòa và chia sẻ những hiểu biết của em về Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân...

Câu hỏi trang 141, 142 KTPL 10: Dựa vào sơ đồ 1 và hình 1, em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân...

Câu hỏi trang 142 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 143 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 144 KTPL 10: Dựa vào sơ đồ 2 và thông tin trên, em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân...

Luyện tập 1 trang 145 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?...

Luyện tập 2 trang 145 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào sau đây? Vì sao?...

Luyện tập 3 trang 145 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau...

Vận dụng 1 trang 145 KTPL 10: Em hãy viết bài luận tuyên truyền nhiệm vụ bảo vệ công lí của Tòa án nhân dân và chia sẻ với thầy cô cùng các bạn...

Vận dụng 2 trang 145 KTPL 10: Em hãy viết bài luận tuyên truyền chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo xét xử kịp thời, nghiêm chỉnh, đúng pháp luật...

Đánh giá

0

0 đánh giá