Dựa vào nội dung của bài thực hành, hãy cho biết những khẳng định sau đây đúng hay sai

1.3 K

Với giải Bài 24.3 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

Bài 24.3 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7: Dựa vào nội dung của bài thực hành, hãy cho biết những khẳng định sau đây đúng hay sai.

(1) Sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt nhằm không cho phần lá đó tiếp nhận được ánh sáng, như vậy diệp lục ở phần lá bịt kín sẽ không hấp thụ ánh sáng để quang hợp tạo thành tinh bột.

(2) Phần lá bị bịt kín bằng băng giấy đen vẫn tổng hợp được tinh bột.

(3) Phần lá không dán băng giấy đen trong thí nghiệm trên tổng hợp được tinh bột.

(4) Sử dụng băng giấy đen có thể biết được lá cây chỉ tổng hợp tinh bột khi có ánh sáng.

(5) Thả thêm cành rong vào bể cá vì rong có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá.

(6) Nguyên nhân làm que đóm còn tàn đỏ cháy bùng lên là do trong ống nghiệm có carbon dioxide.

Lời giải:

(1) – Đúng. Sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt nhằm không cho phần lá đó tiếp nhận được ánh sáng, như vậy diệp lục ở phần lá bịt kín sẽ không hấp thụ ánh sáng để quang hợp tạo thành tinh bột.

(2) – Sai. Phần lá bị bịt kín bằng băng giấy đen không nhận được năng lượng ánh sáng nên không thể quang hợp để tổng hợp được tinh bột.

(3) – Đúng. Phần lá không dán băng giấy đen trong thí nghiệm trên vẫn nhận được năng lượng ánh sáng nên vẫn có thể quang hợp để tổng hợp được tinh bột.

(4) – Đúng. Phần lá bịt kín bằng băng giấy đen không nhận được ánh sáng nên không tổng hợp được tinh bột còn phần lá không dán băng giấy đen vẫn nhận được ánh sáng nên vẫn tổng hợp được tinh bột → Sử dụng băng giấy đen có thể biết được lá cây chỉ tổng hợp tinh bột khi có ánh sáng.

(5) – Sai. Thả thêm cành rong vào bể cá vì rong có tác dụng quang hợp tạo ra khí oxygen để giúp cá hô hấp tốt hơn.

(6) – Sai. Nguyên nhân làm que đóm còn tàn đỏ cháy bùng lên là do trong ống nghiệm có oxygen.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 24.1 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7: Sắp xếp các bước sau đây theo đúng trình tự thí nghiệm chứng minh quang hợp...

Bài 24.2 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, có thể làm tăng dưỡng khí cho cá bằng cách nào?...

Bài 24.4 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7: Vì sao trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp...

Bài 24.5 trang 59 SBT Khoa học tự nhiên 7Quan sát Hình 24, trả lời các câu hỏi và yêu cầu sau:...

Bài 24.6 trang 59 SBT Khoa học tự nhiên 7Tại sao trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp lại phải...

Bài 24.7 trang 59 SBT Khoa học tự nhiên 7Ở thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen, nếu đưa que đóm...

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 23: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

Bài 25: Hô hấp tế bào

Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Bài 27 : Thực hành: Hô hấp ở thực vật

Đánh giá

0

0 đánh giá