Kể tên một số giống cây trồng được tạo ra bằng công nghệ tế bào mà em biết

6.4 K

Với giải Câu hỏi 3 trang 97 Sinh học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 16: Công nghệ tế bào giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 16: Công nghệ tế bào

Câu hỏi 3 trang 97 sinh học 10: Kể tên một số giống cây trồng được tạo ra bằng công nghệ tế bào mà em biết.

Hướng dẫn giải:

Các giống cây trồng được tạo ra bằng công nghệ tế bào có giá trị kinh tế cao như kháng sâu bệnh, không có hạt, quả to và ngọt hơn,.....

Trả lời:

Một số giống cây được tạo từ công nghệ tế bào như:

- Giống cà chua lai VT15 có khả năng chịu nhiệt, cho năng suất cao và kháng virus xoăn vàng.

- Giống ổi MT1 không có hạt, dễ trồng ở nhiều loại đất, có thể cho quả quanh năm.

- Giống thanh long LĐ5 có ruột màu tím, cho năng suất cao.

Lý thuyết Một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật

1. Nhân nhanh các giống cây trồng

- Quy trình: Từ mảnh lá, thân, rễ,… của cây mẹ, trải qua giai đoạn phản biệt hóa, công nghệ nhân giống in vitro đã tạo ra mô sẹo, tái sinh chồi từ mô sẹo, từ đó phát triển thành nhiều cây con.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 16: Công nghệ tế bào

- Ứng dụng của vi nhân giống:

+ Nhân nhanh các giống cây trồng, đặc biệt là các giống quý hiếm như các cây dược liệu, cây gỗ quý, cây thuộc loài nằm trong sách đỏ (ví dụ: lan kim tuyến, sâm ngọc linh),…

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 16: Công nghệ tế bào

+ Tạo ra các giống cây sạch bệnh virus (kĩ thuật nuôi cấy mô phân sinh, tạo hạt giống nhân tạo).

+ Tạo ra nguyên liệu khởi đầu cho các quy trình nuôi dịch huyền phù tế bào thực vật, chuyển gene vào tế bào thực vật.

2. Tạo giống cây trồng mới

2.1. Dung hợp tế bào trần

- Dung hợp tế bào trần là kĩ thuật loại bỏ thành tế bào và lai giữa các tế bào cùng loài hoặc khác loài.

- Quy trình: Loại bỏ thành tế bào để tạo tế bào trần → Dung hợp tế bào trần để tạo tế bào lai → Nuôi cấy in vitro tế bào lai để tạo giống cây lai.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 16: Công nghệ tế bào

- Ứng dụng:

+ Tạo cây lai mang các đặc tính tốt của hai dòng tế bào ban đầu mà bằng phương pháp sinh sản hữu tính thông thường không thể tạo ra được. Ví dụ: tạo cây pomato mang đặc điểm của cả cây cà chua và cây khoai tây.

+ Dung hợp dòng tế bào trần đơn bội (n) với dòng tế bào trần lưỡng bội (2n) cùng loài được sử dụng trong tạo các giống cây tam bội (3n) không hạt. Ví dụ: dưa hấu không hạt, bưởi và cam không hạt,…

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 16: Công nghệ tế bào

2.2. Tạo giống cây trồng biến đổi gene

- Chuyển các gene kháng sâu bệnh, kháng thuốc diệt cỏ hoặc các gene hỗ trợ nâng cao chất lượng cây trồng trên cây đậu tương, khoai tây, ngô, bông,…

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 16: Công nghệ tế bào

- Sản xuất vaccine ăn được: Chuyển gene quy định protein kháng nguyên của một số bệnh virus trên động vật nuôi (ví dụ: kháng nguyên H5N1, H3N1,… gây bệnh cúm gia cầm) vào một số loại cây để tổng hợp các protein kháng nguyên, từ đó sản xuất vaccine ăn được.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 16: Công nghệ tế bào

3. Sản xuất các chất có hoạt tính sinh học trong tế bào thực vật

- Công nghệ nuôi cấy dịch huyền phù tế bào thực vật, nuôi cấy rễ tơ,… cho phép sản xuất các chất có hoạt tính sinh học từ các dòng tế bào tự nhiên của các cây dược liệu hoặc từ dòng tế bào thực vật mang gene tái tổ hợp.

- Ví dụ: một số vaccine ăn được, hormone sinh trưởng của thực vật và động vật, các hợp chất alkaloid, anthocyanin, terpenoid hoặc steroid,… đã được sản xuất trên các dòng tế bào thực vật.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 16: Công nghệ tế bào

Xem thêm lời giải Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá