Giải SGK Sinh học 10 (Cánh diều) Ôn tập phần 2 trang 100,101

16 K

Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Ôn tập phần 2 trang 100,101 sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Ôn tập phần 2 từ đó học tốt môn Sinh 10.

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Ôn tập phần 2 trang 100,101

Giải Sinh học 10 trang 101 Cánh diều

Bài 1 trang 101 Sinh học 10: Sự mất nước ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tế bào? Giải thích.

Hướng dẫn giải:

Nước chiếm khoảng 70 - 90 % khối lượng tế bào và là thành phần chính của dịch gian bào, huyết tương, dịch khớp...

Nước là "dung môi của sự sống". Nước có thể hoà tan nhiều hợp chất như muối, đường, protein... Vì vậy, nước là môi trường cho các phản ứng và trực tiếp tham gia vào nhiều phản ứng trong tế bào. Trong cơ thể, nước là môi trường vận chuyển các chất.

Trả lời: 

- Nước là môi trường vận chuyển các chất nên nếu bị mất nước, áp suất thẩm thấu của tế bào sẽ bị mất cân bằng, gây rối loạn trong trao đổi các chất qua màng tế bào, từ đó gây nên sự rối loạn trong dẫn truyền tín hiệu giữa các tế bào.

- Nước còn là môi trường cho cho các phản ứng và trực tiếp tham gia vào nhiều phản ứng trong tế bào, nên nếu bị mất nước, tế bào sẽ bị rối loạn các hoạt động trao đổi chất vì các phản ứng hóa sinh trong tế bào không được diễn ra.

Bài 2 trang 101 Sinh học 10: Hãy lấy ví dụ một phân tử sinh học và nêu cấu trúc phù hợp với chức năng của nó.

Hướng dẫn giải:

- Phân tử sinh học là hợp chất hữu cơ được tạo ra từ tế bào và cơ thể sinh vật.

- Các phân tử sinh học bao gồm những phân tử lớn tham gia cấu tạo tế bào như carbohydrate, protein, nucleic acid, lipid. và các phân tử nhỏ là các sản phẩm trao đổi chất như aldehyde, alcohol, acid hữu cơ, hay các chất tham gia xúc tác, điều hoả như một số vitamin, hormone.

Trả lời: 

- Ví dụ một phân tử sinh học: Phân tử enzyme

- Chức năng của enzyme: xúc tác sinh học cho hầu hết các phản ứng của tế bào.

- Cấu tạo của enzyme: Enzyme được cấu tạo từ protein, một số có thêm thành phần không phải là protein (coenzyme) có thể là các ion kim loại hoặc các hợp chất hữu cơ.

Trong phân tử enzyme có 1 vùng nhỏ có cấu trúc không gian gọi là trung tâm hoạt động. Khi cơ chất liên kết vào, trung tâm hoạt động thay đổi hình dạng để khớp với

cơ chất (mô hình "khớp cảm ứng"). Sự liên kết này thường bằng các liên kết yếu, tạm thời nhưng tạo điều kiện cho sự biến đổi cơ chất một cách nhanh chóng để liên kết với các cơ chất tiếp theo.

Bài 3 trang 101 Sinh học 10: Nếu xem tế bào nhân thực như một nhà máy sản xuất một sản phẩm nào đó thì thành phần cấu trúc nào đóng vai trò là cổng ra vào, bộ phận điều khiển, bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm đó, bộ phận đốt nhiên liệu để tạo ra sản phẩm, bộ phận đóng gói sản phẩm? Vi sao?

Hướng dẫn giải:

Chức năng của các bào quan trong tế bào:

- Màng sinh chất: bao bọc toàn bộ vật chất trong tế bào, kiểm soát các chất ra, vào tế bào một cách chọn lọc.

- Thành tế bào: bảo vệ, cố định hình dạng và điều chỉnh lượng nước đi vào tế bào.

- Nhân tế bào: Mang thông tin di truyền, điều khiển hoạt động sống của tế bào.

- Ti thể: Tham gia hô hấp tế bào để tạo ra năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP.

- Lục lạp: Thực hiện quá trình quang hợp giúp chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.

- Lưới nội chất: Sản xuất và vận chuyển các phân tử protein, lipit và là “nhà máy” sản xuất màng.

- Bộ máy Golgi: Sửa đổi, phân loại, đóng gói và vận chuyển các sản phẩm đến các bào quan hoặc xuất ra khỏi màng.

- Lysosome: Phân giải các phân tử lớn như protein, nucleic acid, polysaccharide, lipit.

- Không bào: Điều chỉnh lượng nước trong tế bào, dự trữ hay mang các chất thải, sắc tố.

- Peroxisome: Phân giải các chất độc.

- Ribosome: Tham gia tổng hợp protein.

- Trung thể: Tham gia trong phân chia tế bào.

- Bộ khung tế bào: Nâng đỡ cơ học, duy trì hình dạng của tế bào và tham gia

Trả lời: 

Nếu xem tế bào nhân thực như một nhà máy sản xuất một sản phẩm nào đó thì:

- Màng sinh chất đóng vai trò là cổng ra vào vì màng sinh chất cho các chất ra, vào tế bào một cách chọn lọc.

- Nhân tế bào là bộ phận điều khiển vì nhân tế bào có vai trò điều khiển hoạt động sống của tế bào.

- Các bào quan sản xuất như ribosome, lưới nội chất là bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm đó vì chức năng của các bào quan này là tạo ra các sản phẩm như protein, lipit,...

- Ti thể là bộ phận đốt nhiên liệu để tạo ra sản phẩm vì ti thể thực hiện hô hấp tế bào chuyển hóa các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

- Bộ máy Golgi là bộ phận đóng gói sản phẩm vì chức năng của bộ máy Golgi là sửa đổi, phân loại, đóng gói và vận chuyển các sản phẩm đến các bào quan hoặc xuất ra khỏi màng

Bài 4 trang 101 Sinh học 10: Trong chuỗi phản ứng ở hình 16.8, xác định trung tâm  hoạt động, cơ chất, sản phẩm của các enzyme E1, E2, E3. 

Sinh học 10 Ôn tập phần 2 trang 100,101 | Giải Sinh 10 Cánh diều (ảnh 1)

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 16.8 và đưa ra nhận xét.

Trả lời: 

Sinh học 10 Ôn tập phần 2 trang 100,101 | Giải Sinh 10 Cánh diều (ảnh 2)
Sinh học 10 Ôn tập phần 2 trang 100,101 | Giải Sinh 10 Cánh diều (ảnh 3)
Nêu tên các chất X, Y, T, Z và tên các quá trình chuyển hoá tương ứng với các chất đó. Năng lượng được chuyển hoá trong các quá trình đó như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Quang tổng hợp (quang hop) là quá trình tế bào sử dụng năng lượng ánh sáng (NLAS) để tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Như vậy, quang tổng hợp có vai trò chuyển năng lượng.

- Hô hấp tế bào và lên men là các quá trình phân giải hợp chất hữu cơ. Nếu trong tế bào có O2, glucose được phân giải thành CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng tích lũy trong các phân tử ATP; nếu trong tế bào có O2, glucose được phân giải thành lactic acid, ethanol hoặc các chất hữu cơ khác.

Trả lời: 

- X, Y: H2O, CO2 ; T: Pyruvic acid; Q: Lactic acid

- Sơ đồ các quá trình:

Sinh học 10 Ôn tập phần 2 trang 100,101 | Giải Sinh 10 Cánh diều (ảnh 4)

 - Sự chuyển hóa năng lượng trong các quá trình:

+ Quá trình quang tổng hợp: năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa năng.

+ Quá trình hô hấp tế bào: Hóa năng trong glucose được chuyển hóa thành hóa năng dễ sử dụng tích trữ trong ATP.

+ Quá trình lên men: Hóa năng trong glucose được chuyển hóa một phần thành hóa năng tích trữ trong các chất hữu cơ.

Bài 6 trang 101 Sinh học 10: Trình bày các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa tế bào tuyến nội tiết và tế bào đích.

Hướng dẫn giải:

Thông tin giữa các tế bào là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác và gồm ba giai đoạn: tiếp nhận, truyền tin nội bào và đáp ứng.

Trả lời: 

Quá trình truyền thông tin giữa tế bào tuyến nội tiết và tế bào đích gồm ba giai đoạn: tiếp nhận, truyền tin nội bào và đáp ứng.

- Giai đoạn tiếp nhận: Các phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích và làm hoạt hóa thụ thể. Đối với thụ thể bên trong tế bào, phân tử tín hiệu đi qua màng và liên kết với thụ thể tạo thành phức hợp tín hiệu – thụ thể. Đối với thụ thể màng, phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể ở bên ngoài tế bào.

- Giai đoạn truyền tin nội bào:

+ Thụ thể màng sau khi được hoạt hóa dẫn đến sự hoạt hóa các phân tử truyền tin nội bào thành chuỗi tương tác liên tiếp tới các phân tử đích trong tế bào.

+ Khi thụ thể bên trong tế bào chất được hoạt hoá, phức hợp tín hiệu – thụ thể đi vào nhân và tác động đến DNA và hoạt hoá sự phiên mã gene nhất định.

- Giai đoạn đáp ứng: Sự truyền tin nội bào dẫn đến kết quả là những thay đổi trong tế bảo dưới nhiều dạng khác nhau như tăng cường phiên mã, dịch mã, tăng hay giảm quá trình trao đổi một hoặc một số chất, tăng cường vận chuyển qua màng tế bào, phân chia tế bào,...

Hướng dẫn giải:

- Nguyên phân là quá trình tạo ra các tế bào mới từ các tế bào ban đầu và giống hệt các tế bào ban đầu.

- Giảm phân là quá trình tạo ra các giao tử từ các tế bào sinh dục chín, giao tử có bộ NST bằng một nửa so với số NST trong tế bào sinh dục ban đầu.

- Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa giao tử đực đơn bội (n) với giao tử cái đơn bội (n) tạo nên hợp tử lưỡng bội (2n)

Trả lời: 

Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ vì các loài sinh sản hữu tính tạo ra cơ thể mới thông qua sự phối hợp giữa cả 3 quá trình: Giảm phân tạo ra các giao tử mang bộ NST đơn  bội (n). Giao tử đực (n) và giao tử cái (n) thông qua quá trình thụ tinh tạo ra giao tử (2n), giao tử lưỡng bội giúp phục hồi bộ NST đặc trưng của loài, sau đó thông qua quá trình nguyên phân, giao tử phát triển thành cơ thể mới.

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 16: Công nghệ tế bào

Bài 17 : Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Bài 19: Quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng

Đánh giá

0

0 đánh giá