Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Hóa học lớp 9 Bài 54: Polime chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Polime lớp 9.
Giải bài tập Hóa học lớp 9 Bài 54: Polime
Câu hỏi và bài tập ( trang 165 SGK Hóa học 9)
Bài 1 trang 165 SGK Hóa học 9: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:
a) Polime là những chất có phân tử khối lớn.
b) Polime là những chất có phân tử khối nhỏ.
c) Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều loại nguyên tử liên kết với nhau tạo nên.
d) Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên
Phương pháp giải:
Dựa vào định nghĩa polime để trả lời
Lời giải:
Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên
Đáp án D
Bài 2 trang 165 SGK Hóa học 9: Hãy chọn những từ thích hợp rồi điền vào các chỗ trống:
a) Polime thường là chất.... không bay hơi.
b) Hầu hết các polime đều...... trong nước và các dung môi thông thường.
c) Các polime có sẵn trong tự nhiên gọi là polime.... còn các polime do con người tổng hợp ra từ các chất đơn giản gọi là polime....
d) Polietilen và poli (vinyl clorua) là loại polime.... còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime....
Lời giải:
a) Polime thường là chất rắn không bay hơi
b) Hầu hết các polime đều không tan trong nước và các dung môi thông thường
c) Các polime có sẵn trong thiên nhiên gọi là polime thiên nhiên còn các polime do con người tổng hợp ra từ các chất đơn giản gọi là polime tổng hợp
d) Polietilen và poli (vinyl clorua) là loại polime tổng hợp còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime thiên nhiên
Bài 3 trang 165 SGK Hóa học 9: Trong các phân tử polime sau: polietilen, xenlulozơ, tinh bột (amilopectin), poli (vinyl clorua), những phân tử polime nào có cấu tạo mạch giống nhau ? Hãy chỉ rõ loại mạch của các phân tử polime đó.
Lời giải :
Các polime có cấu tạo mạch giống nhau là polietilen, poli (vinyl clorua) và xenlulozơ và có cấu tạo mạch không phân nhánh còn amilopectin của tinh bột có cấu tạo mạch phân nhánh
Bài 4 trang 165 SGK Hóa học 9: Poli (vinyl clorua) viết tắt là PVC là polime có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như làm ống dẫn nước, đồ giả da,... PVC có cấu tạo mạch như sau:
a) Hãy viết công thức chung và công thức một mắt xích của PVC.
b) Mạch phân tử PVC có cấu tạo như thế nào ?
c) Làm thế nào để phân biệt được da giả làm bằng PVC và da thật ?
Lời giải:
a)
b) Mạch phân tử PVC là mạch không nhánh (mạch thẳng)
c) Đốt cháy mỗi mẫu da, nếu có mùi khét là da thật, không có mùi khét là da giả.
Bài 5 trang 165 SGK Hóa học 9: Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol CO2 : số mol H2O bằng 1 : 1
Hỏi polime trên thuộc loại nào trong các polime sau: polietilen, poli (vinyl clorua), tinh bột, protein ? Tại sao ?
Phương pháp giải :
Lập tỉ lệ số mol CO2 và H2O suy ra tỉ lệ mol C và H, từ đó suy ra được công thức của polime
Lời giải :
Khi đốt cháy, chỉ thu được CO2 và H2O . Vậy polime đó là polietilen hoặc tinh bột vì poli (vinyl clorua) đốt cháy ngoài thu được và còn cho sản phẩm là hợp chất của clo, protein đốt cháy ngoài thu được và còn cho sản phẩm là hợp chất của nitơ.
- Vì = => = , suy ra polime đó là polietilen (-CH2 – CH2 - )n.
- Không thể là tinh bột (-C6H10O5-)n, vì có tỉ lệ =
I. KHÁI NIỆM VỀ POLIME
1. Khái niệm và phân loại
a) Khái niệm:
- Là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
b) Phân loại
- Polime được phân thành hai loại chính:
+ Polime thiên nhiên (có sẵn trong tự nhiên): tinh bột, xenlulozơ, tơ tằm, cao su thiên nhiên...
+ Polime tổng hợp (do con người tổng hợp): cao su buna, poli (vinyl clorua)...
2. Cấu tạo và tính chất của polime
- Phân tử polime được cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên
Thí dụ: Polieitlen có mắt xích là (-CH2-CH2-)
- Các mắt xích liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng hoặc mạch nhánh
3. Tính chất vật lí
- Thường là chất rắn, không bay hơi
- Không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường. Một số polime tan được trong axeton
- Ở nhiệt độ cao dễ bị phân hủy
II. ỨNG DỤNG CỦA POLIME
1. Chất dẻo là một loại vật liệu chế tạo từ polime và có tính dẻo
- Thành phần chủ yếu của chất dẻo là polime, có thể có một số chất khác như: chất hóa dẻo, chất độn, chất phụ gia
- Chất phụ gia: để tạo màu, tạo mùi, tăng độ bền đối với môi trường.
- Chất dẻo có nhiều ưu điểm nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, dễ gia công,...
- Ngày nay chất dẻo đã thay thế kim loại, sành sứ, thủy tinh trong nhiều lĩnh vực
2. Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi
- Tơ được phân thành: tơ thiên nhiên và tơ hóa học
+ Tơ hóa học được sản xuất với số lượng rất lớn
3. Cao su là polime thiên nhiên hay tổng hợp có tính đàn hồi
- Cao su được phân thành cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp
- Phổ biến trong cao su tổng hợp là cao su cao su buna
- Ưu điểm của cao su là tính đàn hồi, không thấm nước, không thấm khí,...
- Cao su được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
* PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP POLIME
Bước 1: Lập sơ đồ điều chế polime từ chất đã cho: nX=X → (-X-X-)n
Bước 2: Biểu diễn các đại lượng, ghi nhớ các công thức sau:
+) nmắt xích polime = n . npolime
+) Mpolime = n . Mmắt xích
Bước 3: Tính theo yêu cầu của bài toán.
- Trong nhiều trường hợp, có thể dùng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố để giải nhanh
Sơ đồ tư duy: Polime