Trả lời Câu 5 trang 27 sgk Ngữ văn 10 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Chữ người tử tù giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Chữ người tử tù
Câu 5 trang 27 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Chỉ ra các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Hãy phân tích ý nghĩa của cảnh tượng kì lạ đó.
Trả lời:
* Cảnh cho chữ - cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
- Về không gian: người xưa thường cho chữ ở thư phòng, nơi sạch sẽ, trang nghiêm. Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nơi ngục tù ẩm mốc, bẩn thỉu, đầy những phân chuột phân gián.
- Về thời gian: cảnh cho chữ này diễn ra vào thời gian giữa đêm khuya thanh vắng. Đặc biệt đó là đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao, con người tài hoa, nghĩa hiệp phải thi hành án xử.
- Người cho chữ và người xin chữ cũng vô cùng đặc biệt: Người cho chữ mặc dù bị cùm gông nhưng vẫn ung dung, tự tại, oai phong phóng bút với những nét bút đẹp tuyệt trần. Trong khi đó, viên quản ngục và thầy thơ lại cúi đầu đón nhận như một đặc ân từ tử tù.
- Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo lộn hoàn toàn: Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy quản ngục.
* Ý nghĩa: Cảnh cho chữ làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối với cái ác,…
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 7 trang 26 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Lưu ý các chi tiết được tác giả sử dụng để dựng cảnh cho chữ...
Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 10 trang 28 Tập 1
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện