-
Bài 1 trang 12 Chuyên đề Hóa học 10: Viết công thức Lewis của các phân tử sau:
a) HCN
b) SO3
Lời giải:
a) Viết công thức Lewis của HCN
Bước 1: C có 4 electron hóa trị, H có 1 electron hóa trị, N có 5 electron hóa trị.
⇒ Tổng số electron hóa trị là: 4 + 1 + 5 = 10 electron.
Bước 2: Sơ đồ khung biểu diễn liên kết của phân tử HCN
Bước 3: Số electron hóa trị chưa tham gia liên kết trong sơ đồ là: 10 – 2 × 2 = 6 electron
Hoàn thiện octet cho nguyên tử có độ âm điện lớn hơn trong sơ đồ:
Sử dụng 6 electron này để tạo octet cho N trước
Bước 4: Đã sử dụng hết 6 electron để tạo octet cho N. Tuy nhiên C chưa đủ octet nên ta chuyển 2 cặp electron của nguyên tử N tạo thành cặp electron dùng chung giữa C và N. Nguyên tử H đã đủ octet
Vậy công thức Lewis của HCN là:
b) Viết công thức Lewis của SO3
Bước 1: S có 6 electron hóa trị, O có 6 electron hóa trị. Trong phân tử SO3, có 1 nguyên tử S và 3 nguyên tử O
⇒ Tổng số electron hóa trị là: 1.6 + 3.6 = 24 electron
Bước 2: Sơ đồ khung biểu diễn liên kết của phân tử SO3
S có độ âm điện nhỏ hơn nên S là nguyên tử trung tâm.
Bước 3: Số electron hóa trị chưa tham gia liên kết trong sơ đồ là: 24 – 2 × 3 = 18 electron
Hoàn thiện octet cho nguyên tử có độ âm điện lớn hơn trong sơ đồ:
Sử dụng 18 electron này để tạo octet cho O trước (vì O có độ âm điện cao hơn)
Bước 4: Đã sử dụng hết 18 electron để tạo octet cho O. Tuy nhiên S chưa đủ octet nên ta chuyển 1 cặp electron của nguyên tử O tạo thành cặp electron dùng chung.
Vậy công thức Lewis của SO3 là:
-
Bài 2 trang 12 Chuyên đề Hóa học 10: Viết công thức VSEPR và dự đoán hình học của các phân tử sau:
a) HCN
-
b) SO3
-
c) PH3
Lời giải:
a) Công thức Lewis của HCN là:
⇒ Công thức VSEPR của HCN là AX2
⇒ HCN có dạng đường thẳng
b) Từ công thức Lewis của SO3
⇒ Công thức VSEPR của SO3 là: AX3
⇒ SO3 có dạng tam giác phẳng.
c) Công thức Lewis của PH3 là
⇒ Công thức VSEPR của PH3 là: AX3E1
⇒ Để giảm tối đa lực đẩy giữa 4 cặp electron hóa trị (gồm 3 cặp electron chung và 1 cặp electron riêng), 4 cặp electron này phải chiếm 4 khu vực điện tích âm sao cho lực đẩy giữa chúng là nhỏ nhất. Tuy nhiên cặp electron riêng đẩy mạnh hơn làm góc liên kết giảm, nên nhỏ hơn 109,5o
-
Bài 3 trang 12 Chuyên đề Hóa học 10: Trình bày sự tạo thành liên kết hóa học trong các phân tử sau dựa vào sự lai hóa của các nguyên tử trung tâm:
a) C2H2
-
b) C2H4
-
c) NH3
Lời giải:
a) Công thức Lewis của C2H2 là:
Cấu hình electron của nguyên tử C là: 1s22s22p2
1 AO 2s tổ hợp với 1 AO 2p, tạo 2 AO lai hóa sp
Mỗi nguyên tử C ở trạng thái lai hóa sp. Mỗi nguyên tử C dùng 1 AO lai hóa sp để xen phủ với nhau tạo ra liên kết σC-C. Mỗi nguyên tử C dùng AO lai hóa sp còn lại để xen phủ với AO 1s của một nguyên tử H tạo ra liên kết σC-H. Mỗi nguyên tử C còn lại 2 AO 2p song song từng đôi một. Chúng xen phủ bên với nhau tạo ra 2 liên kết πC-C. Như vậy trong phân tử C2H2 có 3 liên kết σ và 2 liên kết π.
b) Công thức Lewis của C2H4 là:
Cấu hình electron của nguyên tử C là: 1s22s22p2
1 AO 2s tổ hợp với 2 AO 2p tạo 3 AO lai hóa sp2.
Trong phân tử C2H4 mỗi nguyên tử C có sự lai hóa sp2. Mỗi nguyên tử C dùng 1 AO lai hóa để xen phủ với nhau tạo ra liên kết σC-C. Mỗi nguyên tử C dùng AO lai hóa còn lại để xen phủ với AO 1s của một nguyên tử H tạo ra liên kết σC-H. Mỗi nguyên tử C còn 1 AO p không tham gia lai hóa sẽ xen phủ bên với nhau tạo liên kết πC-C. Như vậy trong phân tử C2H4 có 5 liên kết σ và 1 liên kết π.
c) Công thức Lewis của NH3 là:
⇒ Công thức VSEPR của NH3 là: AX3E1
Từ công thức VSEPR dự đoán được trạng thái lai hóa của nguyên tử N trong phân tử NH3 là sp3.
Cấu hình electron của N là: 1s22s22p3
1 AO 2s tổ hợp với 3 AO 2p tạo 4 AO lai hóa sp3
Ba AO lai hóa sp3 (chứa electron độc thân) của nguyên tử N xen phủ với AO 1s của 3 nguyên tử H, tạo va liên kết σ, hướng về ba đỉnh của hình tứ diện. Nguyên tử N còn 1 AO lai hóa sp3 chứa một cặp electron chưa liên kết nằm hướng về đỉnh còn lại của tứ diện. Tuy nhiên cặp electron chưa liên kết này đẩy mạnh hơn nên làm góc liên kết giảm, nên nhỏ hơn 109,5o
-
Bài 4 trang 12 Chuyên đề Hóa học 10: Dự đoán trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm trong các phân tử sau:
a) PCl3
-
b) CS2
-
c) SO2
Lời giải:
Lưu ý: Có thể dự đoán nhanh trạng thái lai hóa của nguyên tử A (nguyên tố s, p) trong một phân tử bất kì như sau:
- Xác định số nguyên tử liên kết trực tiếp với A.
- Xác định số cặp electron hóa trị riêng của A.
- Nếu tổng hai giá trị là 2; 3 hoặc 4 thì trạng thái lai hóa của A lần lượt là sp; sp2 hoặc sp3
a) Trong phân tử PCl3
- Số nguyên tử liên kết với P là 3.
- Số cặp electron hóa trị riêng của P là 1
- Tổng hai giá trị là 4 ⇒ Trạng thái lai hóa của C là sp3.
b) Trong phân tử CS2
- Số nguyên tử liên kết với C là 2.
- Số cặp electron hóa trị riêng của C là 0
- Tổng hai giá trị là 2 ⇒ Trạng thái lai hóa của C là sp.
c) Trong phân tử SO2
- Số nguyên tử liên kết với S là 2.
- Số cặp electron hóa trị riêng của S là 1
- Tổng hai giá trị là 3 ⇒ Trạng thái lai hóa của S là sp2.