TOP 30 Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu

3.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 bài văn mẫu Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu, chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu em đã được học. Chỉ ra một thuật ngữ được sử dụng trong đoạn văn.

Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu - mẫu 1

Từ loại là những từ giống nhau về ngữ pháp hay đặc điểm và biểu đạt ý nghĩa một cách khái quát. Chúng được chia làm khá nhiều loại, bao gồm: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, chỉ từ, số từ, lượng từ…Ngoài ra còn có quan hệ từ, tình thái từ, phó từ… Trong đó, danh từ, tính từ, động từ là các từ loại thường gặp và đảm nhiệm vai trò là thành phần chính trong câu. Danh từ xác định sự vật và hiện tượng, đóng vai trò là chủ ngữ. Động từ là các từ chỉ hành động, trạng thái; còn tính từ biểu diễn đặc điểm, tính chất, trạng thái. Vị ngữ của câu thường do động từ và tính từ đảm nhiệm. Từ loại tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng, tạo nên nhiều tổ hợp câu đặc sắc.

Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu - mẫu 2

Các từ giống nhau về mặt đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa biểu đạt khái quát gọi là từ loại. Từ loại được chia thành nhiều loại. Cơ bản trong hệ thống Tiếng Việt gồm có: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, chỉ từ, số từ, lượng từ…Ngoài ra còn có quan hệ từ, tình thái từ, phó từ…Các từ loại thường gặp. Danh từ là từ loại để nói về các sự vật, hiện tượng hay gọi tên con người, sự vật, khái niệm, đơn vị. Danh từ thường đảm nhiệm chủ ngữ trong câu. Động từ là từ loại chỉ các hành động, trạng thái của sự vật và con người. Động từ thường làm vị ngữ trong câu.Tính từ là từ loại chỉ đặc điểm, tính chất, màu sắc, trạng thái của sự vật, hiện tượng. Từ loại tiếng Việt rất đa dạng và phong phú.

Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu - mẫu 3

Trong tiếng Việt, có các từ loại điển hình như: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, lượng từ, phó từ, chỉ từ,… Mỗi loại từ có cách sử dụng khác nhau. Như danh từ dung để làm chủ ngữ trong câu. Danh từ gồm có danh từ chung và danh từ riêng. Động từ là những từ chỉ hoạt động được chia thành hai loại nội động từ và ngoại động từ. Tính từ là những từ chỉ đặc điểm tính chất của sự vật, hiện tượng dùng để xác định một danh từ hay một đại từ.

- Thuật ngữ: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, lượng từ, phó từ, chỉ từ

Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu - mẫu 4

Từ loại được chia thành nhiều loại. Cơ bản trong hệ thống Tiếng Việt gồm có: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, chỉ từ, số từ, lượng từ…Ngoài ra còn có quan hệ từ, tình thái từ, phó từ…Các từ loại thường gặp. Danh từ là từ loại để nói về các sự vật, hiện tượng hay gọi tên con người, sự vật, khái niệm, đơn vị. Danh từ thường đảm nhiệm chủ ngữ trong câu. Động từ là từ loại chỉ các hành động, trạng thái của sự vật và con người. Động từ thường làm vị ngữ trong câu.Tính từ là từ loại chỉ đặc điểm, tính chất, màu sắc, trạng thái của sự vật, hiện tượng. Từ loại tiếng Việt rất đa dạng và phong phú.

- Thuật ngữ: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, chỉ từ, số từ, lượng từ…

Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu - mẫu 5

Trong ngữ pháp học, từ loại được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau như lớp từ, lớp từ vựng,… Từ loại được hiểu là một lớp ngôn ngữ học được xác định bằng các hiện tượng cú pháp hoặc các hiện tượng hình thái học của mục từ vựng trong câu nói. Thông thường, các ngôn ngữ được phân loại thành danh từ, động từ và các từ loại khác. Trong tiếng Việt, có các từ loại điển hình như: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, lượng từ, phó từ, chỉ từ,… Mỗi loại từ có cách sử dụng khác nhau.

- Thuật ngữ được sử dụng trong đoạn văn: lớp từ, lớp từ vựng, hiện tượng cu pháp, hiện tượng hình thái học, từ vựng…

Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu - mẫu 6

Từ loại là những từ có chung đặc điểm về mặt ngữ pháp và biểu đạt ý nghĩa một cách khái quát. Chúng được chia ra làm nhiều loại khác nhau, bao gồm: danh từ, động từ, chỉ từ, đại từ, số từ,... Trong đó, danh từ, tính từ, động từ là các loại từ phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong câu. Danh từ đóng vai trò chủ ngữ, dùng để xác định đối tượng được nhắc đến trong câu văn. Còn tính từ, động từ lại làm vị ngữ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ.

Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu - mẫu 7

Trong một câu, bao gồm có hai thành phần: thành phần chính và thành phần phụ. Thành phần chính là những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để tạo nên ý nghĩa hoàn chỉnh. Thành phần chính lại chia ra làm hai loại bao gồm chủ ngữ và vị ngữ. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi "ai?", "cái gì?". Còn vị ngữ trả lời cho câu hỏi "Ai làm gì?", "Ai thế nào?". Đối với những thành phần không bắt buộc phải có mặt như trạng ngữ, ta có thể lược bỏ khi cần thiết.

Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu - mẫu 8

Trong hệ thống tiếng Việt bao gồm rất nhiều từ loại như: danh từ, động từ, tính từ, phó từ, số từ, lượng từ,... Mỗi loại đều giữ vai trò và ý nghĩa riêng trong câu. Ví dụ như danh từ luôn đóng vai trò làm chủ ngữ. Trong khi đó, tính từ lại ở vị trí vị ngữ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ đứng trước nó. Có thể nói, từ loại góp phần hình thành nên một câu mang ý nghĩa hoàn chỉnh.

Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu - mẫu 9

Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp, một câu hoàn chỉnh bao gồm: chủ ngữ, trạng ngữ, vị ngữ. Trong đó, chủ ngữ, vị ngữ là thành phần chính trong câu, bắt buộc phải có để tạo nên một câu đầy đủ về mặt ngữ nghĩa. Trạng ngữ đóng vai trò là thành phần phụ, bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính. Trong một câu, có thể có nhiều, chủ ngữ, vị ngữ hoặc trạng ngữ. Ở một số trường hợp, câu bị lược bỏ một số thành phần được gọi là câu rút gọn.

Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu - mẫu 10

Hệ thống từ loại trong tiếng Việt rất phong phú. Trước hết, ba từ loại chính gồm có danh từ, động từ, tính từ. Các từ loại này đóng vai trò làm thành phần chính trong câu. Bên cạnh đó, những từ loại khác như: số từ, lượng từ, phó từ, chỉ từ, quan hệ từ, đại từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ. Mỗi từ loại có một vai trò khác nhau. Người nói, người viết cần sử dụng các từ loại một cách phù hợp.

Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu - mẫu 11

 

Tiếng Việt có hệ thống từ loại rất phong phú và đa dạng. Ba từ loại chính gồm có danh từ, động từ, tính từ. Chúng đóng vai trò làm thành phần chính trong câu. Bên cạnh đó, những từ loại khác như: số từ, lượng từ, phó từ, chỉ từ, quan hệ từ, đại từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ. Mỗi từ loại đều có một chức năng, vai trò khác nhau và góp phần làm phong phú cho ngôn ngữ tiếng Việt. Chúng ta cần sử dụng các từ loại trên một cách đúng đắn, hợp lí.

Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu - mẫu 12

 

Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp, các thành phần câu gồm có chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ. Hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ, bắt buộc phải có trong câu. Trạng ngữ là thành phần phụ, có thể có hoặc không. Chủ ngữ chỉ con người, sự vật được miêu tả, nhận xét. Còn vị ngữ chỉ đặc điểm, tích chất hoặc hoạt động, trạng thái của con người, sự vật. Trạng ngữ sẽ bổ sung về thời gian, nơi chốn, mục đích, phương tiện… cho câu. Ngoài ra còn có một số thành phần phụ khác như bổ ngữ, định ngữ.

Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu - mẫu 13

 

Từ loại là các từ có sự tương đồng về đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa biểu đạt khái quát. Từ được chia làm nhiều loại khác nhau, bao gồm: danh từ, tính từ, động từ, phó từ,... Danh từ là những từ chỉ người, vật, khái niệm. Ở trong câu, danh từ đóng vai trò chủ ngữ, là thành phần chính của câu. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ "là" ở đằng trước. Trong khi đó, tính từ lại giữ đóng vai trò vị ngữ bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc động từ trước đó.

Đánh giá

0

0 đánh giá