Em hãy sưu tầm thông tin về một nguồn lực phát triển kinh tế ở tỉnh hoặc thành phố nơi em sinh sống

3.2 K

Với giải Câu hỏi trang 91 Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế

Câu hỏi trang 91 Địa Lí 10: Em hãy sưu tầm thông tin về một nguồn lực phát triển kinh tế ở tỉnh hoặc thành phố nơi em sinh sống.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…

Trả lời:

Ví dụ: Nguồn lực tự nhiên phát triển kinh tế ở TP. Hà Nội

- Địa hình chủ yếu là đồng bằng => thuận lợi cho quy hoạch, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 1 mùa đông lạnh => đa dạng cơ cấu cây trồng.

- Nước mặt: nhiều hồ, đầm tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái => phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi trồng thủy sản.

- Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, nhiều loài có giá trị kinh tế.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội?

A. Điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất.

B. Phục vụ trực tiếp cuộc sống, phát triển kinh tế.

C. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.

D. Tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho phát triển.

Đáp án: A

Giải thích:

- Nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản) có vai trò: Là cơ sở tự nhiên cho các quá trình sản xuất; Là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất; Các nguồn lợi tự nhiên (sinh vật) phục vụ trực tiếp cho đời sống con người (nhu cầu ăn uống) vừa là nguồn nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp; nguyên liệu đa dạng tạo ra nhiều sản phẩm phong phú.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội (con người) là điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất.

Câu 2. Các nguồn lực nào sau đây tạo thuận lợi (hay khó khăn) trong việc tiếp cận giữa các vùng trong một nước?

A. Đất đai, biển.

B. Lao động.

C. Vị trí địa lí.

D. Khoa học.

Đáp án: C

Giải thích: Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế. Nguồn lực này tạo thuận lợi hay khó khăn trong việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế mỗi quốc gia (hoặc lãnh thổ).

Câu 3. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia nguồn lực thành

A. nguồn lực kinh tế - xã hội, nguồn lực vị trí địa lí.

B. nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế - xã hội.

C. nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vị trí địa lí.

D. nguồn lực trong nước, nguồn lực nước ngoài.

Đáp án: D

Giải thích: Cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành. Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại thành các nguồn lực vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực nội lực (nguồn lực trong nước) và ngoại lực (nguồn lực ngoài nước).

Đánh giá

0

0 đánh giá