Với giải Luyện tập 2 trang 77 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 14: Nam châm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 14: Nam châm
Luyện tập 2 trang 77 KHTN lớp 7: Có hai thanh nam châm giống hệt nhau, ở thanh A có kí hiệu chỉ rõ tên các cực từ, ở thanh B chức có tên các cực từ. Làm thế nào để biết tên các cực từ ở thanh B?
Phương pháp giải:
Khi đặt hai nam châm lại gần nhau, hai cực trùng tên đẩy nhau, hai cực khác tên hút nhau.
Trả lời:
Lần lượt đưa từ cực Bắc của nam châm A lại gần hai từ cực của nam châm B. Thì:
+ Đầu bị nam châm A hút, là cực từ Nam của nam châm B.
+ Đầu bị nam châm A đẩy, là cực từ Bắc của nam châm B.
Lý thuyết Nam châm tác dụng lên vật làm từ các vật liệu khác nhau
1. Nam châm tác dụng lên nam châm
+ Cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau
2. Nam châm tác dụng lên các vật
- Không chỉ hút được các vật làm bằng sắt, thép, nam châm còn hút được vật làm bằng cobalt, nickel, ...
- Sắt, cobalt, nickel, ... được gọi là những vật liệu từ.
- Nam châm hầu như không hút các vật được làm từ đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Thực hành trang 77 KHTN lớp 7: Treo thanh nam châm A vào giá đỡ bằng một đoạn dây mảnh...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: