Em hãy nhận xét về vai trò, vị trí của kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp trong đời sống

7.4 K

Với giải Câu hỏi 2 trang 125 Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Câu hỏi 2 trang 125 Lịch sử 10: Em hãy nhận xét về vai trò, vị trí của kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp trong đời sống của cộng động các dân tộc ở Việt Nam

Phương pháp giải:

Đọc mục II.1 trang 121 SGK.

Trả lời:

- Nông nghiệp và thủ công nghiệp là những ngành nghề kinh tế cơ bản của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc.

- Nông nghiệp trồng lúa vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, hình thức canh tác nông nghiệp cũng có sự đa dạng trong các cộng đồng dân tộc.

- Những cánh đồng ruộng bậc thang tạo điều kiện cho phát triển du lịch.

- Nghề thủ công nghiệp tương đối phát triển, phục vụ đời sống, sản xuất của người dân và trao đổi, mua bán, bảo tồn các giá trị truyền thống của các cộng đồng dân tộc.

- Mỗi dân tộc ở mỗi một vùng đều có những sản phẩm thủ công truyền thống riêng, chủ yếu vào các nghề như gốm sứ, rèn đúc, chạm khắc kim loại, nghề mộc, dệt, thêu, nhuộm, đan lát...

Lý thuyết Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

1. Đời sống vật chất

a. Hoạt động sản xuất

- Do địa bàn cư trú trải rộng trên nhiều địa hình khác nhau, có điều kiện tự nhiên khác biệt nên tập quán sản xuất của các dân tộc không hoàn toàn giống nhau.

- Một số dân tộc canh tác trên ruộng nước (ở vùng đồng bằng hoặc ở các thung lũng), số khác canh tác trên ruộng khô, nương rẫy hoặc kết hợp giữa ruộng nước và nương rẫy (ở miền núi, vùng cao).

- Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Ngoài ra, họ còn sản xuất thủ công nghiệp (dệt vải, đan lát, làm đồ gồm, làm đồ trang sức, làm nghề rèn, làm đồ gỗ,…) và buôn bán, trao đổi hàng hóa. Một số dân tộc có ngành nghề thủ công rất phát triển, tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang bản sắc dân tộc đậm nét.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Nghề làm đồ gốm của người Chăm (Ninh Thuận)

b. Ẩm thực, trang phục và nhà ở

- Ẩm thực:

+ Lương thực chính của các dân tộc là lúa, ngô.

+ Phần đông các dân tộc ăn cơm nấu từ gạo tẻ, gạo nếp kết hợp với các món được chế biến từ các loại thịt (trâu, bò, lợn, gà, vịt,.), cá, ếch, nhái, mắm, rau, măng, củ...

+ Thức uống có rượu cần, rượu trắng cất từ gạo, nếp, ngô, sắn.

+ Một số dân tộc có những món ăn hoặc thức uống đặc trưng, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống.

- Trang phục: mỗi dân tộc có những nét riêng, phản ánh điều kiện sống cũng như tập quán và óc thẩm mĩ của các cộng đồng dân cư.

+ Nữ: váy hoặc quần, yếm, dây lưng, áo dài, áo chui đầu, choàng hoặc cài khuy, khăn, mũ (nón).

+ Nam: quần, khố, xà rông, áo ngắn, áo dài, khăn (một số dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên và Nam Trung Bộ hay đóng khố, cởi trần, khi trời lạnh thì choàng thêm tấm vải)

+ Đồ trang sức: nhẫn, khuyên tai, vòng cổ, vòng đeo tay, vòng đeo chân, dây chuyền làm bằng vàng, bạc, đồng, răng thú,…

+ Ngày nay, ngoài trang phục truyền thống, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng sử dụng trang phục giống như người Kinh.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái

- Nhà ở:

+ Đa dạng về loại hình: nhà sàn, nhà nền đất, nhà nửa sàn nửa đất, nhà trình tường.

+ Vật liệu làm nhà là gỗ, đá, gạch, ngói, tre nứa, tranh, đất sét…

+ Nhà ở của người Kinh, Hoa, Chăm là nhà trệt (làm trên nền đất bằng).

+ Nhà của nhiều dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên, Tây Bắc,… thường là nhà sàn. + Một số dân tộc có những ngôi nhà được xây cất làm nơi sinh hoạt chung cho buôn làng, với nét kiến trúc độc đáo như nhà rông của người Ba-na, Xơ-đăng, Giẻ-Triêng ở Tây Nguyên.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Nhà dài của người Ê-đê

c. Phương tiện đi lại và vận chuyển

- Phương tiện đi lại và vận chuyển truyền thống của đồng bào các dân tộc ở đồng băng và miền núi là voi, ngựa, xe trâu, xe bò, quang gánh, gùi,…

- Ở vùng có nhiều sông ngòi, các dân tộc sử dụng đò, ghe và thuyền.

- Ngày nay, việc sử dụng phương tiện cơ giới (xe đạp, xe gắn máy, ô tô, tàu hoả... ) đã phổ biến trong cộng đồng các dân tộc.

2. Đời sống tinh thần

a. Tín ngưỡng, tôn giáo

- Tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam là tín ngưỡng dân gian (thờ cúng Trời, đất, các vị thần linh, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc, tin thờ các loại ma,…).

- Một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc theo các tôn giáo lớn như Phật giáo (chủ yếu là người Việt, Hoa và Khmer), Công giáo, Tin lành (người Việt, một số dân tộc ở Tây Nguyên và miền núi phía Bắc), Hồi giao (chủ yếu là người Chăm).

b. Phong tục, tập quán, lễ hội

- Phong tục, tập quán

+ Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có phong tục, tập quán gắn liền với đời người như sinh đẻ, cưới hỏi, làm nhà, ma chay hoặc liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

+ Các phong tục, tập quán đã góp phần tạo nên nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc.

- Lễ hội

+ Có một vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của các dân tộc.

+ Là dịp để con người gửi gắm ước mong về một cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, bày tỏ lòng biết ơn sự che chở, phù hộ của thần linh và tổ tiên đối với cộng đồng. Thông qua các hoạt động lễ hội, bản sắc văn hoá của các dân tộc được gìn giữ và truyền thừa qua các thế hệ.

+ Là dịp để các thành viên trong cộng đồng dân tộc gặp gỡ, giao lưu và thắt chặt tình đoàn kết.

+ Lễ hội thường gắn với sản xuất nông nghiệp hoặc gắn với tín ngưỡng, tôn giáo. Vào các dịp lễ hội, người dân thường tiến hành các nghi thức cúng tế thần linh, tổ chức ca hát, nhảy múa, ăn uống và các trò vui chơi giải trí.

- Trong các lĩnh vực khác của đời sống văn hoá tinh thần như âm nhạc, văn học dân ca, các điệu múa, trò chơi dân gian,... mỗi dân tộc đều có những nét đặc sắc, góp phần làm giàu kho tàng văn hoá Việt Nam.

- Một số sinh hoạt văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh là di sản văn hóa thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Lễ hội xuống đồng của dân tộc Tày, Dao

=> Đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam chứa đựng nhiều giá trị văn hóa rất đặc sắc. Những giá trị văn hoá này cần được mỗi công dân chung tay gìn giữ, phát huy và lưu truyền cho các thế hệ tương lai.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 119 Lịch sử 10: Em có nhận xét gì về thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam?...

Câu hỏi 1 trang 120 Lịch sử 10: Em hãy xác định địa bàn phân bố chủ yếu cả các dân tộc theo ngữ hệ trên lược đồ Việt Nam...

Câu hỏi 2 trang 120 Lịch sử 10: Dựa vào hình 19.3 em hãy nêu nhận xét về số lượng các dân tộc theo ngữ hệ...

Câu hỏi trang 123 Lịch sử 10: Trình bày những nội dung cơ bản về đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (hoạt động sản xuất, ẩm thực, trang phục, nhà ở, phương tiện đi lại)...

Câu hỏi 1 trang 125 Lịch sử 10: Điều kiện tự nhiên nơi cư trú ảnh hưởng đến đời sống vật chất của các dân tộc như thế nào?...

Câu hỏi 3 trang 125 Lịch sử 10: Em hãy nêu những nét đặc trưng về trang phục truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam...

Luyện tập 1 trang 126 Lịch sử 10: Trình bày những nét đặc trưng trong đời sống vật chất tinh thần của các dân tộc...

Luyện tập 2 trang 126 Lịch sử 10: Sự đa dạng trong đời sống tin thần của các dân tộc ở Việt Nam thể hiện như thế nào?...

Vận dụng 1 trang 126 Lịch sử 10: Sưu tầm và trình bày về trang phục, phong tục, tập quán của một dân tộc (tự chọn)...

Vận dụng 2 trang 126 Lịch sử 10: Hãy trình bày những hiểu biết của bản thân về các dân tộc cư trú tại địa phương (nếu có) hoặc kể lại một trải nghiệm qua du lịch đến các địa phương có các dân tộc cư trú (ví dụ: học sinh có thể nói về phong tục, tập quán, lễ hội, ẩm thực, ca múa,…)...

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 16: Văn minh Chăm - pa

Bài 17: Văn minh Phù Nam

Bài 18: Văn minh Đại Việt

Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá