TOP 10 Viết một đoạn văn kể lại một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi

1.8 K

Trả lời Câu 4 trang 19 sgk Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Tự đánh giá lớp 7 trang 19, 20 tập 2 hay nhất giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tự đánh giá lớp 7 trang 19, 20 tập 2

Câu 4 trang 19 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) kể lại một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.

Trả lời:

Viết một đoạn văn kể lại một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi - mẫu 1

Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục rất thâm thúy ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị. Câu chuyện kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét của từng người về con voi. Chi tiết em thấy thích nhất là mỗi ông thầy sờ vào một bộ phận để xác định hình dáng con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả. Từ việc chế giễu cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm.

Viết một đoạn văn kể lại một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi - mẫu 2

Trong truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”, em cảm thấy thích nhất chi tiết cuối truyện. Năm thầy ai cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu. Qua chi tiết này, người đọc nhận ra được bài học giá trị. Chúng ta không nên nhìn nhận sự vật, sự việc một cách phiến diện, chủ quan mà cần phải có cái nhìn toàn diện, đa chiều. Thầy bói xem voi quả là một câu chuyện giàu ý nghĩa.

Viết một đoạn văn kể lại một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi - mẫu 3
Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi kể về việc xem voi của năm ông thầy bói. Năm ông thầy bói góp tiền biếu người quản voi để người ta cho xem con voi có hình thù như thế nào. Và khi được sờ vào voi thì các ông tranh nhau mỗi người sờ một bộ phận của con voi. Vì là thầy bói mù, các ông chỉ có thể sờ và cảm nhận mà không thể nhìn thấy con voi dẫn đến việc đưa ra những phán đoán sai về con voi. Mỗi người một ý, không ai chịu ai dẫn đến xảy ra xô xát. Điều này khiến ta nhận ra khi nhận xét đánh giá một việc gì đó ta cần đánh giá một cách tổng thể, khách quan.

Viết một đoạn văn kể lại một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi - mẫu 4

Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi là một trong những truyện dân gian hay. Tác giả dân gian mượn chuyện loài vật để nêu lên bài học sâu sắc đối với con người. Trong truyện em thích nhất chi tiết cuối truyện là thầy nào cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra đánh nhau toác đầu chảy máu. Em thích nhất chi tiết đó là bởi chính sự thiếu hiểu biết và bảo thủ của các thầy dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Chi tiết đó mang lại tiếng cười chua chat, phê phán những con người có cái nhìn phiến diện và bảo thủ.

Viết một đoạn văn kể lại một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi - mẫu 5
Trong truyện Thầy bói xem voi, em thích nhất là chi tiết khi nghe thấy có voi đi qua, các thầy bói liền chung tiền biếu người quản voi để xin xem voi. Người ta sẽ phải đặt ra hoài nghi rằng thầy bói, vốn trên thông thiên văn, dưới tường địa lí, có thể đoán biết mọi sự, thế mà đến con voi cũng phải biếu tiền người khác để sờ xem nó thế nào. Vậy thì hóa ra thầy bói ở đây là thầy bói... rởm! Cũng vì thế mà nhan đề Thầy bói xem voi trở nên có phần giễu cợt, ngụ ý những người tưởng là hiểu biết mà lại chẳng biết điều gì.

Viết một đoạn văn kể lại một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi - mẫu 6

Sau khi đọc xong truyện "Thầy bói xem voi", em ấn tượng nhất với chi tiết năm ông thầy sờ vào năm bộ phận khác nhau của chú voi. Chính vì chỉ xem xét một bộ phận rồi nhanh chóng kết luận theo quan điểm cá nhân nên năm người đã không thể thống nhất ý kiến. Ai nấy đều cho bản thân là đúng, không chịu nhường nhau. Cuối cùng, xảy ra xô xát, đánh mắng qua lại. Qua chi tiết này, tác giả dân gian khéo léo gửi gắm bài học về cách ứng xử và nhìn nhận cuộc sống. Đứng trước bất kì vấn đề nào đó, mỗi người cần xem xét toàn diện, có cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn.
 Viết một đoạn văn kể lại một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi - mẫu 7

Truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" đã mang đến cho em nhiều tiếng cười, đồng thời gửi gắm bài học ý nghĩa thông qua một vài chi tiết tiêu biểu. Trong các chi tiết ấy, em thấy ấn tượng về việc năm thầy ngồi bàn tán hình dáng con voi. Do mỗi người chỉ xem xét một bộ phận, cộng thêm tính tình bảo thủ nên trong quá trình bàn luận, ai cũng thấy ý kiến của mình mới là đúng. Qua đây, người xưa phê phán, chế giễu cách xem xét, nhìn nhận phiến diện. Đồng thời, khuyên nhủ chúng ta phải biết cẩn thận quan sát, soi xét kĩ lưỡng trước khi đánh giá, nhận xét một vấn đề nào đó.

Viết một đoạn văn kể lại một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi - mẫu 8

Trong "Thầy bói xem voi", chi tiết năm ông thầy bói sờ vào những bộ phận khác nhau của voi rồi đưa ra đánh giá đã để lại cho em nhiều suy ngẫm. Việc năm người xem xét hình dáng con vật chỉ bằng cách sờ một phần cơ thể là hoàn toàn phiến diện, sai lầm. Vì thế, trong quá trình bàn luận, thầy nào cũng thấy quan điểm của mình mới là chính xác. Cuối cùng, khi các ý kiến chẳng thể thống nhất thì việc xô xát là không tránh khỏi. Qua đây, người xưa muốn phê phán cách ứng xử, nhìn nhận một mặt, một phía. Mong rằng, từ truyện kể này, chúng ta sẽ biết suy nghĩ, đánh giá toàn diện mọi việc trong cuộc sống.

Viết một đoạn văn kể lại một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi - mẫu 9

Trong truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi", có một chi tiết mà em nhớ mãi. Đó là chi tiết năm ông thầy bói đánh nhau sau khi ngồi bàn tán. Năm thầy đã không thể thống nhất ý kiến, ai cũng khăng khăng khẳng định mình đúng. Vì thế, cuộc thảo luận đi vào bế tắc, chẳng ai nhận sai. Từ đây, em thấy được hậu quả nghiêm trọng của việc nhìn nhận không toàn diện và đề cao cái tôi. Em cũng rút ra bài học sâu sắc mà người xưa gửi gắm, nhắn nhủ. Đó là cách ứng xử, soi xét cẩn thận, kĩ lưỡng mọi thứ trước khi nói lên nhận xét, quan điểm.

Xem thêm lời giải soạn văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 19 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Để tìm hiểu con voi, mỗi ông thầy bói đã làm gì?...

Câu 2 trang 19 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Vì sao năm ông thầy bói nói sai về con voi?...

Câu 3 trang 19 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Theo em, qua việc “xem voi” của các thầy bói, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ điều gì?...

Câu 1 trang 20 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Câu tục ngữ Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt nghĩa là gì?...

Câu 2 trang 20 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền là gì?...

Câu 3 trang 20 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Biện pháp nói quá được sử dụng trong câu tục ngữ nào?...

Câu 4 trang 20 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo?...

Xem thêm các bài soạn văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn

Soạn bài Tự đánh giá lớp 7 trang 19, 20 tập 2

Soạn bài Những cánh buồm

Soạn bài Mây và sóng

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 25, 26 tập 2

Đánh giá

0

0 đánh giá