TOP 20 bài Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một tác phẩm văn xuôi

1.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một tác phẩm văn xuôi Ngữ văn 10 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một tác phẩm văn xuôi

TOP 20 bài Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một tác phẩm văn xuôi (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một trong các tác phẩm văn xuôi đã học trong Ngữ văn 10, tập hai.

Dàn ý Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một tác phẩm văn xuôi

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi: Là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới với sự nghiệp văn học đồ sộ.

- Giới thiệu về tập thơ Quốc âm thi tập và bài thơ Gương báu khuyên răn/: Quốc âm thi tập là tập thơ đặt nền móng cho sự mở đường của thơ chữ Nôm, cảnh ngày hè là một trong những bài thơ hay nhất của tập thơ.

II. Thân bài

1. Sáu câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè

- Hoàn cảnh sống của Nguyễn Trãi trong những ngày về ở ẩn:

     + “Rồi”: Là một từ cổ có nghĩa là rảnh rỗi, nhàn hạ

     + “Ngày trường”: Ngày dài, chỉ khoảnh thời gian rảnh rỗi.

     + Hóng mát: Hoạt động an nhàn, tĩnh tại, thư thái

→ Tâm thế an nhàn, thảnh thơi của tác giả. Nguyễn Trãi một đời bận rộn, tận tâm vì đất nước, đây là những giây phút hiếm hoi của cuộc đời.

- Bức tranh thiên nhiên rực rỡ, sống động.

     + Xuất hiện trong ba câu thơ là những sự vật quen thuộc của của mùa hè: lá hòe, thạch lựu, hoa sen.

→ Sự vật gần gũi, giản dị

     + Cách miêu tả sự vật của tác giả: Màu sắc - màu xanh của hoa hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, trạng thái - đùn đùn, rợp, phun, tiễn, mùi hương: mùi sen cuối hạ.

→ Cách miêu tả tinh tế, sinh động khiến các sự vật hiện lên vừa có màu sắc vừa có trạng thái, vừa có mùi hương

⇒ Các sự vật vốn gần gũi, giản dị nhưng qua cách phối hợp đường nét, màu sắc cùng các động từ mạnh đã vẽ lên một bức tranh căng tràn sự sống

⇒ Thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên của của Nguyễn Trãi.

- Vẻ đẹp bức tranh cuộc sống con người

     + Nguyễn Trãi dùng nhiều từ Hán Việt như ngư phủ, cầm ve, tịch dương kết hợp nhuần nhuyễn với những từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa mộc mạc, bình dị, vừa trang trọng tao nhã.

     + Cuộc sống được cảm nhận bằng âm thanh: Âm thanh từ làng chợ cá, của tiếng ve râm ran mỗi độ hè về

     + Nhà thơ sử dụng hai từ láy tượng thanh “lao xao” – âm thanh của những phiên chợ cá, “dắng dỏi” – diễn tả âm thanh của tiếng ve, kết hợp với nghệ thuật đảo cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh những âm thanh bao trùm làng quê.

→ Cuộc sống sôi động, ồn ão, tràn đầy sức sống và âm thanh.

⇒ Cả thiên nhiên và con người đều hiện lên tràn đầy sức sống

⇒ Tâm hồn lạc quan, yêu đời, tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, tha thiết với cuộc sống quê nhà của nhà thơ Nguyễn Trãi.

2. Hai câu cuối: Tâm sự và ước nguyện của nhà thơ

- “Dẽ” là từ cổ nghĩa là lẽ, lẽ ra

- “Ngu cầm” là cây đàn của vua Nghiêu vua Thuấn. Đây là điển cố quen thuộc của Trung Hoa kể về thời đại Nghiêu Thuấn – những ông vua nhân từ đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Hằng ngày vua Nghiêu Thuấn thường đem đàn ra gảy khúc nam phong ngợi ca cảnh thái bình trên xứ sở này

→ Thể hiện ước muốn có được cây đàn để ca ngợi khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống vui tươi trên quê hương ông.

→ Câu thơ thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc của tác giả khi được sống hòa hợp cùng thôn quê.

- Câu thơ cuối cùng thể hiện rõ ràng, cụ thể ước mơ được thấy cảnh thanh bình, ấm no trên đất nước.

→ Nguyễn Trãi dù sống trong cảnh thanh nhàn nhưng vẫn nặng lòng với dân với nước. Ông ước mơ về cuộc sống no đủ, ấm áp sung túc không chỉ trên quê hương ông mà còn trải khắp đất nước.

3. Nghệ thuật

- Giọng điệu trữ tình, sâu lắng, bút pháp tả sinh động

- Thể thơ sáng tạo thất ngôn xen lục ngôn

- Ngôn ngữ thơ phong phú, đa dạng vừa có lớp từ Hán Việt vừa có lớp từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa trang trọng vừa bình dị

- Sử dụng các điển tích, điển cố

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Mở rộng: Liên hệ với những bài thơ cùng chủ đề như “Quy hứng” của Nguyễn Trung Ngạn, “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một tác phẩm văn xuôi - Mẫu 1

Sương Nguyệt Minh là một nhà văn chiến sĩ, dù đến với văn chương khá muộn song những tác phẩm của ông đều mang tới góc nhìn mới mẻ cho người đọc khi viết về số phận con người. Có ý kiến cho rằng: "Nếu như có thể nếm được, thì các truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh đều có vị ngọt và cay. Đó là vị ngọt của phong cảnh làng quê của trăng nước, tình người, vị cay xót của số phận con người", và "Người ở bến sông Châu" là một câu chuyện như thế.

Ẩn đằng sau bức tranh bình dị về cuộc sống hòa bình của nhân dân ta thời hậu chiến, Sương Ngọc Minh gửi lại đó những trăn trở khắc khoải về số phận những con người. Chiến tranh đã qua đi từ lâu song hệ lụy để lại sẽ còn mãi. Bình yên đất nước cũng không thể khiến lòng người bình yên. Dẫu vậy, con người ta vẫn phải sống, vẫn phải bước tiếp để vượt qua nghịch cảnh.

"Người ở bến sông Châu" kể câu chuyện ngày trở về của Mây - một nữ quân y sĩ dũng cảm. Trước khi ra chiến trường, Mây vẫn còn là một cô thiếu nữ xinh đẹp với nước da hồng hào và mái tóc mềm mượt chảy dài như suối, mẹ Mai bảo: "Ngày xưa dì đẹp nhất làng." Ấy thế mà ngày trở về, mái tóc ấy rụng nhiều, xơ và thưa đi. Mây cũng mất đi một bên chân do mảnh găm của đạn khi che chở cho một thương binh. Có thể thấy, chiến tranh đã cướp đi của Mây những năm tháng tươi đẹp của tuổi trẻ, cướp đi tuổi xuân, cướp đi cả một phần trên cơ thể.Chiến tranh còn khiến cho bao gia đình rơi vào cảnh chia lìa, li tán, tước đoạt mạng sống của những người dân vô tội. Thím Ba vốn không trực tiếp tham gia chiến trường, ấy thế mà vẫn phải bỏ mạng bởi những tàn dư mà của chiến tranh. Thím đun te vướng bom bi rồi mất, để lại thằng Cún còn nhỏ đã mồ côi mẹ, nhờ dì Mây nuôi. Bởi vậy, bom đạn chiến tranh có thể qua đi nhưng nỗi đau ở lại đâu dễ gì bù đắp được.

Không chỉ vậy, chiến tranh còn gây ra bao nỗi đau cho tâm hồn dì Mây. Chiến tranh gây ra bi kịch, gây ra hiểu lầm không đáng có, khiến chú San và gia đình ở quê tưởng Mây đã tử trận. Thế rồi chú San lấy vợ - ngay trong ngày Mây trở về. Và thế là, niềm hạnh phúc trong ngày trở về của dì Mây chẳng tày gang. Tình huống thật trớ trêu khi dì Mây và vợ chồng chú San chỉ cách nhau một hàng dâm bụt. Dù còn rất yêu nhưng Mây kiên định "Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ" và quyết định chúc phúc cho chú San và cô Thanh. Mãi sau này, nhân vật chú Quang - người từng được Mây cứu giúp - xuất hiện và dành tình cảm cho Mây. Ngay cả thế, dì vẫn mang đầy những mặc cảm và tự ti về bản thân để rồi từ chối đón nhận hạnh phúc.

Đau khổ là vậy nhưng con người vẫn phải sống và chiến đấu đến tận cùng. Ở dì Mây sáng ngời tấm lòng vị tha, cao thượng. Cô kiên quyết từ chối lời đề nghị sẽ làm lại từ đầu của chú San, nhận lấy đau khổ thua thiệt về mình, nhường lại hạnh phúc cho người khác. Kể từ ngày đó, Mây dù buồn ngẩn ngơ song vẫn cố gắng vượt qua nghịch cảnh và cố gắng làm điều tốt đẹp cho cuộc sống. Mây "khoác ba lô ra lều cỏ" phụ cha chèo đò, đưa lũ trẻ đi học chẳng lấy tiền. Vợ San khó sinh, "thai ngôi ngược lại tràng hoa quấn cổ". Tình hình nguy cấp, Mây vẫn bản lĩnh cứu người. Ở Mây lấp lánh vẻ đẹp nhân hậu của một người phụ nữ. Đồng thời, cô cũng sở hữu sự bản lĩnh và lòng dũng cảm của một người lính đi ra từ chiến trường. Và trái tim ấy, một lần nữa lại rỉ máu trong tiếng khóc "nghe xót ra, tủi hờn, xen lẫn niềm ao ước, chờ mong và vui buồn lẫn lộn". Thím Ba mất đi, Mây nhận nuôi thằng Cún và quyết định sống một cuộc đời lặng lẽ trong ngôi nhà tình thương dựng ngay trên căn lều cũ.

Cuối truyện, tác giả có nhắc đến một sự thay đổi nhỏ trong tiếng ru của Mây "lúc đầu trầm lắng, nghèn nghẹn, xót xa, sau êm ái, trong sáng, mênh mang, ngân nga sâu lắng thận sâu thẳm con tim". Phải chăng tiếng ru cũng là tiếng lòng. Ban đầu, tiếng ru vẫn chất chứa những nỗi buồn mênh mang về những đau khổ đã qua và về cả những khát khao bất thành trong hiện tại nhưng rồi lại trong sáng lên, mênh mang thêm như ngầm chấp nhận số phận. Dù thế nào, chúng ta vẫn phải sống tiếp.

Thành công nhất của truyện ngắn phải kể đến góc nhìn độc đáo của Sương Nguyệt Minh khi viết về số phận người phụ nữ thời hậu chiến. Nhà văn đã chú ý và khai thác vẻ đẹp phẩm chất ẩn sâu bên trong họ từ những trắc trở, thăng trầm. Tác giả xây dựng được tình huống độc đáo, tạo nút thắt cho câu chuyện, đồng thời để nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách một cách tự nhiên nhất.

Chiến tranh qua đi nhưng nỗi đau thì còn mãi. Dù có đau khổ, người lính vẫn phải sống - sống cao thượng và bao dung. Truyện ngắn "Người ở bến sông Châu" gợi cho ta về tội ác của chiến tranh để ta biết trân trọng sự hi sinh của lớp người đi trước. Đồng thời, nhắc ta biết yêu thương những người xung quanh.

Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một tác phẩm văn xuôi - Mẫu 2

Hồi trống cổ thành thuộc hồi thứ 28 kể lại diễn biến Quan Công gặp lại Trương Phi với nội dung hết sức gay cấn, hấp dẫn. Đoạn trích không chỉ hấp dẫn ở nội dung giàu kịch tính mà còn hấp dẫn bởi những chi tiết giàu ý nghĩa mà trước hết chính là chi tiết hồi trống.

Sau khi ba anh em Lưu – Quan – Trương rời bỏ Tào Tháo và bị Tào Tháo đuổi đánh khiến ba anh em mỗi người một ngả: Lưu Bị chạy về với Viên Thiệu, Trương Phi ở Cổ Thành, còn Quan Công vì phải bảo vệ chị dâu (vợ Lưu Bị) nên phải ở lại chỗ Tào Tháo, nhưng Quan Công chỉ hàng Hán chứ không hàng Tào và đưa ra điều kiện khi nghe tin anh mình là Lưu Bị ở đâu lập tức sẽ đi tìm anh ngay. Quan Công lên đường tìm Lưu Bị và trong quá trình ấy đã gặp lại Trương Phi. Khi hai anh em gặp lại nhau đã có biết bao biến cố xảy ra.

Khi gặp lại Quan Công, ngay lập tức Trương Phi khẳng định Quan Công là kẻ phản bội bởi: Tôi trung không bao giờ thờ hai chủ (Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ). Bởi vậy, khi biết Quan Công ở doanh trại của Tào Tháo, Trương Phi đã có hành động vô cùng quyết liệt, dứt khoát: Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc với mục đích đánh lại Quan Công. Dù nhận được lời khuyên từ hai phu nhân và Tôn Càn, Trương Phi vẫn nhất quyết không tin. Hơn nữa Trương Phi còn thấy một toán quân của Tào, cho đó là Trương Phi đem quân đến để bắt mình. Hai hiểu lầm công gộp với nhau khiến cho mâu thuẫn ngày càng lớn và cần giải quyết. Trương Phi đã lựa chọn hình thức thử thách cho Quan Công, đó là sau ba hồi trống Quan Công phải giết được tướng Tào để chứng minh sự trong sạch của mình. Bởi vậy hồi trống này có nhiều ý nghĩa.

Đối với Trương Phi đây là hồi trống có ý nghĩa thách thức Quan Công, đặt Quan Công vào thử thách buộc phải vượt qua để minh chứng cho sự trong sạch của bản thân. Cũng cần lưu ý số hồi trống mà Trương Phi đưa ra cho Quan Công là ba hồi, tại sao là ba hồi chứ không phải ít hơn hay nhiều hơn. Ta biết rằng, Trương phi là con người hết sức nóng nảy, bởi vậy nếu là năm hồi sẽ quá lâu và Trương Phi không thể kiên nhẫn chờ đợi. Còn nếu là một hồi thì lại quá ít khiến Quan Công bị đặt vào tình thế khó có thể chứng minh. Như vậy, ba hồi là hợp lí nhất, là thời gian vừa đủ để Quan Công minh chứng mình trong sạch, đồng thời ba hồi cũng thể hiện hi vọng, mong muốn của Trương Phi đối với Quan Công.

Còn đối với Quan Công đây là hồi trống minh oan. Khi nhận được yêu cầu của Trương Phi, Quan Công lập tức đồng ý ngay, bởi Quan Công hiểu rất rõ tính cách của Trương Phi, nếu không minh chứng được thì mãi mãi Trương Phi không công nhận sự trong sạch của Quan Công. Quan Công là người tự ra điều kiện để lấy lại lòng tin của Trương Phi, chém đầu Sái Dương, chấp nhận thêm điều kiện về thời gian của Trương Phi, nhanh chóng thực hiện. Sái Dương là tướng giỏi của Tào Tháo. Dưới trướng Tào Tháo, Sái Dương là người duy nhất không phục Quan Công. Tần Kì – một người trong số 6 tướng bị Quan Công giết lại là cháu ngoại của Sái Dương. Khi Tào Tháo không đồng ý cho đi giết Quan Công thì Sái Dương vẫn nhất quyết đi. Bởi vậy lựa chọn giết Sái Dương là lựa chọn đúng đắn nhất. Ngoài ra, để tăng sức thuyết phục với Trương Phi, Quan Công còn bắt một tên lính Tào, kể lại đầu đuôi cho Trương Phi hiểu. Quan Công là người trung nghĩa, tài năng, khôn khéo, bình tĩnh, gỡ được tình thế khó khăn.

Sau những khó khăn, thử thách đó họ đã nhận ra nhau, bởi vậy hồi trống còn mang một ý nghĩa khác là hồi trống đoàn tụ. Sau khi nghe những lời chị dâu kể về vô vàn những khó khăn mà Quan Công phải trải qua để bảo vệ chị dâu bởi vậy Trương Phi đã quỳ xuống và khóc. Hành động đó đã cho thấy nỗi niềm thương anh sâu sắc cũng nhưng sự ân hận khi đã đối xử tệ bạc với anh, đồng thời hành động quỳ xuống cũng như là một lời tạ tội Trương Phi gửi đến Quan Công.

Với chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa, hồi trống không chỉ cho thấy tình cảm sâu nặng mà Trương Phi dành cho Quan công mà còn cho thấy sự bình tĩnh, bản lĩnh tự tin của Quan Công để minh chứng sự trong sạch của mình. Đồng thời chi tiết này cũng cho thấy tài năng nghệ thuật bậc thầy của tác giả.

Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một tác phẩm văn xuôi - Mẫu 3

'Tứ đại danh tác' của Trung Hoa bao gồm 'Tam quốc diễn nghĩa', 'Thủy Hử', 'Tây du kí' và 'Hồng lâu mộng'. Trong số đó, tôi ấn tượng với đoạn trích 'Hồi trống Cổ Thành' trong 'Tam quốc diễn nghĩa'. Đoạn trích này tuy ngắn nhưng đã thể hiện tư tưởng và tài năng của tác giả một cách xuất sắc.

'Tam quốc diễn nghĩa' là bộ tiểu thuyết lịch sử kể về ba tập đoàn phong kiến Trung Hoa. 'Hồi trống Cổ Thành' thuộc hồi thứ 28, nói về cuộc gặp gỡ giữa Quan Công và Trương Phi trước cổng Cổ Thành. Đoạn trích tóm gọn một cách tinh tế nét độc đáo của mỗi nhân vật cũng như tài năng viết của tác giả.

Gặp nhau sau thời gian dài xa cách, Quan Công và Trương Phi, đối diện với hoàn cảnh éo le, đã bộc lộ tính cách và phẩm chất đặc biệt của họ. Trương Phi, tưởng anh em mình đã phản bội, quyết liệt dẫn quân đòi sống chết. Trong khi đó, Quan Công bằng lòng chấp nhận thách thức và kiên quyết bảo vệ danh dự. Cuộc gặp gỡ này làm nổi bật sự kiên trung và tình nghĩa hữu ích của họ giữa thời kỳ loạn lạc.

Trương Phi dẫn quân với niềm tin sai lầm rằng Quan Công đã phản bội. Mặc dù hai chị dâu và Tôn Càn giải thích, Trương Phi vẫn kiên trì, châm ngôn 'Trung thần thà chịu chết, không chịu nhục'. Sự thay đổi trong cách xưng hô cũng phản ánh mâu thuẫn giữa họ. Trong khi Quan Công duy trì mối quan hệ thân thiết, Trương Phi thể hiện sự tức giận và thách thức.

Mâu thuẫn leo thang khi tướng Sái Dương xuất hiện, kích thích cảm xúc của Trương Phi. Nhưng Quan Công thông minh và anh dũng, sử dụng cơ hội để làm rõ tình hình. Cuộc thỏa thuận với Vân Trường đặt ra thách thức chém tướng địch trong ba hồi trống. Quan Công vượt qua thách thức này và giải thích lầm lạc, hóa giải hiểu lầm giữa hai anh em. Trương Phi nhận ra sai lầm và lạy anh mình.

Đồng bộ những hành động và lời nói làm nổi bật tính cách và phẩm chất của Trương Phi và Quan Công. Trương Phi nóng nảy, nhưng trọng nghĩa và sẵn lòng nhận lỗi. Quan Công mềm mỏng, điềm tĩnh, nhưng kiên quyết và dứt khoát. Sự đối lập này làm nổi bật giá trị đạo đức về tình huynh đệ và lòng dũng cảm, mưu trí của họ trong bối cảnh loạn lạc.

Không chỉ thành công ở nội dung, tác phẩm còn ấn tượng ở khía cạnh nghệ thuật. Nhân vật được biểu hiện chủ yếu qua hành động và lời nói, trở thành những hình mẫu tiêu biểu với tính cách đặc trưng. Tình huống truyện xây dựng hấp dẫn, kịch tính, thu hút sự tò mò của độc giả. Bằng ngôn ngữ đơn giản và lối văn biền ngẫu, tác phẩm trở nên dễ hiểu.

Để đạt thành công, tài năng của tác giả không thể phủ nhận. Bằng bút pháp tài hoa, nhà văn tái hiện xã hội Trung Hoa thời Tam quốc. Bộ tiểu thuyết nói chung và đoạn trích 'Hồi trống Cổ Thành' nói riêng phản ánh chân thực biến động lịch sử và chính trị. Kết hợp tài tình yếu tố chính sử và dã sử, phương pháp kể chuyện 'bảy phần thực, ba phần hư' giúp tránh khỏi sự khô khan. Độc giả cảm nhận rõ ý nghĩa, thông điệp của tác phẩm, từ việc phản ánh xã hội đến khát vọng về quốc gia thống nhất và hòa bình. Nhân dân, tình yêu nghĩa, lòng dũng cảm, sự mưu trí đều được thể hiện qua nhân vật Quan Công và Trương Phi. Mọi yếu tố này kết hợp tạo nên một tác phẩm lừng lẫy suốt hàng thế kỉ.

'Hồi trống Cổ Thành' và 'Tam quốc diễn nghĩa' đang giữ sức hút đối với mọi thế hệ độc giả, chứng minh sức ảnh hưởng lâu dài. Giá trị tốt đẹp của tác phẩm vẫn được truyền đồng, được coi là một trong những 'danh tác' nổi tiếng.

TOP 20 bài Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một tác phẩm văn xuôi (ảnh 2)

Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một tác phẩm văn xuôi - Mẫu 4

"Tứ đại danh tác" của Trung Hoa bao gồm "Tam quốc diễn nghĩa", "Thủy Hử", "Tây du kí" và "Hồng lâu mộng". Đây đều là những tác phẩm văn học cổ điển lừng danh của đất nước tỉ dân, mang đến bao giá trị tốt đẹp cho xã hội. Trong số đó, tôi thấy đặc biệt ấn tượng với đoạn trích "Hồi trống Cổ Thành" trong tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa". Đoạn trích tuy ngắn gọn nhưng đã bao hàm được phần nào tư tưởng cũng như tài năng của tác giả khi xưa.

"Tam quốc diễn nghĩa" là bộ tiểu thuyết lịch sử dài 120 hồi. Tác phẩm chủ yếu kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Tào Ngụy, Lưu Thục và Tôn Ngô trong gần 100 năm (184 - 280) của nước Trung Hoa cổ. "Hồi trống Cổ Thành" thuộc hồi thứ 28. Đoạn trích đã diễn tả lại cuộc hội ngộ giữa hai huynh đệ Quan Công và Trương Phi. Nội dung của nó có thể được tóm gọn lại bằng hai câu: "Chém Sái Dương anh em hòa giải/Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên".

Trước hết, có thể thấy hoàn cảnh gặp gỡ của Quan Công và Trương Phi khá đặc biệt. Sau một thời gian phải chia li, mỗi người một ngả, nay nghe được tin về Lưu Bị, Vân Trường lập tức đưa hai chị dâu chạy trốn khỏi doanh trại của Tào. Tình cờ, họ đi qua Cổ Thành - nơi Trương Phi vừa chiếm đóng. Trái ngược với sự mừng rỡ khi đoàn tụ của Quan Công, Trương Phi lại tức giận, một mực mang quân ra đòi chém người anh em "kết nghĩa vườn đào" của mình. Hoàn cảnh bất ngờ và éo le ấy chính là cơ hội để các nhân vật bộc lộ tính cách cũng như những phẩm chất đáng quý của bản thân.

Lí do cho việc Trương Phi dẫn quân đánh Quan Công chính là vì sự hiểu lầm. Phi cho rằng anh mình đã hàng Tào. Mặc kệ lời giải thích của hai chị dâu và Tôn Càn, Phi vẫn một mực buộc tội phản bội, bất nghĩa cho Quan Vũ, cho rằng: "Trung thần thà chịu chết chứ không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ". Đến cả cách xưng hô giữa hai người cũng thay đổi. Trong khi Quan Công vẫn dùng "anh" - "em" thân thiết, hết mực nhẫn nhịn, thanh minh cho bản thân thì Trương Phi lại xưng "mày" - "tao" và không ngừng tấn công về phía anh mình.

Mâu thuẫn được đẩy lên tới đỉnh điểm khi Sái Dương - tên tướng bên Tào xuất hiện. Nó khiến cảm xúc tức giận của Trương Phi bùng nổ, làm hiểu lầm giữa hai anh em thêm sâu sắc. Tuy vậy, bằng sự anh dũng và lí trí của mình, Quan Công đã tận dụng cơ hội này để chứng tỏ sự liêm khiết của bản thân. Hai người giao kèo rằng Vân Trường phải chém tên tướng giặc trong ba hồi trống, nhưng chỉ chưa hết một hồi thì đầu Sái Dương đã nằm trên đất. Với sự giải thích của tên lính bắt được cùng những lời của hai chị dâu, hiểu lầm đã được hóa giải. Lúc đó Trương Phi mới nhận ra mình đã trách sai Quan Vũ, liền quỳ sụp xuống lạy anh.

Qua những hành động và lời nói, độc giả đã thấy được rất rõ tính cách, phẩm chất của các nhân vật. Trương Phi tuy nóng nảy, bộc trực nhưng rất trọng tình nghĩa, sẵn sàng nhận lỗi của mình. Quan Công lại mềm mỏng, điềm tĩnh hơn nhưng cũng vô cùng kiên quyết, dứt khoát. Sự đối lập này không những không khiến người này bị mờ nhạt hơn so với người kia mà còn hỗ trợ, làm nổi bật lẫn nhau. Từ đó, tác giả đã mang đến bao giá trị đạo đức vô cùng tốt đẹp. Đó là tấm lòng kiên trung, tình huynh đệ gắn kết, keo sơn cùng sự mưu trí, dũng cảm của những người anh hùng trong thời loạn lạc.

Không chỉ thành công về mặt nội dung, tác phẩm còn rất xuất sắc ở phương diện nghệ thuật. Các nhân vật được thể hiện chủ yếu qua hành động và lời nói, trở thành kiểu nhân vật điển hình với những tính cách điển hình. Tình huống truyện được xây dựng gay cấn, kịch tính, tạo sức hấp dẫn và thu hút trí tò mò của độc giả. Bằng ngôn ngữ giản dị cùng lối văn biền ngẫu, tác phẩm đã trở nên rất dễ để tiếp nhận.

Để làm nên thành công của tác phẩm, ta không thể không thừa nhận tài năng của tác giả. Bằng ngòi bút tài hoa của mình, nhà văn đã tái hiện lại xã hội Trung Hoa thời Tam quốc. Bộ tiểu thuyết nói chung và đoạn trích "Hồi trống Cổ Thành" nói riêng đã phản ánh rất chân thực những biến động của lịch sử và chính trị giai đoạn đó. Vì là một tác phẩm viết về lịch sử, ta đã thấy sự kết hợp hết sức tài tình giữa yếu tố chính sử và dã sử. Phương pháp kể "bảy phần thực, ba phần hư" đã giúp bộ tiểu thuyết bớt đi những phần khô khan. Qua đó, độc giả cũng cảm nhận được nhiều hơn về ý nghĩa, thông điệp mà tác phẩm mang lại. Không chỉ dùng để phản ánh thực trạng xã hội, ta còn thấy được khát vọng của nhân dân về một quốc gia thống nhất, hòa bình thịnh trị. Ngoài ra, đó còn là quan điểm, cái nhìn, đánh giá về những giá trị đạo đức tốt đẹp như: lòng dũng cảm, sự mưu trí, lòng trung nghĩa,... được thể hiện rất rõ qua hình tượng các nhân vật Quan Công và Trương Phi. Tất cả các yếu tố đó gộp lại đã tạo nên một tác phẩm thành công, vang danh suốt hàng thế kỉ.

Với tầm ảnh hưởng của mình, "Hồi trống Cổ Thành" nói riêng và "Tam quốc diễn nghĩa" nói chung đã và đang tạo sức hút đối với độc giả mọi thế hệ. Giá trị tốt đẹp mà tác phẩm mang lại cho cộng đồng vẫn luôn được lưu giữ, trân trọng đến tận ngày hôm nay. Dễ hiểu khi nó được coi là một trong những "danh tác" nổi tiếng của nhân loại.

Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một tác phẩm văn xuôi - Mẫu 5

Một mùa thu đầy lãng mạn và trữ tình đã trở thành đề tài quen thuộc trong những trang thi ca. Hữu Thỉnh – một cây bút trưởng thành từ quân đội, với những lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng đã mang đến cho độc giả bao cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời. Bằng sự sáng tạo, tâm hồn nhạy cảm trước sự vật, sự tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh Sang thu thật quen thuộc và cũng thật mới lạ.

      Sang thu với chủ đề về thiên nhiên mùa thu kết hợp cùng cảm hứng chủ đạo là những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa. Bên cạnh đó, là những nét độc đáo trong nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ sáng tạo, hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa để làm nổi bật lên chủ thể trữ tình được nói đến trong bài – mùa thu.

     Nếu Xuân Diệu lấy sắc “mơ phai” của lá để báo hiệu thu tới thì Hữu Thỉnh cảm nhận qua “hương ổi”, một mùi hương quen thuộc với miền quê Việt Nam: Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se. Động từ mạnh “phả” mang nghĩa bốc mạnh, tỏa ra thành luồng. Người nghệ sĩ ấy không tả mà chỉ gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

     Dấu hiệu tiếp theo là hình ảnh sương thu khi Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về. Sương thu đã được nhân hóa qua từ láy tượng hình “chùng chình” diễn tả những bước đi rất thơ, rất chầm chậm để mang mùa thu đến với nước nhà. Chữ “se” hiệp vần với “về” tạo nên những nhịp thơ nhẹ nhàng, thơ mộng, gợi cảm như chính cảm giác mà mùa thu mang đến vậy. Khổ thơ đầu được Hữu Thỉnh cảm nhận ở đa giác quan, thể hiện một cách sáng tạo những đặc trưng, dấu hiệu thu đến nơi quê nhà thanh bình.

     Không gian nghệ thuật của bức tranh Sang thu được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai:

Sóng được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây màu hạ

Vắt nửa mình sang thu

     Nước sông màu thu trên miền đất Bắc trong xanh, êm đềm, tràn đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi mãi như đang cố tình chảy chậm lại để được cảm nhận rõ nhất những nét đẹp của thiên nhiên tiết trời khi vào thu. Đối lập với sự “dềnh dàng” ấy là sự “vội vã” của những đàn chim đang bay về phương Nam tránh rét. Những đàn chim ấy khiến ta liên tưởng đến đàn ngỗng trời mà thi sĩ Nguyễn Khuyến đã nhắc đến trong Thu vịnhMột tiếng trên không ngỗng nước nào? Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Tác giả sử dụng động từ “vắt” để miêu tả cho mây. Đám mây như được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động. Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.

     Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa. Đồng thời, những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời cũng được gửi gắm qua những câu từ nhẹ nhàng ấy.

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

     Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ – mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ “vẫn còn, đã vơi dần, bớt bất ngờ” gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cây và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. “Sấm” và “hàng cây đứng tuổi” là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài ” Sang thu”. Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh ‘‘hàng cây đứng tuổi” là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn.

     Sang thu Là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh. Bao cảm xúc dâng đầy trong những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu vẽ nên những cảnh thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang… đầy thi vị

Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một tác phẩm văn xuôi - Mẫu 6

Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn, cũng là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 1930- 19Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm văn chương của Thạch Lam lại thấm đượm những giá trị nhân văn sâu sắc, những câu chuyện của đời sống vô cùng bình dị được nhà văn đưa vào tác phẩm với những điểm nhấn tạo thành những tác phẩm có giá trị, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với bao thế hệ độc giả xưa- nay. Để tìm hiểu về phong cách, tư tưởng của nhà văn Thạch Lam, ta có thể phân tích thông qua truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”.

“Dưới bóng hoàng lan” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lan, cốt truyện nhẹ nhàng, khung cảnh làng quê gần gũi nhưng người đọc vẫn cảm nhận được những cái độc đáo, mới lạ mà nhà văn Thạch Lam mang đến, đó chính là hương vị của con người, của tình người. Những tình cảm ngỡ như đơn sơ, giản dị nhưng lại vô cùng thầm kín, có sức lay động mạnh mẽ đến tâm thức, trái tim của người đọc, người nghe.

Truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng. Truyện ngắn còn là một khung cảnh đơn sơ, giản dị nhưng đầy chất thơ, thấm đượm hương vị của tình người. Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự che chở của người bà. Do đó, với chàng thanh niên ấy mà nói, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.

Từ khi Thanh lên thành phố công tác thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều dừng lại trên bậc cửa”, dù xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê thì ngôi nhà ấy vẫn chẳng có sự đổi thay nào, tựa như tình yêu thương nơi người bà vậy “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Sự tĩnh lặng của căn nhà bỗng gợi lên trong Thanh biết bao tư vị, khiến anh “…trở nên nghẹn họng”.

Chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Vì vậy mà mỗi lần về thăm quê, Thanh không tránh khỏi cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi quê hương mình được sinh ra, được lớn lên “…Khi Thanh từ giã cái bức nóng của phố xã, bước chân vào ngôi nhà mát rượi của bà, gặp lại những gì thương mến sau hai năm xa cách. Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….” Đó là sự nhẹ nhõm của tâm hồn con người luôn yêu quê, hướng về quê hương.

Các trang văn của Thạch Lam luôn vậy, nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại có sức lay động đến bình dị. Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” khiến cho người đọc xúc động khôn nguôi, sự quan tâm dù rất nhỏ bé nhưng lại thể hiện được tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh, luôn quan tâm đến cháu từ những thứ nhỏ nhặt nhất.

Vì vậy mà dù đã khôn lớn, trưởng thành nhưng khi ở bên bà Thanh luôn cảm thấy mình như một đứa nhỏ, được yêu thương, chăm sóc bởi bà: “Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ gầy còng. Tuy vậy, chàng cảm thấy chính bà che chở cho chàng, cũng như những ngày chàng còn nhỏ”. Thế mới nói tình cảm gia đình, mà ở đây là tình bà cháu thật vĩ đại, thiêng liêng, nó làm cho con người ta cảm thấy nhỏ bé, tâm hồn như được trở về tuổi thơ để đón nhận từng cử chỉ, từng quan tâm của những người mà ta yêu quý nhất.

Trở về thăm nhà sau hai năm xa quê, gặp lại bà, được nhận những yêu thương, quan tâm của bà, Thanh có cảm giác như được trở về với tuổi thơ “…tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng”. Sự xa cách của thời gian cũng không thể làm đổi thay những cảnh vật ngôi nhà, càng không tác động được đến thứ tình cảm thiêng liêng, bền vững của tình bà cháu “…Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ”.

Tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi nó trong sáng, lại rất đáng yêu, qua những đoạn đối thoại của Thanh và Nga, lời yêu chưa từng được nói ra nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa trong đó. Sự nhẹ nhàng, tinh tế khi Thanh cài lên mái tóc Nga bông hoa hoàng lan, theo tôi đó chính là khoảnh khắc lãng mạn, tinh tế của đôi lứa. Dù sau đó Thanh vẫn tiếp tục phải lên đường, Nga ở lại, mỗi năm lại tự cài lên mái tóc của mình bông hoa hoàng lan như khi Thanh đang ở bên cạnh. Tình yêu chưa lời ngỏ, chuyện tình chưa đi được đến hồi kết những sự nhẹ nhàng của tình yêu ấy cũng đủ để lay động biết bao tâm hồn.

Người bà quan tâm từng việc nhỏ nhặt nhất của người cháu. Đối với Thanh khi ở bên bà lúc nào cũng có cảm giác được che chở, được quan tâm thì đối với bà, người cháu dù có lớn khôn đến đâu thì với bà lúc nào cũng là một đứa nhỏ cần được yêu thương, chăm sóc: “ …Ở đấy, bà chàng lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng”. Tình yêu thương của bà giản dị nhưng thật thiêng liêng, cao quý biết bao!

Từng cử chỉ, hành động của bà đều khiến ta cảm động, bà luôn ân cần chăm sóc cho Thanh “Bà lại gần săn sóc buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi, gió quạt nhẹ trên mái tóc chàng”. Tuy chỉ được miêu tả qua một câu ngắn ngủi nhưng ta dường như còn cảm nhận được ánh mắt trìu mến, nụ cười ấm áp, hiền từ của người bà. Ánh mắt ấy là cả trời yêu thương, quan tâm đến đứa cháu làm cho Thanh “..cảm động ứa nước mắt”, còn đối với người đọc như được trở về với những kí ức bên người bà, mỉm cười hạnh phúc với những kỉ niệm thân yêu của chính mình.

Truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh. Sở dĩ nó mang lại cho con người biết bao cảm xúc yêu thương, trìu mến bởi nó khơi gợi được thứ tình cảm gắn bó, sâu kín ở mỗi người, đó là tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, tình yêu đầu đời.

Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một tác phẩm văn xuôi - Mẫu 7

Sương Nguyệt Minh, nhà văn chiến sĩ, qua từng tác phẩm mang đến góc nhìn mới về số phận con người. Tác phẩm của ông không chỉ ngọt ngào như phong cảnh làng quê, tình người mà còn chứa đựng vị cay xót của số phận'. 'Người ở bến sông Châu' là một bức tranh đầy xúc cảm về đau thương và tình yêu.

Bên cạnh hình ảnh bình dị về cuộc sống hòa bình thường ngày, Sương Nguyệt Minh lồng ghép những trăn trở về số phận con người sau chiến tranh. Chiến tranh đã qua, nhưng những hậu quả vẫn còn đọng lại, tạo nên những câu chuyện đầy xúc cảm. Câu chuyện về Mây - nữ quân y sĩ mạnh mẽ trở về, đánh thức lòng nhân văn trong người đọc.

Trong 'Người ở bến sông Châu', chúng ta được chứng kiến hình ảnh một Mây trở về với nước mặc dù cơ thể và tâm hồn đã chịu tổn thương nặng. Chiến tranh không chỉ lấy đi vẻ đẹp của tuổi trẻ mà còn tước đi những thứ quý giá nhất trong cuộc sống. Đau thương và mất mát đưa đến những bài học về lòng nhân ái, tình thương và sự kiên cường giữa khó khăn.

Cùng với đó, chiến tranh mang lại nỗi đau tận cùng cho tâm hồn của dì Mây. Bi kịch và hiểu lầm không lường trước đã tạo nên bức tranh đau lòng khi chú San và gia đình tưởng Mây đã khuất xa. Chính trong ngày trở về, niềm hạnh phúc của dì Mây bị chôn vùi. Đau lòng hơn khi chú San, người đã cưới vợ mới trong khi Mây đang trở về. Mặc dù yêu thương vẫn còn đọng, Mây quyết định chúc phúc cho chú San và vợ mới. Tình cảnh trớ trêu lại tiếp tục khi chúng ta nhận ra họ chỉ cách nhau một hàng dâm bụt. Mặc dù đau khổ, Mây vẫn kiên định với quyết định 'Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ' và tự tạo niềm hạnh phúc cho người khác.

Dù gặp đau khổ, con người vẫn phải chiến đấu và sống tiếp. Trong dì Mây, tấm lòng vị tha và cao thượng tỏa sáng. Cô từ chối lời đề nghị làm lại từ đầu của chú San, chấp nhận đau khổ để nhường lại hạnh phúc. Từ ngày đó, Mây, mặc cho nỗi buồn, vẫn cố gắng vượt qua khó khăn và tạo điều tốt đẹp trong cuộc sống. Bằng cách chèo đò phụ cha, đưa lũ trẻ đi học mà không lấy tiền, Mây thể hiện lòng nhân ái và tình thương. Mặt khác, cô mang theo niềm vững vàng và lòng dũng cảm từ những năm chiến tranh. Trái tim của Mây, một lần nữa, rỉ máu trong tiếng khóc 'nghe xót ra, tủi hờn, xen lẫn niềm ao ước, chờ mong và vui buồn lẫn lộn'. Mặc dù thím Ba đã mất, Mây vẫn nhận nuôi thằng Cún và quyết định sống một cuộc đời lặng lẽ trên căn lều nhỏ nhưng đầy ấm áp.

Cuối câu chuyện, tác giả nhấn mạnh sự thay đổi nhỏ trong tiếng ru của Mây 'lúc đầu trầm lắng, nghèn nghẹn, xót xa, sau đó êm ái, trong sáng, mênh mang, ngân nga sâu lắng thận sâu thẳm con tim'. Tiếng ru, có lẽ, cũng là tiếng lòng. Ban đầu, tiếng ru chứa đựng nỗi buồn về quá khứ và những khát khao không đạt được hiện tại. Tuy nhiên, sau cùng, nó trở nên trong sáng hơn, thể hiện sự chấp nhận với số phận. Dù thế nào, cuộc sống vẫn tiếp diễn.

Thành công lớn nhất của truyện ngắn nằm ở góc nhìn độc đáo của Sương Nguyệt Minh về số phận của phụ nữ thời hậu chiến. Ông tận dụng và khai thác những phẩm chất ẩn sâu bên trong họ qua những thăng trầm và thách thức. Ông xây dựng những tình huống độc đáo, tạo nên nút thắt trong câu chuyện, làm cho nhân vật tỏa sáng với tính cách và phẩm chất tự nhiên nhất.

Chiến tranh đã qua, nhưng vết thương trong tâm hồn vẫn còn đọng mãi. Dù đối mặt với đau khổ, người lính vẫn tiếp tục sống - sống cao thượng và lòng bao dung. Truyện ngắn 'Người ở bến sông Châu' là một bức tranh về tội ác của chiến tranh, nhắc nhở chúng ta phải trân trọng sự hi sinh của những người anh hùng. Đồng thời, nó là một lời nhắc nhở để yêu thương và quý trọng những người xung quanh.

Xem thêm các bài giải Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các bài giải Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 105, 106 tập 2

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học

Soạn bài Tự đánh giá lớp 10 trang 113, 114, 115 tập 2

Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2

Đánh giá

0

0 đánh giá