Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau

1.1 K

Trả lời Câu 1 trang 105 sgk Ngữ văn 10 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Thực hành tiếng Việt trang 105, 106 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 105, 106

Câu 1 trang 105 SGK Ngữ Văn 10 tập 2: Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Xác định chủ đề của đoạn văn.

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn.

a) Lúc này, với tình hình như vậy, phải ra sức đổi mới và sáng tạo. Đổi mới một cách căn bản, trong đó có nhiều việc phải nghĩ khác, làm khác cha anh, để tránh những sai lầm đã có, thoát ra khỏi những nguy cơ, giáo điều, cản trở, lạc hậu, để phát triển vượt lên. Làm vậy là trung thành với cha anh, với mong muốn một Việt Nam phát triển, mong “con hơn cha” để nhà có phúc. Đó là sự trung thành với lí tưởng một dân tộc và một đất nước Việt Nam phát triển cường thịnh, một xã hội thật sự tốt đẹp; chứ không phải trung thành theo nghĩa phải nghĩ, phải nói, phải viết, phải làm hệt y như cha anh, dù hoàn cảnh đã khác. (Vũ Ngọc Hoàng).

b) Thế hệ người lớn hôm nay có ý định để lại gì cho lớp trẻ? Thông thường, nhiều người có trách nhiệm và tâm huyết vẫn nghĩa phải phấn đấu để lại cho lớp trẻ một quốc gia phát triển. Đó là mong muốn chính đáng, làm được như thế thì quá tốt. Nhưng làm sao mà để lại được cho lớp trẻ một đất nước phát triển khi mà ta chưa tạo ra được một đất nước như vậy? Ta không thể để lại cái mà ta chưa làm ra được. Có lẽ phải nghĩ cách khác, trước nhất, quan trọng nhất, là để lại cho lớp trẻ sự trưởng thành của chính họ, của cả cách họ suy nghĩ khác ta, để từ đó, những con người mới ấy sẽ tạo ra một đất nước Việt Nam phát triển. Để lại con người mới là để lại tất cả. Con để lại tất cả (nếu có) mà không để lại được con người thì tất cả cũng sẽ không còn. (Vũ Ngọc Hoàng).

c) Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu. Câu thứ nhất gợi ra cái nền phông cảnh bằng nét rộng khoáng đạt, thoáng đãng: “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao”. Chữ xanh ngắt gợi được cái sắc xanh riêng của mùa thu với tất cả vẻ êm ả, mát mẻ và trong xanh của nó. Ba chữ mây từng cao cho thấy tầm nhìn thi sĩ rộng mở cùng với các tầng trời. Nếu nền phông gợi những khoảng xa của hậu cảnh, thì ở gần tầm mắt hơn, hiện ra một tiền cảnh là cần trúc lơ phơ... Tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần. Và, không phải cành trúc, ngọn trúc mà phải là cần trúc. Chữ cần là nét cong mềm mại thật hợp điệu thu. Chữ lơ phơ tả vẻ đẹp lưa thưa mà lay động. Chữ hắt hiu thật là cái hồn của gió thu. Cả lơ phơ và hắt hiu như phụ họa với nhau để thâu tóm cái hồn của gió thu: “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”. Thi sĩ đã dùng cái “động” gần để gợi cái “tĩnh” xa trong bao la của thinh không. Đó là những gợn gió thật mỏng manh, nếu không có một mĩ cảm tinh tế thì khó mà nhận biết. Đó chính là những gợn gió thanh từng làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến đấy chăng? (Chu Văn Sơn)

d) Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ? Bởi vì chúng ta bị xao nhãng, đầu óc ta đang mải mơ màng những việc khác? Đôi khi, lí do này đúng. Nhưng sự thô lỗ thường là dấu hiệu của cảm giác bất an. Đó là cách chúng ta tránh né người khác để họ không nhận thấy cảm giác thật của mình. Làm như vậy có thể hiệu quả nhưng nó chẳng giúp ích cho ai cả. Nó khiến mọi người xa rời nhau thay vì đoàn kết vì một mục đích chung. Chúng ta không bao giờ tìm thấy sự bình yên nếu cứ khăng khăng bảo vệ cải ốc đảo cô đơn của mình. Cố gắng theo đuổi mối liên kết chung với mọi người là con đường bằng phẳng nhất đưa chúng ta đến hoà bình. (Ca-ren Ca-xay)

Trả lời:

a.

- Chủ đề của đoạn văn: Lúc này, với tình hình như vậy, phải ra sức đổi mới và sáng tạo.

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:

+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế “đó”, phép nối, phép liên tưởng.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Phải ra sức đổi mới và sáng tạo; cách đổi mới và sáng tạo hiệu quả nhất.

b.

- Chủ đề của đoạn văn: Thế hệ người lớn hôm nay cần để lại cho lớp trẻ sự trưởng thành của chính họ.

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:

+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế “đó”, phép nối, phép lặp.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Thế hệ người lớn hôm nay cần để lại cho lớp trẻ sự trưởng thành của chính họ.

c.

- Chủ đề của đoạn văn: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:

+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

+ Sử dụng từ ngữ liên kết “và”.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu; Phân tích theo trình tự các câu thơ.

d.

- Chủ đề của đoạn văn: Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ?

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:

+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế, nối, lặp.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ?

Xem thêm các bài giải Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Soạn bài Đừng gây tổn thương

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 105, 106 tập 2

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học

Soạn bài Tự đánh giá lớp 10 trang 113, 114, 115 tập 2

Đánh giá

0

0 đánh giá