Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2↑ | NaOH ra NaAlO2

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑ gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Natri. Mời các bạn đón xem:

Phương trình 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- mẩu nhôm tan dần, có khí thoát ra.

3. Điều kiện phản ứng

- Điều kiện thường.

4. Tính chất hóa học

4.1. Tính chất hóa học của NaOH

NaOH Là một bazơ mạnh nó sẽ làm quỳ tím chuyển màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein thành màu hồng. Một số phản ứng đặc trưng của Natri Hidroxit được liệt kê ngay dưới đây.

a. Phản ứng với axit tạo thành muối + nước:

NaOHdd + HCldd→ NaCldd + H2O

b. Phản ứng với oxit axit: SO2, CO2…

2 NaOH + SO2→ Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2→ NaHSO3

c. Phản ứng với muối tạo bazo mới + muối mới (điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi):

2 NaOH + CuCl2→ 2NaCl + Cu(OH)2↓

d. Tác dụng với kim loại lưỡng tính:

2 NaOH + 2Al + 2H2O→ 2NaAlO2 + 3H2

2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2

e. Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:

NaOH + Al(OH)3 → NaAl(OH)4

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

4.2. Tính chất hóa học của Al

a. Tác dụng với oxi và một số phi kim.

4Al + 3O2→ 2Al2O3

ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững, lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng oxi trong không khí, nước.

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

b.  Nhôm tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)

  • Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4, HNO3đặc, nguội

  • Tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hoặc H2SO4 đậm đặc

Al + 4HNO3→ Al(NO3)3 + NO + 2H2O

Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

c. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.

AI + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag

2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe

d. Tính chất hóa học riêng của nhôm.

Do lớp oxit nhôm bị hòa tan trong kiềm nên nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.

2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2+ 3H2

e. Phản ứng nhiệt nhôm

Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học toả nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao.

Ví dụ nổi bật nhất là phản ứng nhiệt nhôm giữa oxit sắt III và nhôm:

Fe2O3+ 2Al → 2Fe + Al2O3

4.3. Tính chất hóa học của H2O

Nước tác dụng với kim loại

Nước tác dụng được với một số kim loại ở nhiệt độ thường như: Li, Na, K, Ca.. tạo thành bazo và khí H2.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑

2K + 2H2O → 2KOH + H2 ↑

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 ↑

Nước tác dụng với oxit bazo

Nước tác dụng với oxit bazo tạo thành bazo tương ứng. Dung dịc bazo làm quỳ tím hóa xanh.

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

Nước tác dụng với oxit axit

Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.

SO2 + H2O → H2SO3

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

5. Cách thực hiện phản ứng

- Nhỏ 2ml NaOH đặc vào ống nghiệm chứa 1 mẩu nhôm.

6. Bạn có biết

- nhôm có thể tác dụng với dung dịch kiềm và giải phóng hidro.

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: NaOH không phản ứng với chất nào sau đây?

A. Al.   

B. Al2O3.   

C. Al(OH)3.   

D. Fe.

Hướng dẫn giải

Fe không phản ứng với NaOH.

Đáp án D.

Ví dụ 2: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Nhôm là một kim loại lưỡng tính.

B. Al(OH)3 là bazơ lưỡng tính.

C. Nhôm có thể tan trong dung dịch kiềm, giải phóng H2.

D. Al2O3 là oxit trung tính.

Hướng dẫn giải

Nhôm có thể tan trong dung dịch kiềm, giải phóng H2.

Đáp án C.

Ví dụ 3: Cho 0,4g NaOH hòa tan vào nước được dung dịch X. Lượng dung dịch X trên phản ứng vừa đủ với lượng nhôm có số mol là

A. 0,1 mol.   

B. 1 mol.

C. 0,01 mol.   

D. 0,2 mol.

Hướng dẫn giải

2Al  + 2NaOH  + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑ | Cân bằng phương trình hóa học

Đáp án C.

Ví dụ 4: Nhận định nào sau đây sai về tính chất vật lí của nhôm?

A. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn nhiệt tốt.

B. Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim.

C. Nhôm dẫn điện tốt hơn đồng.

D. Nhôm có tính dẻo dễ kéo sợi.

Đáp án C

A đúng vì nhôm là kim loại nhẹ, dẫn nhiệt tốt.

B đúng vì nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim.

C sai vì nhôm có độ dẫn điện bằng 2/3 độ dẫn điện đồng (dẫn điện kém hơn đồng).

D đúng nhôm có tính dẻo dễ kéo sợi

Ví dụ 5: Nhôm không tan trong dung dịch nào sau đây?

A. HCl.

B. H2SO4.

C. NaHSO4.

D. NH3.

Đáp án D

Phương trình phản ứng minh họa

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

2Al + 6NaHSO4 → 3Na2SO4 + Al2(SO4)3 + 3H2

Ví dụ 6: Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeSO4 hiện tượng xảy ra là

A. Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh

B. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ

C. Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh rồi chuyển sang kết tủa màu nâu đỏ.

D. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ rồi chuyển sang kết tủa màu trắng xanh

Đáp án C

Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeSO4 hiện tượng xảy ra là Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh rồi chuyển sang kết tủa màu nâu đỏ.

Phương trình phản ứng hóa học xảy ra

FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4

8. Một số phương trình phản ứng hóa học khác của Natri và hợp chất:

Zn + 2NaOH -to→ Na2ZnO2 + H2

NaOH + NaHS → Na2S + H2O

2NaOH + 2KHS → K2S + Na2S + 2H2O

2NaOH + 2KHSO3 → K2SO3 + Na2SO3 + 2H2O

2NaOH + 2KHCO3 → K2CO3 + Na2CO3 + 2H2O

CH3COONa + NaOH -CaO,to→ CH4↑ + Na2CO3

H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá