TOP 20 Văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa

8.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa Ngữ văn 10 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa

TOP 20 Văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa (ảnh 1)

Đề bài: Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương nơi em sinh sống.

Văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa - Mẫu 1

Chùa Dâu là một ngôi chùa nằm ở ngoại ô Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh – một mảnh đất đậm chất thôn quê và trữ tình. Ngôi chùa được biết đến là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam với nhiều điểm nhấn thú vị thời phong kiến.

Ngôi chùa được xây dựng vào năm 187 đến 226. Đây là nơi tiêu biểu đại diện cho sự giao thoa giữa những nền Phật giáo khác nhau, nó mang theo phong cách của cả Trung Quốc và Ấn Độ. Ngôi chùa gắn liền với những sự tích huyền bí, linh thiêng về Phật mẫu Man Nương.

Kiến trúc của chùa khá độc đáo, dựa theo đặc trưng tiêu biểu của kiến trúc thời Hậu Lê giai đoạn thế kỉ 17-18. Chùa gồm 3 ngôi chính là thượng điện, tiền đường và thiêu hương. Trong chùa có tháp Hòa Phong cao khoảng 17 mét, được xây dựng bằng gạch nung, tạo điểm nhấn độc đáo cho kiến trúc của ngôi chùa.

Hàng năm, tại đây thường tổ chức Lễ hội vào đầu năm, thu hút đông đảo mọi người từ khắp nơi tham gia.

Những lưu ý khi tham quan chùa Dâu:

- Ăn mặc trang trọng, tránh trang phục quá màu mè, hở hang

- Tránh nói to, cười đùa, gây ồn ào ảnh hưởng đến người khác

- Không vứt rác bừa bãi

- Không sờ hay động chạm vào hiện vật của chùa

- Đến cổng chùa thì đi vào cửa phải, đi ra cửa trái, không được đi cửa giữa

- Giữ tâm ý trong sáng và ước nguyện những điều tốt đẹp, hướng thiện

-…

Văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa - Mẫu 2

Lễ hội chùa Hương là một trong các lễ hội ở Việt Nam, được tổ chức tại khu thắng cảnh chùa Hương (hay Hương Sơn) nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Khu thắng cảnh chùa Hương là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Đây là một lễ hội lớn được tổ chức hằng năm, thu hút số lượng đông đảo các Phật tử trên cả nước tham gia hành hương.

Vào tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam với quần thần. Nhà Chúa đã vào động Hương Tích thắp hương vãn cảnh và đề lên vách đá cửa động năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Động Hương Tích đã là nơi linh địa, lại được Nhà Chúa ca ngợi “Nam Thiên Đệ Nhất Động” thì lại càng đắc địa với lòng người. Vì lẽ động Hương Tích thờ Phật Bà Quán Thế Âm, là chỗ dựa tinh thần của lòng dân để cầu bình an và mọi điều tốt lành.

Chùa Hương là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở miền Bắc đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch thu hút rất nhiều phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Thời gian khai hội chùa Hương thường vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch những đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 âm lịch.

Sau đây là một số lưu ý khi tham gia lễ hội:

Thứ nhất, về trang phục, ngôn ngữ, hành vi: Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.

Thứ hai, về đồ lễ: Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…

Thứ ba, về các vật dụng được mang theo và sử dụng đồ cá nhân: mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.

Thứ tư, về ý thức thái độ của khách trong việc bảo vệ các giá trị vật chất của đền: Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …

Thứ năm, về giải quyết sự cố: Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.

Văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa - Mẫu 3

Quý khách đến tham quan, dâng lễ tại chùa Bổ Đà phải thực hiện theo những quy định sau:

I. Những yêu cầu bắt buộc:

1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về việc giữ gìn, bảo vệ di tích. Không khắc tên, viết, vẽ lên các bờ tường, lăng mộ và thân cây. Không được tự ý hái hoa, vặt quả, trèo cây.

2. Trang phục cần gọn gàng, lịch sự. Không mặc quần áo ngắn, váy ngắn khi vào khu di tích.

3. Nghiêm cấm hành vi mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, độc hại vào khu di tích.

4. Không tự ý di chuyển đồ thờ cúng trong di tích.

5. Quý khách cần sắp lễ đầy đủ trước khi dâng lễ lên các ban thờ, không sắp lễ trong không gian thờ cúng.

6. Khi dâng lễ, quý khách cần đặt đúng các ban đã quy định. Sau khi dâng lễ xong, quý khách phải tự hạ lễ và trả lại đồ dùng đúng vị trí ban đầu.

7. Bỏ rác đúng nơi quy định, có ý thức bảo vệ môi trường và cảnh quan của khu di tích.

8. Không được tự ý bày bán, trao đổi hàng hóa trong khu di tích.

II. Những chỉ dẫn:

1. Quý khách đốt hương tại lư hương đặt trước cửa chùa Tự Ân, sau đó mới được mang vào bên trong chùa.

2. Khi công đức, quý khách cần tự tay bỏ tiền vào hòm, nhận phiếu tại bàn ghi công đức.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu quay dựng phim ảnh, video cần đến gặp Ban Quản lí khu di tích để được xác nhận và cho phép.

Ban Quản lí di tích chùa Bổ Đà

TOP 20 Văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa (ảnh 2)

Văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa - Mẫu 4

1.1. Nhà Tù Hỏa Lò ở đâu?

Nhà tù Hỏa Lò được Thực dân Pháp xây dựng vào năm 1896 với tên gọi Maison Centrale, trong tiếng Pháp nghĩa là nhà lao trung ương. Nhà tù là nơi giam giữ những nhà chính trị yêu nước đứng lên chống chính quyền thực dân. Cho đến thời điểm hiện tại, di tích nhà tù Hỏa Lò vẫn còn như nguyên vẹn tại địa chỉ số 1 phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

1.2. Đường đi và phương tiện đi đến nhà tù Hỏa Lò

Từ địa chỉ nhà tù Hỏa Lò Hà Nội, ta có thể tìm đường đi dựa trên Google map hoặc các ứng dụng đặt xe phổ biến khác. Ngoài ra, vì đây là khu vực trung tâm, rất gần hồ, phố đi bộ và nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn nổi tiếng khác tại Hà Nội nên có thể lựa chọn phương tiện giao thông như taxi hoặc đi bộ. Một số tuyến buýt có qua địa điểm này như tuyến 02, 32, 34 và 38. Ngoài ra, đây cũng là địa điểm tham quan góp mặt trong tuyến xe buýt 2 tầng với trải nghiệm thú vị khi tham quan Hà Nội.

1.3. Giới thiệu về nhà ngục Hỏa Lò

Như vừa giới thiệu, nhằm mục đích giam giữ những nhà tù chính trị yêu nước tại cả Trung Kỳ và Bắc Kỳ, ngục Hỏa Lò đã được Thực dân Pháp xây dựng trên nền diện tích lên tới 12.000m2 (ngày nay còn sót lại 2.434m2) chia thành 4 khu A, B, C, D với vô vàn những chiêu trò tra tấn của Thực dân Pháp, cướp đi sinh mạng của rất nhiều chiến sỹ yêu nước. Nhà tù Hỏa Lò bắt đầu được quân giải phóng gỡ bỏ vào năm 1954, từ đó đến năm 1973 đây trở thành nơi giam giữ một số tù binh Mỹ và hoàn toàn được xóa bỏ khi đất nước giải phóng.

1.4. Nhà tù Hỏa Lò giờ mở cửa

Thời gian mở cửa cho du khách tham quan tại nhà tù Hỏa Lò là từ 8h00 đến 17h00 tất cả các ngày trong tuần trừ một số dịp lễ tết hoặc đặc biệt khác.

1.5. Giá vé nhà tù Hỏa Lò

Giá vé nhà tù Hỏa Lò Hà Nội là 30,000 đồng/lượt. Trong đó, giảm 50% cho các đối tượng học sinh, sinh viên, hộ chính sách xã hội, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) và người bị khuyết tật nặng. Đặc biệt, miễn phí hoàn toàn cho thành viên của Hội cựu chiến binh, Ban liên lạc các Nhà tù, Ban liên lạc Kháng chiến, người có công với cách mạng, người khuyết tật đặc biệt nặng và trẻ em dưới 15 tuổi.

1.6. Lịch tham quan nhà tù Hỏa Lò

Khách tham quan có thể đi riêng lẻ hoặc thành từng đoàn. Trường hợp khách đoàn và cần hỗ trợ về đặt trước vé, hướng dẫn viên có thể liên hệ trước với ban quản lý khu di tích theo số điện thoại: 04.39342253 hoặc 04.39342317.

1.7. Các địa điểm ăn uống gần nhà tù Hỏa Lò

Vì gần khu vực trung tâm nên phố Hỏa Lò là thiên đường ẩm thực của các món ăn vặt Hà Nội ngon nức tiếng tại phố cổ. Có thể kể đến như:

Bánh bèo chợ Đổ: 64A Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

Long Đình – món ăn Hồng Kông: 64B Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

Đồ nướng, lẩu cháo: 61 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

Namaste Hanoi- ẩm thực Ấn Độ: 46 Thợ Nhuộm, Quận Hoàn Kiếm

Và những tiệm trà sữa, cafe, bánh kem, đồ uống… đình đám như:

Trà sữa Gong Cha: 56 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm

Paris Gateaux: 75 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm

Antique – Cafe đồ cổ: Tầng 2, 10 Dã Tượng, Quận Hoàn Kiếm

Cộng Caphe: 68 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

1.8. Lưu ý khi tham quan nhà ngục Hỏa Lò

Du khách khi tới tham quan nhà tù Hỏa Lò, cần chú ý các chỉ dẫn về an toàn và phòng tránh cháy nổ, những hành lý kèm theo phải gửi đúng nơi quy định. Đặc biệt, không được tùy tiện sờ và di chuyển các hiện vật. Sẽ có khu riêng ở đài tưởng niệm để khách tham quan thắp hương nên không được tùy tiện sử dụng ở những khu vực cấm.

Văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa - Mẫu 5

Sự kiện lễ hội Đền Hùng là một trong những hoạt động văn hóa hướng về cội nguồn linh thiêng hàng năm. Năm nay, lễ hội đền Hùng sẽ bắt đầu từ ngày... đến ngày với nhiều hoạt động vô cùng ý nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc, tri ân công đức tổ tiên và củng cố sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Để việc tham quan, trẩy hội an toàn và ý nghĩa, du khách hãy cần biết những điều sau đây:

Phương tiện

Từ Hà Nội, du khách có thể di chuyển đến Phú Thọ bằng phương tiện cá nhân, xe khách hoặc tàu hỏa.

Địa điểm tham quan

Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm 4 điểm tham quan chính là Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân, Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ, Bảo tàng Hùng Vương và Đền thờ các vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh. Sau đó, du khách có thể tham quan không gian văn hóa hát Xoan Miếu Lái Lèn (Kim Đức, Việt Trì), đầm Ao Châu, núi Thắm, vườn quốc gia Xuân Sơn...

Dâng lễ

Ngoài 2 loại bánh mang biểu tượng của ngày giỗ Tổ là bánh chưng và bánh dày, du khách cũng có thể dân hương hoa hay lễ mặn (xôi, gà). Một trong những điều quan trọng khi đi lễ chính là sự chân thành chứ không nằm ở lễ vật.

Trang phục

Chú ý lựa chọn trang phục kín đáo, nghiêm trang khi đi lễ và trang phục thoải mái để thuận tiện di chuyển.

Giữ gìn vệ sinh chung

Không hái hoa, bẻ cành, vứt rác bừa bãi ở nơi tâm linh.

Bảo quản đồ cá nhân

Giữ gìn đồ đạc, hành lí, ví tiền, điện thoại cẩn thận để tránh kẻ gian lấy cắp.

Lưu trú

Gần đền Hùng có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ từ cao cấp đến bình dân. Du khách cũng có thể chọn nghỉ ở trung tâm nếu tham quan TP. Việt Trì.

Ẩm thực đặc sản

Việt Trì có khá nhiều quán ăn ngon để thưởng thức một số loại đặc sản Phú Thọ như: Bánh tai, thịt chua, bưởi Đoan Hùng, cá lăng, thịt dê Thanh Sơn, rau sắng, xôi nếp gà gáy...

BQL Khu di tích Đền Hùng

Văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa - Mẫu 6

Đền A Sào được xây dựng tại khu vị trí ven sông Hóa, nay thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vùng đất này nổi tiếng gắn liền với sự thắng lợi của cuộc chiến đánh giặc Nguyên – Mông và huyền tích “Con voi của Trần Hưng Đạo”.

Khu di tích A Sào bao gồm: di tích Đền A Sào, di tích Bến Tượng; di tích Gò Đống Yên được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã cấp bằng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 2011. Ngôi đền này nằm trên vùng đất gắn liền với sự tích Hưng Đạo Đại Vương đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Sau này, nhân dân đã lập đền thờ Trần Hưng Đạo gọi là Đệ nhị sinh từ hay A Sào linh miếu (đền A Sào) để tưởng nhớ công ơn Ngài.

Năm 1951, giặc Pháp đóng đồn ở đền A Sào và phá hủy nhiều đồ thờ cúng trong đền. Chúng dùng xe kéo voi đá từ bến sông về bốt để làm ụ súng và bắn gãy vòi tượng voi đá. Qua nhiều thăng trầm, đền A Sào xưa đã bị phá hủy, chỉ còn là bãi đất hoang và tượng voi đá nằm trên nền đất cũ giữa cánh đồng A Sào. Qua nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu, năm 2005, nhân dân địa phương và các nhà hảo tâm đã quyên góp phục dựng đền mới khang trang như ngày nay.

Sau đây là một số lưu ý khi vào đền:

Thứ nhất, về trang phục, ngôn ngữ, hành vi: Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.

Thứ hai, về đồ lễ: Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…

Thứ ba, về các vật dụng được mang theo và sử dụng đồ cá nhân: mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.

Thứ tư, về ý thức thái độ của khách trong việc bảo vệ các giá trị vật chất của đền: Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …

Thứ năm, về giải quyết sự cố: Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.

Văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa - Mẫu 7

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THAM GIA LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG

Lễ hội chùa Hương là một trong các lễ hội ở Việt Nam, được tổ chức tại khu thắng cảnh chùa Hương (hay Hương Sơn) nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Khu thắng cảnh chùa Hương là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Đây là một lễ hội lớn được tổ chức hằng năm, thu hút số lượng đông đảo các Phật tử trên cả nước tham gia hành hương.

Vào tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam với quần thần. Nhà Chúa đã vào động Hương Tích thắp hương vãn cảnh và đề lên vách đá cửa động năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Động Hương Tích đã là nơi linh địa, lại được Nhà Chúa ca ngợi “Nam Thiên Đệ Nhất Động” thì lại càng đắc địa với lòng người. Vì lẽ động Hương Tích thờ Phật Bà Quán Thế Âm, là chỗ dựa tinh thần của lòng dân để cầu bình an và mọi điều tốt lành.

Chùa Hương là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở miền Bắc đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch thu hút rất nhiều phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Thời gian khai hội chùa Hương thường vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch những đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 âm lịch.

Sau đây là một số lưu ý khi tham gia lễ hội:

Thứ nhất, về trang phục, ngôn ngữ, hành vi: Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.

Thứ hai, về đồ lễ: Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…

Thứ ba, về các vật dụng được mang theo và sử dụng đồ cá nhân: mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.

Thứ tư, về ý thức thái độ của khách trong việc bảo vệ các giá trị vật chất của đền: Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …

Thứ năm, về giải quyết sự cố: Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.

Văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa - Mẫu 8

Quy định khi tham quan di tích chùa Bổ Đà

Khi đến tham quan và dâng lễ tại chùa Bổ Đà, quý khách cần tuân thủ các quy định sau đây:
I. Yêu cầu bắt buộc:
1. Tuân thủ chặt chẽ các quy định về bảo vệ di tích. Cấm việc viết, vẽ, hoặc làm tổn thất cho các kết cấu tường, mộ, hoặc cây cối. Không được phép hái hoa, hái quả hoặc leo lên cây.
2. Trang phục cần phải lịch sự và gọn gàng. Không mặc đồ quá ngắn khi vào di tích.
3. Cấm mang theo vũ khí, chất nổ, hoặc chất dễ cháy vào di tích.
4. Không tự ý di chuyển các vật thờ cúng trong di tích.
5. Chuẩn bị lễ tôn trọng trước khi dâng lễ. Không nên sắp lễ trong không gian thờ cúng.
6. Khi dâng lễ, hãy đặt đồ lên bàn thờ theo cách quy định. Sau khi dâng lễ, hãy tự hạ lễ và đặt đồ trở lại chính xác như ban đầu.
7. Vứt rác vào nơi quy định, và giữ gìn môi trường và cảnh quan di tích.
8. Không được bày bán hoặc trao đổi hàng hóa trong khu di tích.
II. Hướng dẫn:
1. Đốt hương trước cửa chùa Tự Ân, rồi mới mang vào chùa.
2. Khi thực hiện việc công đức, quý khách nên tự tay đặt tiền vào hòm và nhận phiếu công đức.
3. Các tổ chức hoặc cá nhân muốn quay phim hoặc video cần phải xin phép từ Ban Quản lí khu di tích trước khi thực hiện.
Ban Quản lí di tích chùa Bổ Đà

Văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa - Mẫu 9

Hội Lim là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 11 - 14 tháng giêng ở trung tâm thị trấn Lim và những khu vực lân cận quanh Lũng Giang, Lũng Sơn, Nội Duệ, Đình Cả. Đây là một lễ hội lớn, hàng năm thu hút hàng vạn khách tham quan từ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của quê hương Kinh Bắc.

Hội Lim vốn bắt nguồn từ lễ hội hàng Tổng, ra đời từ nhiều thế kỷ trước. Để tưởng nhớ những người có công lao với quê hương, hàng năm dân chúng mở hội, rước đồ tế lễ lên trên đình Lim, chùa Hồng Ân. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, hội Lim dần có sự thay đổi về hình thức, thời gian tổ chức. Sau thống nhất là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 11 - 14 tháng giêng âm lịch, được mở mang với quy mô lớn, đồ cúng, tế ngày càng hoành tráng hơn để thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân dành cho người có công với quê hương.

Du khách thập phương về hội Lim chơi hội ngoài tìm hiểu kỹ các thông tin về thời gian, tiến trình tổ chức, cũng cần chú ý một số lưu ý của Ban tổ chức hội Lim như sau:

Ngày chính của hội Lim là ngày 13/1 âm lịch. Trong ngày sẽ có các nghi thức tế lễ, hát hò và nhiều hoạt động sinh hoạt phong phú khác. Chính ngày này sẽ rất đông đúc nên quý khách tham quan cần chú ý về phương tiện di chuyển, đi lại đảm bảo an toàn nhất.

Khi dâng hương, cúng bái trên đình Lim chỉ nên cúng đồ chay, hương hoa nhẹ nhàng, hạn chế đốt quá nhiều hương khói.

Ở phần hội sẽ có hát quan họ trên sông. Du khách tuyệt đối không được lại gần bờ sông để nghe hát quan họ, vì rất dễ xảy ra tình trạng trượt chân, rơi xuống hồ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chuẩn bị đồ ăn nhẹ, nước uống đầy đủ để có thể tham gia được các hoạt động vui chơi, giải trí của hội Lim.

Ban tổ chức hội Lim

Xem thêm các bài giải Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Soạn bài Thực hành tiếng việt lớp 10 trang 105 Tập 1

Soạn bài Viết Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng

Soạn bài Viết bài luận về bản thân

Soạn bài Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa

Soạn bài Tự đánh giá trang 116

Đánh giá

0

0 đánh giá