Với giải Câu hỏi thảo luận 13 trang 119 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 25: Hô hấp tế bào giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 25: Hô hấp tế bào
Câu hỏi thảo luận 13 trang 119 KHTN lớp 7: Em hãy cho biết cơ sở khoa học của việc bảo quản lương thực, thực phẩm ở nóng độ carbon dioxide cao và nóng độ oxygen thấp.
Trả lời:
Nếu để thực phẩm ở môi trường có nồng độ carbon dioxide cao và nồng độ oxygen thấp thì sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào của thực phẩm, giúp con người bảo quản thực phẩm lâu hơn.
Lý thuyết Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn
4.1. Mối quan hệ giữa hô hấp tế bào và bảo quản lương thực, thực phẩm
- Mối quan hệ giữa hô hấp tế bào và bảo quản lương thực, thực phẩm: Hô hấp tế bào là quá trình phân giải chất hữu cơ, do đó, trong quá trình bảo quản, cần có những biện pháp để giảm cường độ hô hấp, qua đó, giữ được đến mức tối đa số lượng và chất lượng lương thực, thực phẩm.
- Một số biện pháp phổ biến được dùng để bảo quản lương thực, thực phẩm:
a) Bảo quản lạnh
- Cơ sở khoa học: Nhiệt độ bảo quản thấp làm ức chế sự hoạt động của các enzyme xúc tác cho các phản ứng trong hô hấp tế bào → có thể làm chậm quá trình hô hấp của tế bào.
- Loại thực phẩm được áp dụng: thịt, cá, rau, củ, quả,… Tùy theo mỗi loại thực phẩm mà chúng sẽ được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ khác nhau.
- Ví dụ: Bảo quản các loại rau, củ trong ngăn mát tủ lạnh, các loại thịt sống được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh.
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
b) Bảo quản khô
- Cơ sở khoa học: Trong điều kiện thiếu nước, cường độ hô hấp tế bào giảm.
- Loại thực phẩm được áp dụng: chủ yếu là các loại hạt giống (đối với các loại ngũ cốc, độ ẩm tối ưu khoảng 11 – 12%, độ ẩm giới hạn là 14 – 15%). Ngoài ra, có thể dùng để bảo quản 1 số loại thịt, cá,…
- Ví dụ: Bảo quản các loại hạt như lúa, ngô, lạc, vừng,…; làm khô cá;…
Phơi ngô để bảo quản khô
c) Bảo quản trong điều kiện nồng độ carbon dioxide cao
- Cơ sở khoa học: Khi nồng độ carbon dioxide tăng sẽ ức chế quá trình hô hấp, nhờ đó, tăng hiệu quả của quá trình bảo quản.
- Đây là phương pháp hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao nhưng việc xác định nồng độ carbon dioxide thích hợp là điều kiện rất quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản.
- Loại thực phẩm được áp dụng: nhiều loại trái cây.
- Ví dụ: Bảo quản trái cây trong các túi polyethylene kín có nồng độ carbon dioxide cao.
Bảo quản rau củ trong túi polyethylene
d) Bảo quản trong điều kiện nồng độ oxygen thấp
- Cơ sở khoa học: Làm giảm nồng độ oxygen có tác dụng làm giảm hô hấp tế bào, nhờ đó, tăng hiệu quả của quá trình bảo quản.
- Loại thực phẩm được áp dụng: thường áp dụng đối với các loại thịt, cá,…
- Ví dụ: Nhiều loại thực phẩm được bảo quản bằng cách hút chân không.
Bảo quản thực phẩm bằng cách hút chân không
4.2. Mối quan hệ giữa hô hấp tế bào và bảo vệ sức khỏe con người
- Hô hấp tế bào tạo nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể sinh vật → Ở người, cần có những biện pháp nhằm đảm bảo quá trình hô hấp tế bào diễn ra bình thường, góp phần bảo vệ sức khỏe con người.
- Một số biện pháp để bảo vệ sức khỏe dựa vào sự hiểu biết về hô hấp tế bào:
+ Có chế độ lao động hoặc chơi thể thao vừa sức, tránh thiếu hụt oxygen.
Hoạt động thể thao vừa sức
+ Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đủ chất.
Chế độ dinh dưỡng hợp lí
+ Trồng nhiều cây xanh.
Trồng cây xanh
+ Không sử dụng hoặc tiếp xúc với các chất có tác dụng ức chế quá trình hô hấp như nitrogen oxides (NOx), 2,4-Dinitrophenol (DNP), carbon monoxide (CO), cyanide,…
Đốt than sưởi ấm trong phòng kín sinh ra khí CO sẽ gây ngạt khí
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi thảo luận 1 trang 116 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 25.1, em hãy cho biết: ...
Câu hỏi thảo luận 2 trang 116 KHTN lớp 7: Hô hấp tế bào có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật?...
Luyện tập trang 116 KHTN lớp 7: Hãy xác định quá trình chuyển hoá năng lượng trong hô hấp tế bào....
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh
Bài 26 : Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt
Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật
Bài 28: Vai trò của nước và các dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật