Đọc thông tin và kiến thức đã học, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới

5.1 K

Với giải Câu hỏi trang 55 Địa Lí lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới

Câu hỏi trang 55 Địa Lí 10: Đọc thông tin và kiến thức đã học, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới. Lấy ví dụ minh họa.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục “Quy luật địa đới”.

Trả lời:

- Khái niệm: Quy luật địa đới là quy luật về sự thay đổi của các thành phần của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).

- Biểu hiện:

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt đới trên Trái Đất: từ xích đạo về cực có các vòng đai nhiệt như vòng đai nóng, ôn hòa, lạnh và băng tuyết vĩnh cửu.

+ Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất:

Khí áp và gió thường xuyên trên Trái Đất phân bố theo các đai khí áp và các đới gió từ xích đạo về hai cực.

Lượng mưa có sự khác nhau giữa vùng xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực.

+ Các đới khí hậu:

Hình thành do tác động của bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm.

Bức xạ mặt trời và hoàn lưu khí quyển là các yếu tố địa đới tr

ên phạm vi rộng lớn tạo ra các đới khí hậu.

+ Các nhóm đất và kiểu thực vật chính: sự phân bố của đất và thực vật trên lục địa thay đổi từ xích đạo về 2 cực.

- Ý nghĩa thực tiễn: Giúp con người định hướng và có các hoạt động thực tiễn phù hợp với môi trường sống

- Ví dụ minh họa:

+ Trên Trái Đất, từ cực Bắc đến cực Nam có 7 vòng đai nhiệt: vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh và 2 vòng đai băng giá vĩnh cửu.

+ Trên Trái Đất, mỗi bán cầu đều có 7 đới khí hậu.

+ Trên Trái Đất, có 10 nhóm đất và 10 kiểu thảm thực vật.

Lý thuyết Quy luật địa đới

1. Khái niệm

- Là quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).

- Do Trái Đất hình cầu nên góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bề mặt đất giảm độ lớn từ xích đạo về cực đã kéo theo sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên khác.

- Tính địa đới biểu hiện nhiệt rõ nhất ở các vùng đất bằng phẳng, rộng lớn.

2. Biểu hiện của quy luật

- Quy luật địa đới là quy luật phổ biến của vỏ địa lí, được thể hiện qua các yếu tố và thành phần tự nhiên.

Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất:

+ Vành đai nóng. Ví dụ: giữa hai đường đẳng nhiệt năm + 20 °C của bán cầu Bắc và bán cầu Nam, trong khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30°N.

+ Vành đai ôn hòa. Ví dụ: giữa các đường đẳng nhiệt năm + 20 °C và đường đẳng nhiệt + 10 °C tháng nóng nhất của hai bán cầu.

+ Vành đai lạnh. Ví dụ: giữa các đường đẳng nhiệt + 10 °C và 0 °C của tháng nóng nhất, ở vĩ độ cận cực của hai bán cầu.

+ Băng tuyết vĩnh cửu. Ví dụ: Nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°C, bao quanh hai cực.

- Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất

+ Khí áp và gió thường xuyên trên Trái Đất cũng được phân bố theo các đai khí áp và các đới gió từ xích đạo về hai cực.

+ Lượng mưa có sự khác nhau giữa vùng xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực.

- Các đới khí hậu

+ Khí hậu được hình thành do tác động của bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm.

+ Bức xạ mặt trời và hoàn lưu khí quyển là các yếu tố địa đới trên phạm vi rộng lớn nên tạo ra các đới khí hậu.

- Các nhóm đất và các kiểu thực vật chính

+ Sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc nhiều vào khí hậu.

+ Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật.

=> Sự phân bố của đất và thực vật trên lục địa cũng thay đổi từ xích đạo về hai cực.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới - Cánh diều (ảnh 1)

3. Ý nghĩa thực tiễn

Hiểu biết sự phân bố các sự vật, hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất có tính quy luật từ xích đạo về hai cực giúp con người định hướng và có các hoạt động thực tiễn phù hợp với môi trường sống.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá