Giải SGK Địa Lí 10 Bài 16 (Cánh diều): Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số

9.2 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 16 từ đó học tốt môn Địa 10.

Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số

Video giải Địa lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh diều

1. Đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới

Câu hỏi trang 58 Địa Lý 10: Đọc thông tin trong mục 1, hãy trình bày đặc điểm dân số thế giới. Lấy ví dụ minh họa.

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong mục 1 (Đặc điểm dân số).

- Chú ý yếu tố: Quy mô dân số, tốc độ gia tăng dân số.

Trả lời:

Đặc điểm dân số thế giới:

- Quy mô dân số đông và tăng liên tục: đạt khoảng 7795 triệu người (năm 2020), tăng 5259 triệu người so với năm 1950.

- Tốc độ gia tăng dân số có sự khác nhau giữa các giai đoạn:

+ Tăng nhanh nhất vào giữa thế kỉ XX, dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.

+ Hiện nay, tốc độ gia tăng dân số đã có xu hướng giảm, giai đoạn 2015 - 2020 chỉ tăng trung bình 1,1%/năm.

- Quy mô dân số không giống nhau giữa các nhóm nước, quốc gia, khu vực, châu lục.

+ Năm 2020, nhóm nước đang phát triển chiếm 84%, châu Á chiếm 60%, 14 quốc gia đông dân chiếm 64% dân số thế giới.

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có dân số đông nhất thế giới (chiếm 36%).

Câu hỏi trang 58 Địa Lý 10: Quan sát hình 16.1, hãy

- Cho biết thời gian để dân số thế giới tăng từ 1 000 triệu người đến 2 000 triệu người và từ 6 000 triệu người đến 7 000 triệu người.

- Rút ra nhận xét về tình hình phát triển của dân số trên thế giới.

Địa Lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số | Cánh diều (ảnh 1)Phương pháp giải:

Quan sát hình 16.1.

Trả lời:

- Thời gian dân số tăng:

+ Từ 1 000 triệu người lên 2 000 triệu người: 1804 – 1927 (123 năm).

+ Từ 6 000 triệu người lên 7 000 triệu người: 1999 – 2011 (12 năm).

- Nhận xét về tình hình phát triển của dân số thế giới:

+ Quy mô dân số và tốc độ gia tăng dân số thế giới tăng nhanh và tăng liên tục đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX.

+ Thời gian dân số tăng thêm 1 000 triệu người ngày càng rút ngắn từ 123 năm (1804 – 1927) xuống còn 12 năm (1999 – 2011).

2. Gia tăng dân số

Câu hỏi trang 59 Địa Lý 10: Đọc thông tin, hãy

- Cho biết gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học khác nhau như thế nào.

- Giải thích vì sao dân số thế giới tăng hoàn toàn do gia tăng dân số tự nhiên.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 2 (Gia tăng dân số).

Trả lời:

- Sự khác nhau giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học

+ Gia tăng dân số tự nhiên: biểu hiện sự thay đổi dân số do chênh lệch giữa số sinh và số chết. 

+ Gia tăng dân số cơ học: biểu hiện sự biến động dân số do chênh lệch giữa số đến và số đi.

- Dân số thế giới tăng hoàn toàn do gia tăng dân số tự nhiên vì: 

+ Gia tăng tự nhiên phụ thuộc vào tỉ suất sinh và tử, thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào trình độ phát triển của quốc gia, khu vực.

+ Gia tăng dân số cơ học chỉ tác động cục bộ tại quốc gia, khu vực và không ảnh hưởng đến quy mô dân số toàn thế giới.

3. Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số

Câu hỏi trang 59 Địa Lý 10: Đọc thông tin, hãy phân tích một trong các nhân tố tác động đến gia tăng dân số. Lấy ví dụ minh họa.

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong mục 3 (Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số).

- Chọn 1 trong các nhân tố tác động đến gia tăng dân số để phân tích và lấy ví dụ minh họa:

+ Nhân tố tự nhiên sinh học

+ Trình độ phát triển kinh tế

+ Chính sách dân số

Trả lời:

- Tác động của chính sách dân số đến gia tăng dân số:

+ Chính sách dân số tác động tới gia tăng dân số ở mỗi nước trong từng thời kì nhất định.

+ Các nước đang phát triển: nền kinh tế nhiều khó khăn, mức sinh cao, thường áp dụng chính sách giảm dân số.

+ Các nước phát triển: trình độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí cao, người dân không có nhiều nhu cầu sinh sản nên mức sinh thấp => cần các chính sách khuyến khích tăng mức sinh.

- Ví dụ: Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XX vừa trải qua thời kì chiến tranh, kinh tế kiệt quệ, thiếu lao động sản xuất do tỉ lệ tử vong chiến tranh nhiều, nên Nhà nước đưa ra các chính sách khuyến khích sinh sản để cung cấp nguồn lao động cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đến nửa sau thế kỉ XX, tỉ lệ gia tăng tự nhiên quá cao dẫn đến bùng nổ dân số, gây nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế, nên Nhà nước điều chỉnh chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình sinh 2 con để đảm bảo mức cân bằng dân số.

4. Cơ cấu dân số

Câu hỏi trang 60 Địa Lý 10: Đọc thông tin và quan sát hình 16.2, hãy

- Cho biết cơ cấu sinh học bao gồm những loại cơ cấu nào. Phân biệt các loại cơ cấu đó.

- So sánh hình dạng ba kiểu tháp dân số.

Địa Lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số | Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục “Cơ cấu sinh học” và quan sát hình 16.2.

Trả lời:

- Cơ cấu sinh học bao gồm: 

+ Cơ cấu dân số theo giới tính.

+ Cơ cấu dân số theo tuổi.

- Phân biệt giữa cơ cấu dân số theo giới tính và cơ cấu dân số theo tuổi:

+ Cơ cấu dân số theo giới tính: biểu hiện tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc từng giới với tổng số dân.

+ Cơ cấu dân số theo tuổi: biểu hiện những nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

- So sánh hình dạng ba kiểu tháp dân số:

+ Tháp mở rộng: đáy tháp mở rộng, xu hướng thu hẹp dần tới đỉnh tháp.

+ Tháp ổn định: đáy tháp có xu hướng thu hẹp, mở rộng phần thân và đỉnh tháp, ba phần tháp khá cân đối.

+ Tháp thu hẹp: phần đỉnh tháp mở rộng và có xu hướng thu hẹp dần về phần đáy tháp.

Câu hỏi trang 61 Địa Lý 10: Đọc thông tin và quan sát hình 16.3, hãy

- Phân biệt các loại cơ cấu xã hội của dân số.

- So sánh tỉ lệ dân số hoạt động theo khu vực kinh tế của các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Địa Lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số | Cánh diều (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục “Cơ cấu xã hội” và quan sát hình 16.3.

Trả lời:

- Phân biệt các loại cơ cấu xã hội dân số:

Cơ cấu dân số theo lao động:

+ Là tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng số lao động xã hội.

+ Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa: xác định dựa vào tỉ lệ biết chữ và số năm đi học trung bình.

- Tỉ lệ dân số hoạt động theo khu vực kinh tế của các nước phát triển và các nước đang phát triển:

+ Nhóm nước phát triển: tỉ lệ dân số hoạt động trong khu vực 3 cao nhất chiếm 74,1%, đứng thứ hai là khu vực 2 với 22,9%, khu vực 3 chiếm tỉ lệ nhỏ nhất 3%.

+ Nhóm nước đang phát triển: tỉ lệ dân số hoạt động trong khu vực 3 lớn nhất (44,8%), đứng thứ 2 trong cơ cấu và cao hơn các nước phát triển nhiều lần là khu vực 1 (chiếm 32,1%), khu vực 2 chiếm 23,1%.

Luyện tập và Vận dụng (trang 61)

Luyện tập 1 trang 61 Địa Lý 10: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện các loại cơ cấu dân số.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức đã học về các loại cơ cấu dân số, gồm:

- Cơ cấu sinh học:

+ Cơ cấu dân số theo giới.

+ Cơ cấu dân số theo tuổi.

- Cơ cấu xã hội:

+ Cơ cấu dân số theo lao động.

+ Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.

Trả lời:

Sơ đồ các loại cơ cấu dân số

Địa Lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số | Cánh diều (ảnh 4)

Vận dụng 2 trang 61 Địa Lý 10: Hãy tìm hiểu về cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế của nước ta.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin kết quả tổng điều tra dân số năm 2019 của tổng cục thống kê (internet).

Trả lời:

Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 2009 – 2019

(Đơn vị: %)

 

2009

2014

2018

2019

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

53,9

46,3

37,7

35,3

Công nghiệp và xây dựng

20,3

21,4

26,7

29,2

Dịch vụ

25,8

32,3

35,6

35,3

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số

I. Đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới

1. Đặc điểm dân số

- Quy mô dân số đông và vẫn tiếp tục tăng (khoảng 7.795 triệu người - 2020).

- Tốc độ gia tăng dân số có sự khác nhau giữa các giai đoạn:

+ Dân số thế giới tăng nhanh từ giữa thế kỉ XX, đặc biệt là giai đoạn 1965 - 1970 với tốc đôh gia tăng trung bình là 2.1%/ năm.

+ Giia đoạn 2015 - 2020, tốc độ gia tăng dân số chỉ tăng trung bình 1.1%/ năm.

- Quy mô dân số không giống nhau giữa các nhóm nước, các châu lục và các quốc gia.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh diều (ảnh 1)

2. Tình hình phát triển dân số trên thế giới

- Dân số thế giới ngày càng tăng, năm 2020 dân số thế giới là 7795 triệu người.

- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn.

II. Gia tăng dân số

1. Gia tăng dân số tự nhiên

- Gia tăng dân số tự nhiên biểu hiện sự thay đổi dân số do chênh lệch giữa số sinh và số chết.

- Đặc điểm

+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

+ Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm còn sống so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

+ Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh diều (ảnh 1)

- Hiện nay, tỉ số sinh thô giảm nên gia tăng dân số tự nhiên cũng giảm. Năm 2020, tỉ suất sinh thô của thế giới là 18%, tỉ suất tử thô là 7%. Do đó, gia tăng dân số tự nhiên của thế giới là 1.1%.

2. Gia tăng dân số cơ học

- Biểu hiện: Sự biến động dân số do chênh lệch giữa số đến và số đi.

- Đặc điểm

+ Tỉ suất gia tăng dân số cơ học là hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư.

+ Tỉ suất nhập cư là tương quan giữa số người nhập cư đến một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

+ Tỉ suất xuất cư là tương quan giữa số người xuất cư đến một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

+ Gia tăng dân số cơ học thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ.

* Gia tăng dân số thực tế

- Biểu hiện: Sự gia tăng dân số của một lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năn).

- Đặc điểm

+ Được thể hiện bằng tổng của gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học, đơn vị tính là %.

+ Trên quy mô toàn thế giới, gia tăng dân số thực tế chính là gia tăng dân số tự nhiên.

+ Ở các châu lục và quốc gia, gia tăng dân số thực tế phụ thuộc vào cả gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.

III. Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số

- Nhân tố tự nhiên sinh học tác động tới mức sinh và mức tử.

+ Những nước có cơ cấu dân số trẻ có mức sinh và tỉ lệ trẻ em cao.

+ Những nước có cơ cấu dân số già có mức tử và tỉ lệ người già cao.

- Trình độ phát triển kinh tế tác động tới mức sinh và gia tăng dân số. Những nước có trình độ phát triển kinh tế cao có mức sinh thấp và gia tăng dân số thấp.

- Chính sách dân số tác động tới gia tăng dân số ở mỗi nước trong những thời kì nhất định.

+ Các nước đang phát triển thường áp dụng chính sách giảm mức sinh.

+ Các nước phát triển lại áp dụng chính sách tăng mức sinh.

- Các nhân tố khác: Điều kiện tự nhiên, môi trường sống, phong tục tập quán, y tế, giáo dục,... cũng tác động đến gia tăng dân số.

IV. Cơ cấu dân số

- Phản ánh những đặc trưng về cấu trúc của dân số

- Được chia thành hai nhóm chính là cơ cấu sinh học (hay cơ cấu tự nhiên) và cơ cấu xã hội.

1. Cơ cấu sinh học

a. Cơ cấu dân số theo giới tính

- Biểu thị: Tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc giữa từng giới so với tổng số dân.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh diều (ảnh 1)

Cơ cấu dân số theo giới tính (minh họa)

- Đặc điểm

+ Cơ cấu dân số theo giới tính có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của mỗi quốc gia.

+ Cơ cấu dân số theo giới tính biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực.

b. Cơ cấu dân số theo tuổi

- Biểu thị: Là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh diều (ảnh 1)

- Phân loại:

+ Căn cứ vào khoảng cách tuổi, người ta chia cơ cấu là dân số theo tuổi thành hai loại:  Cơ cấu dân số theo tuổi có khoảng cách đều nhau; Cơ cấu dân số theo tuổi có khoảng cách không đều nhau.

+ Căn cứ vào tỉ trọng dân số ở ba nhóm tuổi, có thể xác định được cơ cấu dân số của một quốc gia là cơ cấu dân số trẻ, cơ cấu dân số già hay cơ cấu dân số vàng.

- Đặc điểm:

+ Cơ cấu dân số theo tuổi có ảnh hưởng đến khả năng tham gia lao động, hiệu quả sản xuất, tăng trưởng kinh tế, phát triển giáo dục, y tế,... của mỗi quốc gia.

+ Cơ cấu dân số theo tuổi không giống nhau giữa các nước, châu lục và thay đổi theo thời gian.

+ Tháp dân số thường được sử dụng trong nghiên cứu dân số. Tháp dân số thể hiện dân số theo từng độ tuổi, giới tính, tình hình sinh, tử. Có ba kiểu tháp dân số cơ bản.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh diều (ảnh 1)

2. Cơ cấu xã hội

- Gồm có các loại như:

+ Cơ cấu dân số theo lao động

+ Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá

+ Cơ cấu dân số theo dân tộc

+ Cơ cấu dân số theo tôn giáo,...

a. Cơ cấu dân số theo lao động

- Biểu thị: Là tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng số lao động xã hội.

- Đặc điểm

+ Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

+ Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân => Đây là một nguồn lực quan trọng đối với phát triển kinh tế.

+ Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế là sự phân chia hoạt động kinh tế của dân số theo ba khu vực (khu vực I, II, III)) => Đây là một trong những tiêu chí quan trọng phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh diều (ảnh 1)

b. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá

- Biểu thị: Thường được xác định dựa vào tỉ lệ biết chữ (tỉ lệ phần trăm những người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết) và số năm đi học trung bình (tổng số năm đã đi học của dân số từ 25 tuổi trở lên).

- Đặc điểm:

+ Một trong những thước đo quan trọng phản ánh trình độ dân trí, trình độ học vấn, chất lượng dân số ở mỗi quốc gia.

+ Trình độ văn hoá của dân cư đã được cải thiện đáng kể.

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới

Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hoá

Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Bài 19: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Đánh giá

0

0 đánh giá